Hiện tượng cháy lá sầu riêng gia tăng và khuyến cáo phòng trị

Minh Đảm - Thứ Năm, 28/03/2024 , 09:00 (GMT+7)

TIỀN GIANG Ngành chức năng và nhà khoa học đã vào cuộc tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh cháy lá sầu riêng đang có xu hướng gia tăng.

Cháy lá sầu riêng trầm trọng hơn các năm

Thời gian qua, nhiều nông dân trồng sầu riêng ở ĐBSCL than thở cây bị hiện tượng cháy lá trầm trọng hơn các năm trước.

Tại tỉnh Tiền Giang, ông Huỳnh Tấn Lộc, Giám đốc HTX Sầu riêng Ngũ Hiệp tại xã cù lao Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) cho hay, nhiều vườn sầu riêng của bà con thành viên bị hiện tượng cháy lá. Riêng 1ha sầu riêng của vườn nhà ông bị hiện tượng cháy lá đến gần 70%. Khi vườn cây bị cháy lá thì cây đổ lá già thay lá non. Cây không chết nhưng mất quang hợp dẫn đến giảm năng suất của những cây đang mang trái do phải hái bỏ trái non.

“Năm nay nhiệt độ nóng quá, so với năm rồi thì bị cháy lá nhiều hơn. Vườn của tôi bị từ 60 - 70%, những lá già bị rụng xuống, khi bón phân tưới nước thì cây lại ra lá mới, cây không chết nhưng giảm năng suất, năm ngoái vườn tôi thu 20 tấn thì năm nay giảm còn chỉ 13 - 14 tấn”, ông Lộc thông tin.

Năm nay, hiện tượng cháy lá sầu riêng xuất hiện nhiều hơn. Ảnh: Minh Đảm.

Cũng theo ông Lộc, hỏi thăm bạn bè các nơi cho thấy năm nay hầu như vùng trồng sầu riêng nào cũng có hiện tượng cháy lá chứ không chỉ riêng địa bàn Cai Lậy. Đến huyện lân cận như Cái Bè, thị xã Cai Lậy hay ở tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre đều xuất hiện hiện tượng này.

Tại huyện Cái Bè, theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, cháy lá là hiện tượng xuất hiện khá phổ biến trong các vườn trồng sầu riêng. Hiện tượng cháy lá sầu riêng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm năng suất và phẩm chất của trái sầu riêng.

Theo ông Phan Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Bè, qua thống kê sơ bộ, ước có khoảng 20 - 30% diện tích sầu riêng trên địa bàn huyện xuất hiện hiện tượng cháy lá. Hiện địa phương đang tập trung quyết liệt hướng dẫn người dân chăm sóc vườn sầu riêng.

“Những cây sầu riêng tơ, chưa cho trái thì không bị cháy lá. Tuy nhiên, những cây đang mang trái thì bị cháy lá nhiều. Trong quá trình xử lý nghịch vụ, nhà vườn cắt nước để sầu riêng ra hoa. Sau đó, nhà vườn mở mũ đậy gốc sầu riêng, đây là giai đoạn thiếu nước, cộng với nắng nóng gay gắt dẫn đến lá sầu riêng bị cháy và rụng. Từ đó, trái sầu riêng không lớn được, thậm chí trái rụng hoặc cây mang trái rồi chết. Hiện nay, tình trạng sầu riêng cháy lá trên địa bàn huyện đang có dấu hiệu chững lại”, ông Phan Thanh Sơn thông tin thêm.

Ông Phan Thanh Sơn (trái), Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cùng với ngành chức năng địa phương khảo sát bệnh cháy lá sầu riêng. Ảnh: Minh Đảm.

Theo ghi nhận của Sở NN-PTNT Tiền Giang, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 5.597ha sầu riêng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng cháy lá, chiếm 25,7% diện tích sầu riêng toàn tỉnh. Trong đó, huyện Cai Lậy bị nhiều nhất với diện tích 3.162ha, kế đến là huyện Cái Bè với 1.860ha, thị xã Cai Lậy là 340ha và huyện Châu Thành là 235ha. Tỷ lệ cháy lá dưới 30% chiếm đa số với diện tích 5.125ha. Cháy là từ 30 - 40% là 472ha, chiếm 8,4% tổng diện tích bị ảnh hưởng.

Còn tại Bến Tre, vùng trồng sầu riêng của tỉnh chủ yếu tại huyện Châu Thành và Chợ Lách với diện tích khoảng 2.700ha. Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bến Tre cho hay: “Bệnh cháy lá cũng có xảy ra ở địa phương nhưng mức độ thấp. Nhiều ngày qua nắng nóng nên một số vườn bị thiếu nước, đất bị xì phèn nên xảy ra hiện tượng này. Bệnh xảy ra ở tất cả các giống chứ không riêng một giống nào cả. Ngành cũng đã có khuyến cáo bà con phòng ngừa”.

3 nhóm nguyên nhân 

Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang, đơn vị ghi nhận hiện tượng cháy lá sầu riêng tại tỉnh là do nhiều nguyên nhân gây ra.

Thứ nhất, cháy lá do sinh lý, vườn suy kiệt sau thu hoạch kết hợp ảnh hưởng thời tiết. Cây sầu riêng suy yếu do nhà vườn sử dụng các hóa chất xử lý ra hoa thời gian dài. Do giá sầu riêng cao, nhà vườn nôn nóng xử lý ra hoa khi cây chưa đủ các cơi đọt cần thiết nên cây suy yếu. Bên cạnh đó, cây mang quá nhiều trái, không cung cấp đủ nước, không trữ nước trong mương vườn theo khuyến cáo, pH đất thấp (pH < 5). Nhà vườn chăm sóc kém, không bón đầy đủ phân hữu cơ, bón quá nhiều phân vô cơ để tăng năng suất.

Ngoài ra, hiện tượng cháy lá còn do kết hợp với ảnh hưởng thời tiết bất lợi như nắng nóng. Năm nay, nhiệt độ trung bình các tháng đầu năm là 27,6 độ C, cao hơn từ 0,7 - 1,3 độ C so với cùng kỳ năm ngoái và ẩm độ trong vườn thấp… nên dẫn đến hiện tượng cháy lá. Hiện tượng cháy lá này là do sinh lý của cây, khi sức khỏe yếu sau thu hoạch kết hợp với nắng nóng, nhiệt độ cao, cây không đủ ẩm độ thì cháy lá sẽ xuất hiện. Tổng diện tích nhiễm cháy lá do nguyên nhân này là 4.058ha, chiếm 72,5% tổng diện tích bị cháy lá.

Cần tưới đủ nước cho cây sầu riêng vào mùa khô để tránh bị cháy lá. Ảnh: Minh Đảm.

Thứ hai, cây nhiễm nấm bệnh, do nấm thán thư Colletotrichum gloeosporioides, Phomopsis sp gây ra, diện tích nhiễm 190ha, chiếm 3,4% tổng diện tích bị cháy lá.

Thứ ba, kết hợp cả hai nguyên nhân trên. Vườn bị cháy lá do nhiễm nấm bệnh, kết hợp với vườn suy kiệt và ảnh hưởng thời tiết nắng nóng, diện tích nhiễm 1.349ha, chiếm 24,1% tổng diện tích bị cháy lá.

Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết: Trước sự xuất hiện của hiện tượng cháy lá trên sầu riêng, Sở đã phối hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam tổ chức hội thảo “Biện pháp quản lý bệnh cháy lá trên sầu riêng” và “Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng trong điều kiện hạn, mặn” ngày 20/2/2024 tại huyện Cai Lậy.

Song song đó, tổ chức 36 cuộc tập huấn tại các xã trọng điểm trồng sầu riêng với trên 1.080 nông dân tham dự. Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh cũng đã có cảnh báo, khuyến cáo các giải pháp quản lý hiện tượng cháy lá sầu riêng đến người dân, đặc biệt trong mùa khô thông qua các bản tin thời tiết nông vụ.

“Thông qua công tác hội thảo, tập huấn, tuyên truyền, nông dân đã tích cực chăm sóc vườn sầu riêng. Đến nay, hiện tượng cháy lá trên cây sầu riêng tại Tiền Giang đã cơ bản được kiểm soát, hạn chế gia tăng thêm diện tích nhiễm mới, hiện tượng cháy lá được quản lý tốt trên diện tích đã nhiễm. Các diện tích đã nhiễm cháy lá trước đó cây đã phục hồi, ra cơi đọt mới và sẽ cho vụ trái tiếp theo trong 4 - 5 tháng tới”, ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang thông tin.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị

Ngành NN-PTNT tỉnh Tiền Giang khuyến cáo người dân thường xuyên thăm vườn, nắm sát tình hình gây hại do hiện tượng cháy lá trên sầu riêng và áp dụng đồng bộ các giải pháp quản lý theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, bà con cần tập trung cung cấp đủ nước cho vườn cây, sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt hay béc phun sương kết hợp tủ gốc giữ ẩm bằng lá cây, rơm rạ, lục bình, cỏ khô... Đồng thời, tiến hành tỉa cành, tạo tán, tỉa bớt hoa và quả trong giai đoạn này để giảm thoát hơi nước.

Nông dân cần giữ cỏ đậy gốc tránh thất thoát hơi nước, chống nóng cho cây sầu riêng. Ảnh: Minh Đảm.

Hạn chế bón các loại phân bón hóa học khi không đảm bảo đủ nước tưới cho cây. Tăng cường sử dụng phân bón trung, vi lượng để tăng sức đề kháng cho cây. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng đã ủ hoai mục.

Nâng chỉ số pH đất lên trên 5 bằng cách bón vôi, hạn chế sử dụng phân sinh lý chua. Áp dụng đúng kỹ thuật, quy trình xử lý ra hoa nghịch vụ, trong đó hạn chế việc sử dụng paclobutrazol. Điều khiển và kiểm soát tốt quá trình ra đọt, nuôi trái bằng cách tăng lượng dinh dưỡng qua lá. Chuyển đổi mùa vụ xử lý ra hoa, đậu trái để tránh ảnh hưởng của khô hạn, nắng nóng đối với vườn sầu riêng có nguy cơ. Đối với vườn có sự xuất hiện của nấm bệnh thán thư cần phun các loại thuốc đặc trị.

Theo TS Đặng Thị Kim Uyên, Phó trưởng Bộ môn Bảo vệ thực vật (Viện Cây ăn quả Miền Nam), để phòng và trị bệnh cháy lá trên cây sầu riêng, nhà vườn không nên hoặc hạn chế tối đa sử dụng thuốc diệt cỏ trên vườn. Đồng thời, không nên cuốc đất xung quanh gốc sầu riêng sau khi dỡ mũ xử lý ra hoa nghịch vụ.

Những vườn có xử lý ra hoa vụ nghịch thì nên lặt bỏ hết hoa, trái hoặc bỏ một phần hoa, trái nếu cây có dấu hiệu bệnh và suy kiệt. Nông dân cần tưới đủ nước cho cây, bón bổ sung phân trung, vi lượng; bón phân hữu cơ + nấm Trichoderma và những vi sinh vật đối kháng khác như Streptomyces, Pseudomonas…

Về biện pháp sinh học, nhà vườn nên sử dụng phân hữu cơ truyền thống như: Phân chuồng (phân bò, phân gà...), rơm khô, cỏ khô... đã ủ hoai mục (50 - 100 kg/cây/năm) kết hợp nấm rễ Arbuscular Mycorrhizal (100 - 150 g/cây/năm), Trichoderma, Streptomyces… nhằm hạn chế sự phát triển của mầm bệnh trong đất, giúp bộ rễ được phát triển mạnh khoẻ.

Minh Đảm
Tin khác
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh
Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật, giới thiệu tổng quan đề án quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại
Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại

Ngoài một số bệnh hại sẵn có, cây trồng còn chịu tác động của nhiều sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật ngoại lai khiến công tác phòng chống gặp khó khăn.