Kinh nghiệm hay từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’

Trọng Linh - Chủ Nhật, 03/11/2024 , 20:59 (GMT+7)

Ông Mai Văn Quốc ngụ ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước (Cà Mau) đã nuôi thành công mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’.

Ông Mai Văn Quốc. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Mai Văn Quốc, ngụ ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước là nông dân sản xuất giỏi của tỉnh Cà Mau, bằng ý chí quyết tâm, học hỏi, không ngại khó khăn, ông đã nuôi thành công và làm giàu từ mô hình “xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú”.

Với 1,3ha đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu canh tác lúa, đầu năm 2000 nhà nước cho chuyển dịch sang nuôi tôm, gia đình ông Quốc bắt đầu thực hiện nuôi theo hình thức nuôi tôm quảng canh truyền thống nên hiệu quả, năng suất mang lại thấp, khoảng 100 - 200 kg/ha/năm, dịch bệnh trên tôm như đốm trắng, đầu vàng... thường xuyên xảy ra, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập gia đình.

Trước khó khăn trên, với tinh thần quyết tâm học hỏi, ông Quốc đã tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông Cà Mau, các hội, ban ngành, đoàn thể tổ chức. Ngoài tham gia các lớp tập huấn, ông còn tham gia học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Đúc kết kinh nghiệm từ các chuyến tham quan học tập, các lớp tập huấn kỹ thuật đã giúp ông Quốc hiểu hơn về mô hình nuôi xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú, từ đó mạnh dạn đầu tư vào sản xuất và từ năm 2014 đến nay ông Quốc tự tin chuyển sang nuôi theo mô hình này và đã đem lại hiệu quả năng suất cao, trong đó năng suất lúa ST24 đạt 5 tấn/ha, tôm sú 300 - 500 kg/ha, tôm càng xanh 300 - 500 kg/ha, tổng thu nhập bình quân sau khi trừ các khoản chi phí trong sản xuất được 100 - 180 triệu đồng/năm (tùy theo thời giá).

Mô hình “xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú”. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Quốc chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa luân canh tôm sú về mặt sinh học sẽ tách được mầm bệnh cho tôm sú sau khi kết thúc vụ lúa - tôm càng xanh, đồng thời cây lúa không chỉ giúp phân giải độc tố trong quá trình nuôi mà còn là nguồn thức ăn dồi dào cho tôm sú vụ luân canh.

Kỹ sư Trần Thanh Hải, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau, cho biết, để thực hiện hiệu quả mô hình “xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú”  như mô hình gia đình ông Quốc thì người nuôi cần lưu ý, đối với cây lúa, cần chọn những giống ngắn ngày thích nghi với vùng đất địa phương như ST24, ST25, OM2517, lúa lai… Mật độ sạ thưa từ 80 - 100 kg/ha, tuân thủ lịch mùa vụ hằng năm được các cơ quan chuyên môn khuyến cáo; tranh thủ các đám mưa tiến hành rửa mặn triệt để, ngoài ra thường xuyên thăm đồng để có giải pháp xử lý cho phù hợp.  

Đối với tôm càng xanh, nên thả nuôi mật độ từ 2 - 3 con/m2 và được ương trong ao gièo từ 30 - 45 ngày sau đó chuyển sang ruộng lúa. Đồng thời, thường xuyên bổ sung phân hữu cơ định kỳ cho vuông nuôi để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, ngoài ra trong quá trình nuôi khi tôm đạt kích cở lớn bổ sung thêm ốc bươu vàng, cá tạp, khoai mì, khoai lan, hoặc ngâm lúa mầm… để cho tôm ăn và định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học 10 - 15 ngày một lần để làm sạch nền đáy và ổn định môi trường.

Ông Mai Văn Quốc là nông dân sản xuất giỏi của tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Đối với tôm sú, sau khi thu hoạch lúa, tôm càng xanh cần tiến hành cải tạo vuông nuôi triệt để, xử lý hết gốc rạ, kết hợp bón phân hữu cơ tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm; nên thả nuôi mật độ từ 1 - 2 con/m2, tôm giống kích cở lớn từ 2 - 2,5cm và định kỳ từ 10 - 15 ngày sử dụng chế phẩm sinh học một lần để làm sạch đáy vuông và phân hữu cơ để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

Ngoài thực hiện hiệu quả mô hình “xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú” giúp nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình, ông Mai Văn Quốc còn kêu gọi bà con xung quanh thành lập hợp tác xã sản xuất tôm lúa, với tên gọi Hợp tác xã Quyết Tiến, có 26 thành viên tham gia. Thu nhập bình quân của mỗi thành viên hợp tác xã trên 100 triệu đồng/năm.

Cách làm và hiệu quả từ mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú của ông Mai Văn Quốc cho thấy mô hình sản xuất đa canh có nhiều lợi thế hơn so với các mô hình sản xuất độc canh như tận dụng tối đa diện tích canh tác; các đối tượng nuôi, trồng có mối quan hệ hài hòa, hỗ trợ nhau; giảm thiểu chi phí sản xuất; giảm rủi ro; tăng hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường, phù hợp với vùng sản xuất lúa tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau và cần được triển khai nhân rộng trong thời gian tới.

Trọng Linh
Tin khác
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao

QUẢNG NINH Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.

Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025
Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025

Hoa mai là biểu tượng quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam. Nhặt lá đúng cách là kỹ thuật quan trọng giúp mai nở đúng dịp.

Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.