Khơi rãnh, tỉa cành cứu dâu tằm bị ngập úng

Thanh Tiến - Thứ Sáu, 27/09/2024 , 09:30 (GMT+7)

Yên Bái Nhờ khả năng chịu ngập úng tốt nên diện tích dâu tằm có thể phục hồi được của huyện Trấn Yên khoảng 90%. Khoảng 10% diện tích không có khả năng phục hồi (gần 100ha).

Huyện Trấn Yên đang chạy đua với thời gian để cứu những cánh đồng dâu tằm. Ảnh: Thanh Tiến.

Trong trận “đại hồng thủy” vừa qua, huyện Trấn Yên (Yên Bái) có trên 700ha dâu bị thiệt hại, chiếm gần 70% diện tích tích dâu toàn huyện, tập trung chủ yếu tại các xã ven sông Hồng như Việt Thành, Y Can, Quy Mông, Đào Thịnh, Báo Đáp, Minh Quân…

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, những ngày này, ngành nông nghiệp huyện Trấn Yên đã huy động tối đa nhân lực phối hợp với các địa phương tổ chức các hội nghị đầu bờ chuyển giao các giải pháp kỹ thuật cho người dân để khôi phục sản xuất dâu tằm, giảm thiểu thiệt hại.

Bà Triệu Thị Bích Liệu, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trấn Yên chia sẻ, ngay sau khi nước rút, ngành nông nghiệp huyện đã phối hợp với các xã kiểm tra, đánh gia mức độ thiệt hại cụ thể với từng loại cây trồng. Nhìn chung các diện tích lúa và cây màu phần lớn mất trắng do ngập lâu trong nước.

Ngành nông nghiệp huyện Trấn Yên tổ chức nhiều buổi tập huấn đầu bờ để hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc dâu tằm sau ngập úng. Ảnh: Thanh Tiến.

Đối với các diện tích dâu, việc khôi phục sản xuất khả quan hơn bởi đây là cây trồng có rễ cọc, sức sống dẻo dai, chịu ngập úng tốt hơn. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp xác định tập trung tối đa nhân lực và các biện pháp kỹ thuật để khắc phục.

“Chúng tôi quyết tâm cứu cây dâu càng nhanh, càng nhiều diện tích càng tốt nhằm giảm thiệt hại cho người dân và ổn định sản lượng kén tằm để cung cấp cho nhà máy xe tơ tại địa phương”, bà Liệu nói.

Huyện Trấn Yên đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương triển khai tập huấn đầu bờ cho cán bộ khuyến nông và bà con trồng dâu nuôi tằm, mục tiêu là mỗi người được tập huấn sẽ là một tuyên truyền viên tiếp tục triển khai cho các hộ, các địa phương khác trong thời gian nhanh nhất.

Người dân xã Việt Thành đào rãnh thoát nước cho ruộng dâu bị ngập úng. Ảnh: Thanh Tiến.

Những ngày qua, cán bộ khuyến nông của Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ Phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên đã xuống địa bàn đồng hành với chính quyền các xã để hướng dẫn cho người dân kỹ thuật cứu cây dâu tằm như khơi thông dòng chảy, không để ngập úng lâu ngày, tuốt lá, tỉa cành, chặt ngọn để cây dâu nảy mầm mới...

Gia đình bà Triệu Thị Tâm ở thôn Trúc Đình, xã Việt Thành có 8 sào dâu, đợt mưa lũ vừa qua tất cả diện tích đều bị ngập trong nước, trong đó có 4 sào ở ruộng cao nên chỉ ngập chìm trong 2 ngày, còn lại 4 sào bị bùn đất bồi lấp sâu và cây dâu bị ngập nước gần 1 tuần. Nhìn ruộng dâu xơ xác, héo úa bám đầy bùn đất, bà Tâm tưởng như không thể cứu vãn được nữa. Được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật khơi rãnh thoát nước cho ruộng dâu, tuốt lá, cắt ngọn, cả gia đình đã tập trung thực hiện ngay với hi vọng không phải trồng lại.

Bà Tâm bộc bạch, nhìn ruộng dâu đang xanh mướt bị nước lũ tàn phá mà xót ruột, thu nhập của cả gia đình đều trông vào cây dâu, con tằm. Nếu dâu chết, phải trồng lại thì 2 năm sau mới có thể nuôi tằm ổn định. Qua buổi tập huấn đầu bờ, bà thấy yên tâm hơn và tin tưởng sẽ khắc phục được các diện tích dâu bị thiệt hại, hi vọng 2 tháng nữa có thể bắt đầu nuôi tằm trở lại, không nuôi được nhiều nhưng cũng có tiền sắm Tết, sang vụ xuân năm sau có thể nuôi tằm trở lại bình thường.

TS Nguyễn Thị Min – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương (ngoài cùng bên trái) hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc dâu sau ngập lụt cho cán bộ khuyến nông. Ảnh: Thanh Tiến.

Hợp tác xã Dâu tằm Hạnh Lê (xã Việt Thành) hiện có 56 thành viên trồng trên 30ha dâu. Mưa lũ, ngập úng đã làm thiệt hại toàn bộ diện tích dâu của các hộ thành viên trong HTX. Nhìn cánh đồng xám xịt, những nhà tằm tiêu điều trống rỗng, ai cũng ngao ngán.

Sau khi được cán bộ khuyến nông xuống đồng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc dâu, HTX đã huy động các thành viên tập trung nhân lực khẩn trương khắc phục diện tích có thể cứu vãn được để sớm tái nuôi tằm.

Bà Nguyễn Thị Hồng Lê, Giám dốc HTX Dâu tằm Hạnh Lê cho biết, gác lại mọi công việc, HTX tích cực đào rãnh khơi thông diện tích dâu còn bị ngập. Đối với ruộng dâu lá đã úa sẽ chặt cành, tuốt lá để dâu ra mầm mới. Mấy ngày nay, tại địa phương vào ban đêm thi thoảng có mưa to nên lá dâu được rửa sạch bớt bùn đất ở những diện tích trên cao, giúp cây dâu quang hợp, sinh trưởng phục hồi. Những diện tích không thể khắc phục được, HTX sẽ cải tạo đất và trồng thay thế trong vụ thu này.

Ngay sau đợt mưa lũ, Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương đã tổ chức đoàn công tác đến kiểm tra, đánh gia hiện trạng và hỗ trợ huyện Trấn Yên các giải pháp khắc phục thiệt hại trên cánh đồng dâu.

Nếu áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật, khoảng 600ha dâu bị thiệt hại sẽ có thể phục hồi. Ảnh: Thanh Tiến.

TS Nguyễn Thị Min – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương cho biết, Trung tâm đã phối hợp với Phòng NN-PTNT, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ Phát triển nông nghiệp huyện đánh giá thực trạng diện tích dâu sau khi nước rút. Dâu tằm là cây có khả năng chịu úng tốt, qua khảo sát đánh giá thực trạng, diện tích dâu có thể phục hồi được khoảng 90% nhưng toàn bộ lá phải tuốt bỏ, không thu hoạch lá cho tằm ăn được. Khoảng 10% diện tích vẫn còn ngập úng, cây dâu đốn ở vụ hè muộn nên cây thấp, bùn lấp dày không có khả năng phục hồi (khoảng gần 100ha).

Theo TS Min, huyện Trấn Yên cần vận động, hướng dẫn người dân thực hiện thoát nước nhanh, kịp thời khơi thông dòng chảy để hạn chế cây dâu bị ngâm nước thối thân, thối rễ. Thực hiện tỉa cành tăm, cành bị gãy, xới phá váng xung quang gốc dâu để đất thông thoáng.

Đối với diện tích không bị bùn bám dính, lá còn xanh thì tiến hành cho tằm ăn thử, lá dâu cần để ráo, giảm lượng nước, sau đó mới cho tằm ăn.

Diện tích dâu bị ngập kéo dài, lá dâu bám nhiều bùn đất cần tiến hành tuốt bỏ toàn bộ phần lá trên cây sau đó cắt ngọn 20 - 25cm để cây dâu tiếp tục sinh trưởng  lấy lá nuôi tằm cuối vụ.

Các diện tích dâu bị ngập úng lâu ngày, vùi lấp nhiều ở chân ruộng trũng, không có khả năng phục hồi cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng. Trước khi trồng lại phải cải tạo mặt bằng, tránh bị ngập úng cục bộ.

Thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung Ương (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) sẽ phối hợp với Tổng cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hàn Quốc (KOPIA) hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao giống dâu, giống tằm, thuốc khử trùng, vệ sinh môi trường cho huyện Trấn Yến để khôi phục sản xuất nghề dâu tằm.

Thanh Tiến
Tin khác
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh
Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật, giới thiệu tổng quan đề án quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại
Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại

Ngoài một số bệnh hại sẵn có, cây trồng còn chịu tác động của nhiều sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật ngoại lai khiến công tác phòng chống gặp khó khăn.