Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp

Hồng Thủy - Thứ Hai, 07/10/2024 , 08:37 (GMT+7)

Thuộc nhóm những chính sách hay của tỉnh Chungcheongbuk để duy trì vị trí tỉnh dẫn đầu tăng trưởng của Hàn Quốc là duy trì tăng dân số, đãi ngộ tốt người lao động.

Tỷ lệ sinh con thấp, dân số giảm và già hóa là những vấn đề có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của địa phương.

Tại đối thoại hữu nghị TP.HCM lần 2 năm 2024 (FD 2024) có nhiều nội dung chia sẻ hay của các địa phương trên thế giới kết nghĩa với thành phố. Trong đó có bài chia sẻ hay về chính sách hỗ trợ phụ nữ sinh con, nhằm duy trì lực lượng lao động của tỉnh Chungcheongbuk của Hàn Quốc, địa phương thiết lập quan hệ kết nghĩa với TP.HCM từ tháng 12/2023.

Giảm giờ lao động còn một nửa

Ông Kim Young-Hwan, Thống đốc tỉnh Chungcheongbuk, cho biết, Chungcheongbuk là một tỉnh nhỏ của Hàn Quốc, không có bờ biển, dân số chỉ hơn 2 triệu người. Tuy nhiên, đây là một trong những địa phương dẫn đầu về chuyển đổi và phát triển công nghiệp, là trung tâm kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc. Trong năm 2023, Chungcheongbuk đã thu hút được trên 39.000 tỷ won đầu tư mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,9%/năm. Nếu không tính đảo du lịch Jeju, thì Chungcheongbuk là địa phương có tỉ lệ việc làm cao nhất trong số tất cả đô thị ở Hàn Quốc. Năm 2021, nền kinh tế Hàn Quốc gặp khó khăn nghiêm trọng do đại dịch Covid-19, nhưng kinh tế của tỉnh này vẫn tăng trưởng 6,9%, đứng đầu 17 địa phương ở Hàn Quốc.

Trong thời đại các ngành công nghiệp nặng và hóa chất thúc đẩy nền kinh tế đất nước tăng trưởng cao, Chungcheongbuk đã vượt qua nhiều khu vực khác bằng cách thu hút đầu tư vào các lĩnh vực tiên tiến (vi mạch bán dẫn, pin mặt trời, công nghệ sinh học, công nghiệp mỹ phẩm), với tổng trị giá 52 nghìn tỷ won, vươn lên trở thành trung tâm của các ngành công nghiệp tiên tiến ở Hàn Quốc.

Ông Kim Young-Hwan, Tỉnh trưởng tỉnh Chungcheongbuk, Hàn Quốc, chia sẻ về những chính sách hay của tỉnh để duy trì vị trí dẫn đầu cả nước về tăng trưởng nhiểu năm qua. Ảnh: HT.

Mặc dù đang phát triển, nhưng Chungcheongk đang phải đối mặt với tình trạng tỉ lệ sinh con của địa phương này nói riêng và cả Hàn Quốc đang giảm mạnh. Nguồn lao động thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng tăng trưởng thấp kéo dài. Ông Kim Young Hwan cho rằng, sự suy giảm dân số ở khu vực nông thôn dẫn đến khủng hoảng kinh tế do thiếu lao động, và sẽ ảnh hưởng các doanh nghiệp ở địa phương. Vì vậy, các chính sách về tăng dân số được tỉnh Chungcheongbuk xây dựng để vượt qua cuộc khủng hoảng mang tầm quốc gia.

Để giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, đồng thời cung cấp việc làm, tạo cơ hội cho lao động dôi dư ở thành thị, Chungcheongbuk đưa ra sáng kiến “Nông dân đô thị Chungbuk” cho phép người lao động làm việc 4 giờ/ngày (không phải 8 giờ/ngày như trước), với mức lương 60.000 won/ngày (tương đương khoảng 1 triệu đồng). Sáng kiến này giúp kết nối các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương, doanh nghiệp đang thiếu lao động giải quyết được vấn đề nhân lực, tạo cơ hội việc làm cho lao động dôi dư.

Hàn Quốc hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng trong nhiều lĩnh vực do tỷ lệ sinh thấp và tình trạng già hóa dân số. Vì thế, Chungcheongbuk đang quảng bá “Chương trình sinh viên quốc tế K-International”, nhằm thu hút 10.000 sinh viên nước ngoài. Chương trình sẽ giúp sinh viên có cơ hội việc làm ổn định bằng cách kết nối với chương trình nông dân và công nhân đô thị. Đến tháng 4/2024, Chungcheongbuk đã có 5.353 sinh viên nước ngoài, tăng 31% so với năm trước. Trong tương lai, Chungcheongbuk mong muốn thu hút sinh viên từ các ngành cơ bản đến nâng cao, sau khi tốt nghiệp đến làm việc tại các công ty địa phương. Những sinh viên này sẽ trở thành thành viên không thể thiếu của cộng đồng, đóng vai trò thúc đẩy phát triển của Chungcheongbuk và Hàn Quốc.

Ngoài ra, để giải quyết bài toán lao động ở nông thôn, Chungcheongbuk đưa người không có việc làm ở thành thị về làm việc trong các nông trại. Chính quyền sẽ tài trợ 40% lương, còn 60% do nông trại chi trả.

Nhiều chính sách khuyến khích sinh đẻ

Cũng theo ông Kim Young Hwan, tỉnh Chungcheongbuk đã thực hiện một loạt biện pháp mang tính đột phá, như: Trợ cấp sinh con và chăm sóc trẻ em Chungbuk cấp cao nhất quốc gia; Trợ cấp phụ nữ mang thai theo sắc lệnh danh dự của phụ nữ và hỗ trợ đông lạnh tinh trùng.

Ngoài ra, Chungcheongbuk còn là địa phương đầu tiên của Hàn Quốc thực hiện chương trình “Hỗ trợ lãi vay chi phí hôn nhân”, với lãi suất 5%/năm cho các cặp vợ chồng mới cưới vay 10 triệu won. Đồng thời, mở rộng hệ thống hoàn trả chi phí y tế cho các gia đình có nhiều con (2 hoặc nhiều hơn), và tiên phong trong nhiều chương trình: Chăm sóc và hỗ trợ sau sinh, Hỗ trợ chi phí đi lại cho phụ nữ mang thai, Gói du lịch giáo dục thai kỳ, Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho gia đình đang mang thai và sau sinh; Hỗ trợ các gia đình có 5 đứa trẻ trở lên với mức trợ cấp 1 triệu won/1 năm/1 trẻ vị thành niên.

Theo Tỉnh trưởng Chungcheongbuk Kim Young-Hwan, TP.HCM cần khai thác tốt các lợi thế về con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng việc hợp tác đào tạo, chuyển giao công nghệ với các đối tác của tỉnh Chungcheongbuk.  Ảnh: HT.

Chungcheongbuk tiên phong thực hiện chính sách Hệ thống chi phí y tế trả sau, hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương bằng cách cung cấp các khoản vay để thanh toán hóa đơn bệnh viện, cho phép họ trả nợ sau, tạo ra chu kỳ phúc lợi tích cực. Ban đầu nhắm vào nhóm dân cư dễ bị tổn thương, như người từ 65 tuổi trở lên, những người nhận hỗ trợ xã hội; đã hỗ trợ cho 14 bệnh gồm ung thư, bệnh phụ khoa, bệnh cột sống; mở rộng điều kiện để tất cả gia đình có 2 con trở lên đều được hưởng chính sách…

Trước thực trạng số trẻ sơ sinh đang giảm nhanh tại Hàn Quốc, thì Chungcheongbuk là khu vực duy nhất gia tăng số lượng sinh. Theo số liệu năm 2023 của Cục Thống kê Hàn Quốc, Chungcheongbuk có 7.580 ca sinh (nhiều hơn 128 ca so với năm 2022, tương đương tăng 1,7%), đánh dấu mức tăng duy nhất tại Hàn Quốc. Lý do Chungcheongbuk có vị trí dẫn đầu về tỉ lệ sinh, theo ông Kim là do các chính sách sáng tạo và thân thiện với gia đình như trợ cấp sinh con và chăm sóc trẻ em với trị giá 10 triệu won; hỗ trợ cho quy trình đông lạnh trứng trên toàn quốc…

Hồng Thủy
Tin khác
Cây trồng áp dụng công nghệ sinh học giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu
Cây trồng áp dụng công nghệ sinh học giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu

Việt Nam nên tiếp tục có đánh giá tổng thể về hành lang pháp lý, cũng như các giống mới xuất hiện để có một cách tiếp cận mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại.

Tajikistan khuyến khích nông dân thanh toán nước tưới tiêu trên nền tảng số
Tajikistan khuyến khích nông dân thanh toán nước tưới tiêu trên nền tảng số

Nông dân Tajikistan đã có thể thanh toán chi phí dịch vụ tưới tiêu trực tuyến, thay thế cho hình thức thanh toán tiền mặt vốn đã lỗi thời và kém hiệu quả.

Giới khoa học muốn thay đổi hàng trăm danh pháp thực vật mang tính nhạy cảm
Giới khoa học muốn thay đổi hàng trăm danh pháp thực vật mang tính nhạy cảm

Lần đầu tiên, các nhà thực vật học đang cân nhắc việc loại bỏ hoàn toàn những tên loài thực vật mang tính xúc phạm các cộng đồng người dân bản địa.

Thụy Điển trồng rau để bán ngay trong siêu thị
Thụy Điển trồng rau để bán ngay trong siêu thị

Một công ty Thụy Điển đang xây dựng các trang trại thẳng đứng trồng rau xanh và trái cây bên trong các siêu thị như một giải pháp thân thiện với môi trường.

Zimbabwe giết thịt 200 con voi để cứu đói
Zimbabwe giết thịt 200 con voi để cứu đói

Zimbabwe có kế hoạch giết thịt 200 con voi để cung cấp lương thực cho các cộng đồng đang đối mặt với nạn đói sau đợt hạn hán tồi tệ nhất 40 năm qua.

Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán
Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán

Một nhóm các nhà lập pháp Hungary và đại diện của các tổ chức phi chính phủ đã ngồi họp trên một bãi cát dưới lòng sông nhằm cảnh báo về tình trạng hạn hán.

Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm
Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm

Sau một mùa hè nắng nóng kỷ lục, Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.

Người dân Amazon thiếu nước uống do mực nước sông giảm mạnh
Người dân Amazon thiếu nước uống do mực nước sông giảm mạnh

Mực nước trên các con sông chảy qua rừng nhiệt đới Amazon đã giảm mạnh sau đợt hạn hán kỷ lục, đặt ra những thách thức lớn đối với người dân sống ven sông.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Vương quốc Bỉ
Chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Vương quốc Bỉ

Bỉ là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, đã ứng dụng thành công nhiều công nghệ số tiên tiến, đem lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất và quản lý nông nghiệp.

Nắng nóng kỷ lục không thể ngăn nông dân Nhật Bản ra đồng
Nắng nóng kỷ lục không thể ngăn nông dân Nhật Bản ra đồng

Nắng nóng kỷ lục trong mùa hè năm nay ở Nhật Bản không thể ngăn cản nông dân Yasuyuki Kurosawa, 77 tuổi, và con trai ra đồng làm việc.

Độc đáo những ruộng lúa trên mặt hồ của nông dân Trung Quốc
Độc đáo những ruộng lúa trên mặt hồ của nông dân Trung Quốc

Ngày nay, với việc ứng dụng khoa kỹ thuật công nghệ đỉnh cao, canh tác lúa không chỉ trên những đồng đất truyền thống. Nông dân Trung Quốc đã thành công trong việc trồng lúa trên mặt nước ao cá, cho năng suất đạt hơn 7,5 tấn/ha.