Làm giàu từ trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao

Đinh Mười - Thứ Hai, 11/11/2024 , 15:01 (GMT+7)

Hải Phòng Thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất từ hỗ trợ của Nhà nước để trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao giúp ông Đào Quang Trịnh gặt hái nhiều thành công.

Vườn lan công nghệ cao của Công ty Châu Giang. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Đào Quang Trịnh - Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp Châu Giang (Công ty Châu Giang) tại Hải Phòng, đã có một bước ngoặt đầy ấn tượng khi chuyển đổi từ mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống sang trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao. Với quyết tâm thay đổi tư duy và đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, ông Trịnh đã gặt hái thành công đáng kể.

Lan Hồ Điệp ưa thích môi trường mát mẻ, với nhiệt độ lý tưởng dao động từ 15 đến 25 độ C. Nhiệt độ từ 15 đến 20 độ C thúc đẩy ngồng hoa phát triển, giúp hoa nở đúng dịp mong muốn. Trong khi đó, nhiệt độ từ 20 đến 25 độ C lý tưởng cho cây phát triển khỏe mạnh, ra nụ và bung hoa.

Thách thức lớn nhất đối với việc trồng lan ở miền Bắc là chi phí điện năng cho hệ thống điều hòa nhiệt độ trong vườn lan. Mỗi cây lan trong giai đoạn kích hoa cần đến 2 tháng, tiêu tốn khoảng 3 đến 4 nghìn đồng tiền điện. Do đó, công ty chỉ tập trung phục vụ thị trường Tết, bởi chi phí điện năng trong các tháng khác quá cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Toàn bộ quy trình sản xuất đều được áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp của Israel, trang bị hệ thống điều khiển tự động trong nhà lưới, bao gồm điều hòa nhiệt độ, quạt thông gió, cảm biến nhiệt độ, hệ thống lọc nước tự động, hệ thống tưới tự động hóa... Tổng chi phí đầu tư cho mỗi ha lên đến 35 - 40 tỷ đồng.

Ông Đào Quang Trịnh giới thiệu về vườn lan cho đại diện Sở NN-PTNT các tỉnh, thành khi về Hải Phòng thăm quan, làm việc. Ảnh: Đinh Mười.

“Chúng tôi được Sở NN-PTNT cùng Sở KHCN hỗ trợ một số vốn và chính sách, tuy nhiên, đây chỉ là động lực ban đầu. Để hoạt động hiệu quả, người trồng lan phải trường vốn, đơn cử như công ty chúng tôi, chỉ tính chi phí xây dựng trang trại trồng lan đã lên đến hơn 150 tỷ đồng”, ông Trịnh chia sẻ.

Cũng theo ông Trịnh, hiện nay, trồng lan Hồ Điệp tại Việt Nam đã đạt hiệu quả nhất định, tuy nhiên việc nuôi cấy mô vẫn còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ từ nước ngoài. Nền nông nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển, nhưng việc trồng lan vẫn ở giai đoạn khởi đầu, cần thêm 5 đến 10 năm nữa để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ông Trịnh cho rằng, trồng hoa lan Hồ Điệp có thể mang về nhiều tỷ đồng mỗi năm, cao hơn nhiều so với nông nghiệp truyền thống, trong tương lai người dân có thể phát triển và làm giàu. Tuy nhiên cần hỗ trợ thêm về cơ chế chính sách, các địa phương cũng cần có quy hoạch và sắp xếp trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, để tránh tình trạng dư thừa và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Theo Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, vườn trồng lan Hồ Điệp tại công ty Châu Giang là một trong những mô hình được triển khai theo tinh thần của Nghị quyết số 14 về hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Hải Phòng.

Vườn lan đang trong giai đoạn kích thích để ra hoa, phục vụ dịp Tết. Ảnh: Đinh Mười.

Khởi đầu với 1ha, mô hình trồng lan của ông Trịnh nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Sở NN-PTNT cùng Sở Khoa học và Công nghệ, ban đầu tập trung vào trồng dưa lưới và hoa đồng tiền. Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, ông Đào Quang Trịnh đã quyết định chuyển hướng sang trồng lan hồ điệp, khai thác tiềm năng thị trường của loại hoa này.

Trong những năm đầu tiên, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách cử 2 cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt đến trực tiếp hỗ trợ tại vườn lan, giúp ông Trịnh vững bước trên con đường sản xuất hoa lan hồ điệp.

Với tinh thần nỗ lực không ngừng, mô hình trồng lan trong nhà lưới của công ty Châu Giang đã được mở rộng từ 2ha lên 3ha như hiện nay. Công ty áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp của Israel, trang bị hệ thống điều khiển tự động trong nhà lưới, bao gồm điều hòa nhiệt độ, quạt thông gió, cảm biến nhiệt độ, hệ thống lọc nước tự động, hệ thống tưới tự động hóa...

Vườn lan có 600 nghìn cây với 80 loại sắc màu khác nhau. Ảnh: Đinh Mười.

Hiện nay, công ty Châu Giang đang sở hữu 600 nghìn cây lan, trong đó 50% là cây giống và 50% là hoa lan thương phẩm. Các cây lan thương phẩm đang trong giai đoạn ra hoa hoặc kích hoa, với 80 màu sắc đa dạng.

Một phần cây giống được giữ lại để kích thích ra hoa, phục vụ nhu cầu thị trường dịp Tết Nguyên đán. Những bông hoa lan Hồ Điệp rực rỡ, với giá bán từ 90.000 - 120.000 đồng/cây, được bày bán theo hai hình thức cây rời hoặc cây trồng trong chậu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Những năm qua, Công ty Châu Giang và nhiều doanh nghiệp khác ở Hải Phòng được hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình phát triển mô hình trồng lan công nghệ cao. Mô hình trồng hoa lan Hồ Điệp công nghệ cao của công ty Châu Giang được đánh giá có hiệu quả kinh tế cao và có thể nhân rộng ở Hải Phòng và nhiều nơi trong cả nước. Sự thành công của mô hình này đã điển hình cho sự vận dụng linh hoạt sự hỗ trợ của Nhà nước, sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư lớn của doanh nghiệp.

Công ty Châu Giang sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu chất lượng cao từ Trung Quốc và Đài Loan. Cây giống được nhập về dưới dạng mô, được chăm sóc trong môi trường khép kín, sau đó được nhân giống và cung cấp cho các vườn lan tại Đà Lạt, Thanh Hóa, Lai Châu, Lào Cai... với giá dao động từ 30.000 - 80.000 đồng/cây, tùy vào độ tuổi, màu sắc và số lượng.

Đinh Mười
Tin khác
Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ
Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ

Dù là thú chơi, thế nhưng, có những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật có giá trị hàng chục tỷ đồng và có rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu.

Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật
Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật

Lê Đức Nam, nghệ nhân nổi tiếng trong làng cây cảnh Việt Nam viết sách chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm tạo tác cây cảnh nghệ thuật cho những người yêu cây.

Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe

Nhiều nông dân trồng lúa đã từ bỏ thói quen đốt đồng sau khi được hướng dẫn cách xử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải thiện sức khỏe.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững

Muốn thích ứng một cách nhanh chóng, bền vững với những quy định mới như CBAM, EUDR…, chủ rừng buộc phải chuẩn hóa ngay từ khâu giống và trồng cây xuống đất.

Dịch vụ khí hậu số trong nông nghiệp: Đã xóa được 'ngờ', cần mô hình bền vững hơn
Dịch vụ khí hậu số trong nông nghiệp: Đã xóa được 'ngờ', cần mô hình bền vững hơn

Dù chứng tỏ được lợi ích trong dự báo thời tiết, sâu bệnh... các dịch vụ số trong nông nghiệp vẫn cần thời gian để bền vững hơn, nhất là trước những thách thức mới.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 4] Cơ hội còn nhiều ở thị trường carbon bắt buộc hơn 900 tỷ USD
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 4] Cơ hội còn nhiều ở thị trường carbon bắt buộc hơn 900 tỷ USD

Thị trường carbon quốc tế đang rất sôi động, với giá trị ước tính có thể lên tới gần 1.000 tỷ USD, đòi hỏi Việt Nam cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 3] Đóng góp thầm lặng từ những mô hình nông lâm kết hợp
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 3] Đóng góp thầm lặng từ những mô hình nông lâm kết hợp

Bên cạnh việc góp phần chuyển đổi hệ thống thực phẩm, đảm bảo sinh kế cho người dân, nông lâm kết hợp còn có ý nghĩa quan trọng trong mục tiêu trung hòa carbon.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 2] Đặt tên cho rừng bằng mã số
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 2] Đặt tên cho rừng bằng mã số

Nhờ mã số vùng trồng, từng lô rừng được minh định trong cơ sở dữ liệu, giúp các bên thuận tiện theo dõi, giám sát và dễ dàng truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 1] Thách thức tăng gấp 3 lượng carbon hấp thụ từ rừng
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 1] Thách thức tăng gấp 3 lượng carbon hấp thụ từ rừng

Để phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, lĩnh vực lâm nghiệp phải tăng khả năng hấp thụ carbon lên 185 triệu tấn CO2e, trong khi tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định.

Bất ngờ chuyện nuôi ốc hương thành công ở Bạc Liêu
Bất ngờ chuyện nuôi ốc hương thành công ở Bạc Liêu

Anh Ðinh Vũ Hải (49 tuổi, ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) bắt đầu chuyển đổi mô hình nuôi tôm công nghệ cao sang nuôi ốc hương biển, thu hơn tỷ đồng mỗi năm.

Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg
Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg

Cần Thơ Một nông dân xã Trung Thạnh (huyện Cờ Đỏ) phát triển cây na sầu riêng mới lạ, trái nặng đến 3kg, giá cao, nông dân thu ‘trái ngọt’ trên vùng lúa kém hiệu quả.

Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70
Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70

Cần Thơ Hợp tác xã nhãn Ido Đồng Tâm ở TP Cần Thơ đang sản xuất nhãn theo hướng VietGAP, nhằm tạo dựng thương hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.