| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Thuận tạo đột phá cho liên kết sản xuất lúa, tôm

Thứ Tư 22/05/2024 , 08:00 (GMT+7)

KIÊN GIANG Vĩnh Thuận phấn đấu vụ hè thu 2024 có 36% diện tích lúa có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm và 5% diện tích nuôi tôm có liên kết sản xuất.

Vĩnh Thuận là huyện thuộc vùng U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) có diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 31.392ha, chiếm gần 79,6% diện tích tự nhiên. Thời gian qua, Vĩnh Thuận đã đẩy mạnh các giải pháp, triển khai thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản cho người dân và đạt được kết quả tích cực. Diện tích triển khai thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản những năm gần đây tăng mạnh.

Cụ thể, từ vụ hè thu năm 2023 đến nay, đối với cây lúa, Vĩnh Thuận đã triển khai liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ với diện tích 2.442ha (trong đó vụ hè thu 2023 trên 852ha; vụ mùa 2023 và đông xuân 2023 - 2024 là 1.590ha). Hình thức liên kết chủ yếu là công ty cung cấp vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV) và bao tiêu đầu ra, chốt giá 15 ngày trước khi thu hoạch theo giá thị trường), qua đó góp phần ổn định các khâu sản xuất, từng bước giúp nông dân thoát khỏi tình trạng được mùa mất giá trong sản xuất lúa.

Thời gian qua, việc liên kết trong sản xuất lúa của huyện Vĩnh Thuận đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ảnh: Diễm Trang.

Thời gian qua, việc liên kết trong sản xuất lúa của huyện Vĩnh Thuận đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ảnh: Diễm Trang.

Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Diện tích thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa còn ít; diện tích tôm nuôi, màu chưa thực hiện được liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ. Tư duy sản xuất của người dân chậm thay đổi, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa chịu vào làm ăn tập thể và còn e ngại tham gia liên kết với các doanh nghiệp trong chuỗi liên kết.

Một số cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã chưa quan tâm đúng mức trong chỉ đạo thực hiện liên kết sản xuất, một số nơi giao hoàn toàn cho tổ kinh tế kỹ thuật, chưa huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Công tác tuyên truyền cho người dân tham gia sản xuất tập thể, thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản còn hạn chế, chưa sâu rộng. Chính sách của doanh nghiệp đưa ra khi tổ chức thực hiện liên kết với người dân có những điều khoản người dân còn e ngại, chưa đồng tình cao hoặc không đáp ứng được...

Hiện nay, các nước nhập khẩu nông sản của Việt Nam, trong đó có luá, thủy sản ngày càng đòi hỏi khắc khe hơn về quy trình sản xuất, sản phẩm an toàn, chất lượng, hữu cơ, truy xuất nguồn gốc… Do vậy trong thời gian tới, dự báo tình hình tiêu thụ nông sản sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, huyện Vĩnh Thuận xác định phải tạo chuyển biến đột phá trong tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Thời gian tới, Vĩnh Thuận phấn đấu có 23% diện tích lúa, 5% diện tích nuôi tôm có liên kết sản xuất. Ảnh: Diễm Trang.

Thời gian tới, Vĩnh Thuận phấn đấu có 23% diện tích lúa, 5% diện tích nuôi tôm có liên kết sản xuất. Ảnh: Diễm Trang.

Cụ thể thời gian tới, Vĩnh Thuận phấn đấu liên kết sản xuất trong sản xuất lúa đạt từ 23% tổng diện tích trở lên, trong đó riêng vụ hè thu 2024 phấn đấu diện tích liên kết trên 36%.

Về kế hoạch sản xuất lúa cụ thể: Vụ hè thu 2024 kế hoạch sản xuất 3.250ha, tập trung tại các xã Tân Thuận, Vĩnh Bình Bắc, Vĩnh Bình Nam, Bình Minh, Vĩnh Phong với các giống lúa chủ lực như Đài thơm 8, OM 18, OM 5451... Dự kiến lịch thời vụ gieo sạ từ 25/5 - 20/6/2024, thu hoạch dứt điểm trong tháng 9/2024.

Vụ đông xuân 2024 - 2025: Kế hoạch sản xuất là 3.250ha, tập trung tại các xã Tân Thuận, Vĩnh Bình Bắc, Vĩnh Bình Nam, Bình Minh, Vĩnh Phong với các giống lúa chủ lực như Đài thơm 8, OM 18, 5451... Dự kiến lịch thời vụ gieo sạ: Từ 15/9 - 05/10/2024, thu hoạch dứt điểm trong tháng 01/2025.

Vụ muà 2024 - 2025: Kế hoạch gieo sạ là 15.000ha, tập trung tại các xã Vĩnh Phong, Vĩnh Thuận, Tân Thuận, Phong Đông, Bình Minh..., các giống chủ lực là ST24, ST25, OM 5451... Dự kiến lịch thời vụ gieo sạ: Từ 05/9 - 25/9/2024, thu hoạch dứt điểm trong tháng 1/2025. 

Về nuôi trồng thủy sản: Diện tích thả tôm nuôi 30.400ha, trong đó diện tích nuôi tôm càng xanh chiếm khoảng trên 18.288ha, sản lượng trên 15.850 tấn, tập trung chủ yếu tại các xã Vĩnh Bình Bắc, Vĩnh Bình Nam, Bình Minh, Phong Đông, thị trấn Vĩnh Thuận và một phần xã Tân Thuận. Trong đó, dự kiến triển khai liên kết sản xuất khoảng 5% tổng diện tích (tương đương 820ha). Đồng thời, tập trung các giải pháp liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm càng xanh trên địa bàn huyện.

Tỉ lệ diện tích có liên kết sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm hiện nay nhìn chung còn rất thấp. Ảnh: Diễm Trang.

Tỉ lệ diện tích có liên kết sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm hiện nay nhìn chung còn rất thấp. Ảnh: Diễm Trang.

Để thúc đẩy liên kết sản xuất, huyện Vĩnh Thuận đang tập trung triển khai công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhất là lúa, tôm nuôi để các hợp tác xã, người dân thấy được lợi ích và đồng thuận, chủ động trong liên kết sản xuất với các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thu hút các doanh nghiệp có nhu cầu, uy tín và năng lực tham gia thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa để cung cấp các dịch vụ về vốn, khoa học kỹ thuật, vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm cho ngươi dân. Vận dụng các chính sách, triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình liên kết gắn với tiêu thụ nông sản.

Hợp tác xã cần chủ động trong công tác phối hợp với ngành chuyên môn và các doanh nghiệp trong kế hoạch sản xuất và vận động xã viên tham gia liên kết, thực hiện đúng các thỏa thuận liên kết với doanh nghiệp nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia, từng bước hình thành được vùng nguyên liệu lúa, tôm tập trung, ổn định đầu ra. 

Xem thêm
Ngành chăn nuôi vẫn canh cánh nỗi lo 'xuất khẩu'

HÀ NỘI Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn đang canh cánh việc chưa thể xuất khẩu được nhiều sản phẩm.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Thủ phủ hoa cúc miền Trung sẵn sàng cho thị trường Tết

Quảng Ngãi Năm nay thời tiết không có mưa lũ lớn nên các vườn hoa phát triển tốt. Người dân kỳ vọng sắp tới thị trường, giá cả ổn định để có một cái Tết đầm ấm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.