Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc

Phạm Tuấn - Thứ Năm, 21/11/2024 , 13:37 (GMT+7)

‘Ký ức không phai’ là cuốn sách ghi lại kỷ niệm gắn bó với Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève.

Cuốn sách "Ký ức không phai".

“Ký ức không phai” bao gồm nhiều câu chuyện không thể nào quên trong tâm trí những người tập kết ra Bắc, sau khi kết Hiệp định Genève vào tháng 7/1954. 70 năm đã trôi qua, “Ký ức không phai” làm sống lại một giai đoạn lịch sử của dân tộc.

Bên cạnh thắng lợi đạt được từ Hiệp định Genève, có một thực tế lịch sử không thể phủ nhận là việc tập kết, chuyển quân cũng đã tạo ra một sự đứt gãy trong đời sống xã hội. Hàng trăm ngàn người rời xa gia đình, xứ sở, tập quán sinh hoạt để góp phần thực hiện Hiệp định, dự tính 2 năm đã kéo dài thành 20 năm.

Cuộc chia cắt Nam và Bắc, sự chia ly vợ và chồng, con cái và mẹ cha (với nhiều trường hợp là vĩnh viễn), sự khác biệt về tập quán sống không phải là cản trở để mỗi người trong cuộc rời xa nhiệm vụ của mình trong cuộc đấu tranh vì thống nhất và hòa bình cho Tổ quốc, nhưng cũng đã tạo ra những nỗi niềm sâu kín không thể tránh mà mỗi người dù đã nỗ lực vượt qua vẫn hằn vết trong tâm cảm.

Những người con miền Nam đi ra Bắc, dù bằng những chuyến tàu tập kết vượt biển 1954 - 1955 hay bằng đường bộ và những phương tiện khác trong những thời điểm khác sau đó đều đã thu xếp nỗi niềm riêng, ra sức phấn đấu học tập, làm việc, trở thành một lực lượng mạnh mẽ, có những đóng góp xứng đáng cho công cuộc kiến thiết nước nhà khi còn tạm thời chia cắt cũng như sau khi thống nhất, hòa bình từ năm 1975.

Tập sách mang tên “Ký ức không phai” chính là một phần rất nhỏ của bức tranh nhiều màu sắc về những người miền Nam tập kết ra Bắc theo Hiệp định Genève. Họ là những cán bộ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau khi đi tập kết như sĩ quan quân đội Trần Văn Danh (sau này là Thiếu tướng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang), nhà báo Lưu Quý Kỳ (sau này là Vụ trưởng Vụ Báo chí Ban Tuyên huấn Trung ương), nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Bạch (sau này là đạo diễn sân khấu), bà Xuân Phượng (sau này là nhà điện ảnh, nhà văn).

Họ là những học sinh tuổi vị thành niên như Đinh Miên (sau này là kỹ sư điện, Anh hùng Lao động), như Phan Trọng Nghĩa (sau này tốt nghiệp Đại học Hàng hải ở Liên Xô), nhiều người tuổi đời tính chưa đủ 5 ngón tay, có người phải ẵm trên tay như Trần Đức Hạnh (sau này là Tiến sĩ Toán Kinh tế), thậm chí còn nằm trong bụng mẹ khi xuống tàu tập kết như Huỳnh Dũng Nhân (sau này là nhà báo, nhà văn, họa sĩ).

"Ngày tập kết" qua nét vẽ Huỳnh Dũng Nhân.

Cảm nhận của cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam về những ngày đầu tiên đặt chân lên miền Bắc được đồng bào miền Bắc đón tiếp thân tình, nồng hậu ra sao; ký ức về những năm tháng “ngày Bắc, đêm Nam”, về sự phấn đấu không mệt mỏi trong học tập, làm việc để góp phần đẩy nhanh ngày nước nhà thống nhất, gia đình đoàn tụ; cả những câu chuyện không thể gọi là vui của tuổi học trò trong cuộc sống xa quê hương, gia đình, vắng cha thiếu mẹ…

Tất cả những cảnh huống vui, buồn, tự hào, ân hận đều được 29 tác giả gửi gắm trong 58 bài viết trong “Ký ức không phai”. Cuốn sách chia thành 3 phần. Phần thứ nhất “Theo dòng lịch sử: 70 năm - Ngày ấy, bây giờ”. Phần thứ hai “Ngày Bắc, đêm Nam - Chia ly và Đoàn tụ”. Phần thứ ba “Học sinh miền Nam trên đất Bắc, những dòng ký ức”.

Dễ dàng nhận ra trong “Ký ức không phai” không chỉ có những mảnh đời đáng nhớ của cán bộ miền Nam, học sinh miền Nam trên đất Bắc, mà còn là những câu chuyện rất cảm động của những người con miền Bắc đã gắn bó gần như suốt tuổi thanh xuân của mình với học sinh các trường miền Nam trong vai trò giáo viên, như thầy Lê Ngọc Lập, cô Lê Thúy Quyến, thầy Nguyễn Quốc Thái…

Điều đặc biệt trong cuốn sách, nếu có thể nói như vậy, là chỉ trong chưa đầy 450 trang, người đọc có thể tiếp cận khá toàn diện với các tư liệu lịch sử vừa tóm gọn vừa chi tiết về Hiệp định Genève 1954 bao gồm cả những tình tiết lịch sử tế nhị hầu như chưa nhắc tới trong nhiều năm qua. Người đọc có thể biết về con đường trở thành một học sinh miền Nam rất thú vị của tác giả Vũ Phương Mai (tốt nghiệp Đại học điện ảnh ở Ba Lan, con gái của nhà báo liệt sĩ Vũ Tùng - Chủ tịch Hội Nhà báo Giải Phóng, hậu duệ của nhà cách mạng Lương Văn Can - một trong những người sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907).

Tượng đài "Chuyến tàu tập kết" vừa được khánh thành tại Cà Mau. Ảnh: Lê Hoàng.

Ngay cả số phận khá kỳ lạ của một cây đàn violon liên quan đến chặng đời của một cán bộ quân đội miền Nam tập kết và những học sinh miền Nam yêu âm nhạc, cũng được kể trong tập sách này. Những ai luôn coi trọng tình nghĩa giữa người với người, giữa đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam sẽ rơi nước mắt khi đọc các bài viết cảm động như “Chị Sinh ơi, về ăn cơm, bố mẹ đợi” của Châu Nhật Sinh, “Cô giáo Lê Thúy Quyến - một người thân đặc biệt của học sinh miền Nam” của Nguyễn Thanh, “Học sinh miền Nam trong tôi” của Lê Tự Minh, “Những người bạn miền Nam ngày ấy” của Trần Ngọc Tư.

“Ký ức không phai” của hé lộ sự kế tục thành công sự nghiệp tử tế của mẹ cha để lại, qua câu chuyện “Quỹ Học bổng Huỳnh Tấn Phát - những hạt mầm đã thành cây”. Thậm chí, người đọc không khỏi xao xuyến trước những bức thư lần đầu được công bố của Đại tướng Lê Đức Anh gửi con gái Lê Xuân Hồng.

Phạm Tuấn
Tin khác
Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện
Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện

Tâm sự nghề nghiệp của những người đã và đang đứng trên bục giảng với nhiều kỷ niệm khó quên, càng trở nên ấm áp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cô giáo Nùng khơi chuyện văn chương cùng học trò
Cô giáo Nùng khơi chuyện văn chương cùng học trò

Cô giáo người Nùng Lý Thị Thủy đang dạy văn ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Yên, vừa ra mắt cuốn sách lý luận phê bình có tên gọi ‘Khơi chuyện’.

Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc
Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc

Tủ sách Văn Hóa Việt của Chibooks chính thức ra mắt độc giả đất nước tỷ dân tại Tuần lễ văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 tại thành phố Nam Ninh.

Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?
Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật mới cho ra mắt cuốn sách 'Nguyễn An Ninh – Không ăn mày tự do' (2024) của tác giả Trần Viết Nghĩa. Sách mới mà quá nhiều lỗi sai hết sức sơ đẳng.

Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ
Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ

Sứ mệnh người thầy luôn gắn liền với sách, được các diễn giả đề cao tại talk show diễn ra ở Đường sách TP.HCM nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’
Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’

Họa sĩ Xu Man được nhà văn Trung Trung Đỉnh lấy làm cảm hứng sáng tác truyện dài ‘Con thiêng của rừng’ dày 124 trang, do Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành.

Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’
Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’

Nhà thơ Mai Thìn gây ấn tượng cho người đọc, bởi một lối viết coi ý tứ là trọng, coi tổng thể nặng hơn chi tiết và rất nặng lòng trước thế thái nhân tình.

Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn
Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn

Từ khi đăng quang đến nay, Hoa hậu H’Hen Niê đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng, trong đó có chương trình đưa ‘Thư viện thân thiện’ về nông thôn.

Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời
Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời

Người quê lúa Đặng Đình Liêm sau chuỗi ngày tham gia quân đội và công tác xa nhà, đã trở về Thái Bình thanh thản viết lại những câu chuyện đời mình.

Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê
Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê

‘Thức dậy một dòng sông’ của tác giả Trần Nam Phong hình thành một bút pháp với những câu thơ ngân như ngọn gió không lời vừa quen vừa lạ.

Nghe tin bão lụt quê mệ Quảng Bình
Nghe tin bão lụt quê mệ Quảng Bình

Tôi nhớ tới thuật ngữ “nước khách” của vùng rốn lũ Lệ Thủy và chỉ mong nước như một vị khách quý đến rồi lại đi nhẹ nhàng, đừng để lại những đau thương, tổn thất gì cho quê hương.