Kiếm thơ trong thiền còn thương mùa đợi bến mê dấu hài

TUY HÒA - Thứ Sáu, 14/04/2023 , 17:26 (GMT+7)

‘Kiếm thơ trong thiền’ của nhà thơ Lê Viết Hòa, ung dung dùng thể loại lục bát để đi tìm những phút giây tĩnh tại nhận diện vui buồn và được mất kiếp nhân sinh.

Nhà thơ Lê Viết Hòa ở tuổi 55.

Nhà thơ Lê Viết Hòa ở tuổi 55.

“Kiếm thơ trong thiền” là tập thơ thứ tư của nhà thơ Lê Viết Hòa, sau các tập “Dạ khúc cội nguồn”, “Giao mùa lục bát” và “Chảy qua đời tôi”. “Kiếm thơ trong thiền” có thể xem như một sự thể hiện mà tác giả khao khát vươn tới cảnh giới thơ thiền.

Trước khi “Kiếm thơ trong thiền”, nhà thơ Lê Viết Hòa được biết đến với 16 bài thơ được nhạc sĩ tài danh Vũ Thành An phổ nhạc. Và chính nhà thơ Lê Viết Hòa cũng đã viết về tác giả những “Tình khúc không tên” lừng lẫy, qua cuốn sách “Vũ Thành An ngày về trong ơn cứu rỗi”.

Khái niệm “Kiếm thơ trong thiền” cùng với việc sử dụng thể loại thơ lục bát để biểu đạt, là một sự chọn lựa có ý thức của nhà thơ Lê Viết Hòa hướng về truyền thống thi ca phương Đông. Vì sao như vậy? Vì khởi đầu thơ Việt là thơ thiền.

Dựa vào các văn bản vẫn còn lưu giữ được, thì tác giả chính danh đầu tiên của thơ Việt là sư Khuông Việt (933-1011) với những suy tư “Mộc trung nguyên hữu hỏa/ Nguyên hỏa phục hoàn sinh” (Trong cây sẵn có lửa/ Dù tắt vẫn bùng lên). Còn tập thơ đầu tiên của thơ Việt là “Thiền uyển tập anh” quy tụ những nhân vật thơ thiền.

Những nhà thơ tiếp nối sư Khuông Việt cũng đều là những thiền giả như Mãn Giác, Không Lộ, Từ Đạo Hạnh, Vạn Hạnh... Trong cuốn “Kiến văn tiểu lục”, danh nhân Lê Quý Đôn đánh giá cao những thành tựu thơ thiền và đặc biệt nhắc đến các bậc quân vương làm thơ thiền như Lý Phật Mã – Lý Thánh Tông.   

Tập thơ 'Kiếm thơ trong thiền' được ra mắt sáng 14/4 tại TP.HCM.

Tập thơ "Kiếm thơ trong thiền" được ra mắt sáng 14/4 tại TP.HCM.

Nhà thơ Lê Viết Hòa muốn nối gót tiền nhân “Kiếm thơ trong thiền”. Không rõ nhà thơ Lê Viết Hòa làm thơ trong tư thế thiền như thế nào, nhưng cảm giác chung mang đến cho người đọc là sự thông cảm “cải ngồng vàng đọt triền đê/ còn thương mùa đợi bến mê dấu hài”, sự buông bỏ “chuông chùa trầm mặc lặng thinh/ đời như chiếc lá tái sinh luân hồi”, sự tha thứ: “Ngủ đi em chín nồi kê/ Chẳng ai gánh mãi bộn bề thế nhân”.

Dù “Kiếm thơ trong thiền”, nhưng kiểu thơ của nhà thơ Lê Viết Hòa thì thiền mà vẫn động, thiền mà vẫn chưa yên, thiền mà vẫn cựa quậy với thế sự: “Ta từ bóng tối yêu em/ Trăm năm gói lại từng đêm tự tình/ Em từ mắc nợ ba sinh/ Trả chưa hết kiếp lặng thinh giữa đời”.

Với độ dày hơn 120 trang, tập thơ “Kiếm thơ trong thiền” của nhà thơ Lê Viết Hòa do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, vừa được Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức giới thiệu sáng 14/4 tại TP.HCM. Nhiều đồng nghiệp cầm bút đã chia sẻ sự nỗ lực của nhà thơ Lê Viết Hòa trong cuộc đi tìm những khoảnh khắc bình dị và bao dung như “tình riêng biết mấy cho vừa/ giao mùa tan hợp nắng mưa cũng đành” hoặc “sóng hồ mấy lớp xa xa/ sao bằng nổi sóng riêng ta tự tình/ ủ men một thuở yên bình/ khúc ru lặng lẽ đời mình chênh chông”.

Cuốn sách về mối duyên thơ nhạc của Vũ Thành An và Lê Viết Hòa/

Cuốn sách về mối duyên thơ nhạc của Vũ Thành An và Lê Viết Hòa/

“Kiếm thơ trong thiền” xem như một khởi đầu để nhà thơ Lê Viết Hòa tự tin bước vào lĩnh vực thơ thiền vốn đơn giản về hình thức nhưng thâm sâu về tư tưởng. Ông thú nhận “trút đêm một nỗi mênh mông/ tìm an yên để rỗng không trong thiền”, bởi lẽ làm thơ thiền cũng là một cách dưỡng tâm, một cách tu thân “đốt ngọn lửa gặp cơn mưa/ hanh hao buổi ấy có vừa trăm năm”.

TUY HÒA
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ11

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?11

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.