Hành trình ‘lột xác’ trang trại của một nông dân Trung Quốc

Văn Việt - Thứ Ba, 12/03/2024 , 18:30 (GMT+7)

Khi mới tốt nghiệp 6 năm trước và trở về quê hương lập nghiệp, He Yangyang nhận thức rõ rằng công nghệ là chìa khóa đưa nông nghiệp địa phương lên tầm cao mới.

He Yangyang đang thử nghiệm một chiếc máy nông nghiệp trên cánh đồng ở quê hương thuộc quận Tùng Giang, ngoại ô thành phố Thượng Hải. Ảnh: Shanghai Daily.

Với tiếng gầm rú của động cơ lúc bình minh, đội máy bay không người lái (UAV) bắt đầu cất cánh, lượn vòng uyển chuyển trên bầu trời rồi phun thuốc tỉ mỉ trên những cánh đồng xanh tốt bên dưới.

Ngày nay, các cánh đồng nông nghiệp của Trung Quốc đang trở nên sống động hơn bao giờ hết với sự phát triển của công nghệ, khi các "trang trại thông minh" đã định nghĩa lại khung cảnh đồng quê bình dị.

Chuyển từ lao động chân tay sang đổi mới công nghệ, từ người làm công thành người lãnh đạo, đông đảo thanh niên Trung Quốc đang lựa chọn cống hiến sức lực cho ngành nông nghiệp. Trong số đó có Hà Dương Dương (He Yangyang), một nhà khởi nghiệp ngoài 30 tuổi.

Anh đã chọn trở về quê hương của mình ở quận Tùng Giang, ngoại ô Thượng Hải và hiện là chủ tịch Hợp tác xã Nông nghiệp Tushibao. Tên hợp tác xã nói lên quyết tâm của Hà: Đất là châu báu. 

Thông qua việc áp dụng các công nghệ và phương pháp canh tác kỹ thuật số, hiện đại hóa, anh đã “lột xác” trang trại truyền thống của mình, thổi “sức sống mới” vào nền nông nghiệp truyền thống tại địa phương.

“Trang trại thông minh mang đến một tương lai mới cho nông thôn và số hóa nông nghiệp đại diện cho một mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt”, anh nói. “Tôi hy vọng có thể thu hút cả người trẻ và nhân tài công nghệ đến với nền nông nghiệp hiện đại, từ đó giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn”.

Trên đồng lúa của Hà, những tiếng vo ve của cánh quạt báo hiệu những chiếc UAV chuẩn bị cất cánh. Giống như nhạc trưởng đã được luyện tập kỹ càng cho nhiệm vụ chỉ huy dàn nhạc, chúng lướt trên các cánh đồng theo lộ trình được lập trình sẵn, lượng phân bón, thuốc trừ sâu được rải đồng đều tới từng miligram, giúp cắt giảm đáng kể chi phí lao động.

Những người nông dân, từng bị ràng buộc với lao động chân tay, giờ đây trở thành chuyên gia của trường phái nông nghiệp mới, nơi công nghệ và kỹ năng được kết hợp nhuẫn nhuyễn.

“Tôi chọn trở về quê lương để khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp vào năm 2018. Đối mặt với tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, ý tưởng thành lập đội UAV canh tác nông nghiệp đã nảy sinh”, Hà chia sẻ.

Những bước đi chập chững đầu tiên đó đã giúp anh xây dựng nên một trang trại thông minh như ngày nay.

Tinh thần tuổi trẻ, dám nghĩ dám làm đã thúc đẩy Hà dấn thân. Từ các buổi huấn luyện đến thử nghiệm thực địa và cuối cùng là ứng dụng vào thực tế, UAV đã đạt được thành công đáng kể.

“Ban đầu, đa số nông dân cảm thấy hoài nghi. Nhưng khi những người áp dụng đầu tiên bắt đầu thấy được các lợi ích hữu hình, ngày càng nhiều nông dân địa phương nhân ra những lợi thế mà công nghệ mang lại cho nông nghiệp, dẫn đến việc sử dụng UAV ngày càng trở nên phổ biến”, Hà giải thích.

Hợp tác xã nông nghiệp Tushibao hợp tác với sinh viên Đại học Giang Tô để phát triển nông nghiệp kỹ thuật số. Ảnh: Shanghai Daily.

Nó khiến cho việc trồng trọt và thu hoạch ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Hơn 160 nông dân địa phương đã được đào tạo thành phi công điều khiển UAV và được Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc cấp giấy phép.

Năm 2022, dưới sự hướng dẫn của Cơ quan Giám sát Thị trường Thành phố Thượng Hải, hợp tác xã của Hà đã hoàn thành dự án thí điểm về “Ứng dụng UAV trong Nông nghiệp Hiện đại”, thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật cho hoạt động của UAV trong trồng lúa, như liều lượng thuốc trừ sâu và phân bón, từ đó nhân rộng mô hình ra khắp Thượng Hải.

UAV đưa chất dinh dưỡng đến mọi ngõ ngách trên cánh đồng, trong khi dữ liệu về cây trồng được đưa lên điện toán đám mây, đánh dấu bước nhảy vọt vào kỷ nguyên tự động hóa và công nghệ lập bản đồ độ chính xác cao.

“Khi tìm hiểu sâu hơn về nông nghiệp, tôi nhận ra sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ vào toàn bộ chuỗi giá trị, từ làm đất, trồng trọt đến quản lý và thu hoạch. Điều này đã khởi đầu cho tôi bước vào lĩnh vực số hóa nông nghiệp”, Hà kể.

Máy móc nông nghiệp không người lái, không có cabin và vô lăng, là khởi đầu của một kỷ nguyên mới. Bí mật nằm ở việc triển khai mạng nông nghiệp 5G, kết hợp với định vị có độ chính xác cao, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để chuyển từ phương pháp điều khiển từ xa và thủ công truyền thống sang hệ thống “điều khiển số” tự động phức tạp.

Trong nỗ lực đoàn kết nông dân, Hà đã mạo hiểm vượt ra khỏi những cánh đồng để đi sâu vào tiếp thị, xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm.

“Chúng tôi đang xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh loại gạo chất lượng cao của mình”, anh nói.

Năm 2021, Hà thành lập tập đoàn sản xuất và kinh doanh "Gạo Tùng Giang" để tháo gỡ tình thế tiến thoái lưỡng nan của nông dân khi bán lúa mà không có kênh thị trường. Anh cũng phát triển rượu Tushibao, bột cám gạo sinh thái Tushibao và các sản phẩm khác.

“Tất cả đều đã được tung ra thị trường, nâng cao giá trị gia tăng cho gạo của chúng tôi và do đó đa dạng hóa và tăng cường nguồn thu nhập cho nông dân hợp tác xã”, anh giải thích.

Diện tích canh tác của hợp tác xã do Hà dẫn dắt đã mở rộng từ 13 lên 95ha, tuân thủ việc kết hợp giữa canh tác xanh và sinh thái thuần túy, sử dụng phân bón và chế phẩm trừ sâu sinh học thay vì hóa chất.

Hà Dương Dương lạc quan về tương lai của trang trại thông minh và kêu gọi thế hệ trẻ đóng cho cuộc cách mạng này.

“Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ hóa, hiện đại, dù thông qua thu thập dữ liệu, sửa đổi máy móc hay phát triển nền tảng kỹ thuật số, đều đòi hỏi sự tham gia của giới trẻ, gieo mầm tương lai vào những mảnh đất nông nghiệp màu mỡ”, anh nhấn mạnh.

Văn Việt (Theo Shanghai Daily)
Tin khác
Biểu tượng thờ cúng của người Việt qua góc nhìn học giả Pháp
Biểu tượng thờ cúng của người Việt qua góc nhìn học giả Pháp

Biểu tượng thờ cúng của người Việt rất đa dạng và ẩn chứa nhiều ý nghĩa tâm linh, được học giả Pháp Gustave Dumoutier biên soạn thành cuốn sách công phu.

Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh
Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh

Thành hoàng làng Đông La ở Thanh Miện, Hải Dương trở thành biểu tượng văn hóa và lịch sử trong diễn ca ‘Ngọc phả thành hoàng’ của nhà thơ Nguyễn Ngọc Thu.

Phục hồi sông Tô Lịch cần tầm nhìn tổng thể và dài hạn
Phục hồi sông Tô Lịch cần tầm nhìn tổng thể và dài hạn1

Sông Tô Lịch, một trong những dòng sông lịch sử của Hà Nội, đã trải qua nhiều năm ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Việc phục hồi sông Tô Lịch đòi hỏi một tầm nhìn tổng thể và dài hạn, kết hợp các giải pháp kỹ thuật và quản lý hiệu quả.

Lê Ký Thương khép lại cuộc đời tài hoa
Lê Ký Thương khép lại cuộc đời tài hoa

Lê Ký Thương, họa sĩ kiêm thi sĩ nổi tiếng, sau một thời gian đau ốm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 9h50’ ngày 14/2 tại TP.HCM, hưởng thọ 80 tuổi.

Thịt lợn quay đòn Đường Lâm: Nâng giá trị nhờ đạt chuẩn an toàn thực phẩm
Thịt lợn quay đòn Đường Lâm: Nâng giá trị nhờ đạt chuẩn an toàn thực phẩm

Món thịt lợn quay đòn được chế biến theo tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm, qua đó góp phần bảo tồn di sản ẩm thực của làng cổ Đường Lâm.

Phan Thị Vàng Anh kể chuyện cuộc đời lắm nỗi trớ trêu
Phan Thị Vàng Anh kể chuyện cuộc đời lắm nỗi trớ trêu

Phan Thị Vàng Anh sau nhiều năm vắng bóng trên văn đàn, đã tái ngộ công chúng bằng tập truyện ngắn có cái tên lắt léo ‘Chuyện nhà Tí (và chuyện nhiều nhà khác)’.

Có một Đồng Giao trên đất Hà Tĩnh
Có một Đồng Giao trên đất Hà Tĩnh

Từ thủ phủ Tam Điệp (Ninh Bình), tiếp đó là Thanh Hóa, Gia Lai, Sơn La…, giờ đây DOVECO đang viết tiếp câu chuyện về một Đồng Giao trên đất Hà Tĩnh. 

Nhà thơ Phạm Trung Tín góp bao trải nghiệm thành câu vô thường
Nhà thơ Phạm Trung Tín góp bao trải nghiệm thành câu vô thường

Nhà thơ Phạm Trung Tín đánh dấu hành trình bước vào tuổi thất thập cổ lai hy bằng cuốn sách 'Con chữ tấm lòng' ghi lại những kỷ niệm đường văn và bạn văn.

Ký ức biệt động Sài Gòn trong câu chuyện kết nối thế hệ
Ký ức biệt động Sài Gòn trong câu chuyện kết nối thế hệ

Ký ức biệt động Sài Gòn từng được đưa lên màn ảnh, bây giờ lại tái hiện trong truyện dài ‘Nụ hôn dưới vòm cây’ của tác giả Nguyễn Khắc Cường.

Hai lần suýt chết vì… mê sâm Lai Châu
Hai lần suýt chết vì… mê sâm Lai Châu

Đã có lúc khó khăn, mất tiền bạc, thậm chí suýt mất mạng, TS Phạm Quang Tuyến từng nghĩ đến việc từ bỏ sâm Lai Châu, nhưng rồi lại kiên trì theo đuổi…

Châu Thành không chỉ một địa danh phổ biến miền Tây Nam bộ
Châu Thành không chỉ một địa danh phổ biến miền Tây Nam bộ

Châu Thành được đặt tên cho vùng đất nằm cạnh tỉnh lỵ, áp dụng hầu hết miền Tây Nam bộ, như một thói quen ngày xưa, như một kỷ niệm hôm nay.

Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?
Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?

Để đạt được mục tiêu này, theo Chủ tịch ABCC Itamar Rocha, ngành tôm Brazil cần đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu, nâng cao năng lực chế biến…