Hạt gạo làng ta và màu lúa trong thi ca Việt

Tuy Hòa - Thứ Ba, 12/12/2023 , 14:07 (GMT+7)

‘Hạt gạo làng ta’ là một tiết mục được chọn làm điểm nhấn cho chương trình khai mạc Festival Quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 diễn ra tối nay 12/12.

Con đường lúa gạo được tái hiện bên kênh Xà No của thành phố Vị Thanh.

Con đường lúa gạo được tái hiện bên kênh Xà No của thành phố Vị Thanh.

“Hạt gạo làng ta” là một trong những bài thơ làm nên tên tuổi thần đồng Trần Đăng Khoa. Từ “góc sân và khoảng trời” ở làng Trực Trì (xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Hương) cậu bé Trần Đăng Khoa 11 tuổi đã viết bài thơ “Hạt gạo làng ta” vào năm 1969.

Bài thơ “Hạt gạo làng ta” có lời đề từ “Kính tặng chú Xuân Diệu”, được công chúng yêu thích vì phản ánh được vẻ đẹp đời sống nông thôn những năm gian khó. Giá trị hạt gạo lấp lánh trong từng dòng thơ 4 chữ hồn nhiên: “Hạt gạo làng ta/ Có vị phù sa/ Của sông Kinh Thầy/ Có hương sen thơm/ Trong hồ nước đầy/ Có lời mẹ hát/ Ngọt bùi đắng cay... Hạt gạo làng ta/ Có bão tháng bảy/ Có mưa tháng ba/ Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy...

Hạt gạo làng ta/ Những năm bom Mỹ/ Trút trên mái nhà/ Những năm cây súng/ Theo người đi xa/ Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng/ Bát cơm mùa gặt/ Thơm hào giao thông...Hạt gạo làng ta/ Có công các bạn/ Sớm nào chống hạn/ Vục mẻ miệng gàu/ Trưa nào bắt sâu/ Lúa cao rát mặt/ Chiều nào gánh phân/ Quang trành quết đấtHạt gạo làng ta/ Gửi ra tiền tuyến/ Gửi về phương xa/ Em vui em hát/ Hạt vàng làng ta”.

“Hạt gạo làng ta” càng phổ cập rộng rãi vào cộng đồng, khi bài thơ của Trần Đăng Khoa được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc vào năm 1971.

Nhạc sĩ Trần Viết Bính sinh năm 1934 tại Thái Bình. Từ năm 1981, ông chuyển vào sinh sống tại Đồng Nai. Ca khúc “Hạt gạo làng ta” là một trong những tác phẩm của nhạc sĩ Trần Viết Bính được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2017.

'Hạt vàng làng ta'.

"Hạt vàng làng ta".

Một ca khúc thiếu nhi khác, cũng nổi tiếng không kém “Hạt gạo làng ta” là ca khúc ‘Em đi giữa biển vàng” do nhạc sĩ Bùi Đình Thảo (1931-1997) phổ từ bài thơ “Mùa lúa chín” của nhà thơ Nguyễn Khoa Đăng.

Bài thơ “Mùa lúa chín” ra đời năm 1973, khi nhà thơ Nguyễn Khoa Đăng đang dạy học ở Vũ Thư, Thái Bình. Năm 1975, bài thơ “Mùa lúa chín” được âm nhạc chắp cánh thành ca khúc “Em đi giữa biển vàng” chinh phục nhiều thế hệ công chúng: “Em đi giữa biển vàng/ Nghe mênh mang trên đồng lúa hát/ Hương lúa chín thoảng bay/ Làm lung lay hàng cột điện/ Làm xao động cả rặng cây

Em đi giữa biển vàng/ Nghe mênh mang trên đồng lúa hát/ Bông lúa trĩu trong lòng tay/ Như đựng đầy gió mưa nắng/ Như mang nặng giọt mồ hôi của bao người nuôi lớn lúa, lúa ơi”Hai bài thơ “Hạt gạo làng ta” và “Mùa lúa chín” quen thuộc với đám đông nhờ được phổ nhạc, nhưng bài thơ đầu tiên viết trực diện về lúa gạo Việt Nam phải kể đến “Thăm lúa” của nhà thơ Trần Hữu Thung (1923-1999).

Bài thơ “Thăm lúa” được nhà thơ Trần Hữu Thung viết năm 1950: “Mặt trời càng lên tỏ/ Bông lúa chín thêm vàng/ Sương treo đầu ngọn gió/ Sương lại càng long lanh.

Bay vút tận trời xanh/ Chiền chiện cao cùng hót/ Tiếng chim nghe thánh thót/ Văng vẳng khắp cánh đồng/ Đứng chống cuốc em trông/ Em thấy lòng khấp khởi/ Bởi vì em nhớ lại/ Một buổi sớm mai rìAnh tình nguyện ra đi/ Chiền chiện cao cùng hót/ Lúa cũng vừa sẫm hột/ Em tiễn anh lên đường Chiếc xắc mây anh mang/ Em nách mo cơm nếp/ Lúa níu anh trật dép/ Anh cúi sửa vội vàng/ Vượt cánh đồng tắt ngangĐến bờ ni anh bảo/ “Ruộng mình quên cày xáo/ Nên lúa chín không đều/ Nhớ lấy để mùa sau/ Nhà cố làm cho tốt”...

Nông thôn nói chung và lúa gạo nói riêng, đã trở thành một đề tài tạo nhiều cảm hứng trong thi ca Việt. Màu lúa chan chứa trong “Mắt người Sơn Tây” của nhà thơ Quang Dũng (1921-1988) có sức lưu luyến kỳ lạ: “Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn/ Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng/ Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc/ Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng”.

Màu xanh ruộng lúa mang lại màu xanh an lành cho cuộc sống.

Màu xanh ruộng lúa mang lại màu xanh an lành cho cuộc sống.

Hình ảnh đồng lúa cũng xuất hiện trong bài thơ “Tinh mơ” của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (1947-2019) khá quyến rũ: “Như có ai gọi tôi từ chân đê ngoài đồng vắng/ Hay cây sáo xanh presvin đã thổi báo xuân về/ Tôi chạy dọc bờ đê chân trần mơn man sóng/ Sóng nước sông quê và sóng lúa đồng quê”.

Tương tự, trong bài thơ “Những cánh đồng” của nhà thơ Đỗ Thị Tấc lại cho thấy hình ảnh lúa gạo gắn bó con người ở Lai Châu: “Con sinh ra trên cánh đồng mùa đông/ Đất nứt xé đôi gốc rạ/ Đất nứt như gót chân ông bà/ Đất nứt như tiếng nấc...Trâu thở ra khói/ Người nói ra sương/ Ơi con quý con thương/ Cha cho con lửa ấm/ Mẹ cho con sữa thơm/ Ông bà cho con dao để đầu giường/ Cha dắt con ra cánh đồng mùa hạMẹ gieo thóc giống/ Dâng niềm hy vọng lên trời/ Những hạt thóc như mỏ gà trống/ Gõ vào bình minh/ Vào núi/ Vào mây/ Vào lòng mẹ”.

Tuy Hòa
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?

Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'
Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'1

Một người dạy tiếng Việt ở Mỹ, giáo sư Andrea Hoa Pham cho rằng, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không cũng không ngăn được thực tế ấy.

Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano
Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano

Bộ phim đã khiến tôi tò mò và tôi đã tìm hiểu rộng hơn lịch sử đất nước và tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, nhân dân ta trong kháng chiến.