| Hotline: 0983.970.780

Bình Dương: Kỳ vọng xã Bạch Đằng trở thành một biểu tượng xanh

Thứ Hai 15/03/2021 , 14:51 (GMT+7)

Cùng với xây dựng NTM kiểu mẫu, kế hoạch đưa xã Bạch Đằng trở thành 'Làng thông minh' được tỉnh Bình Dương kỳ vọng giúp nơi đây trở thành một biểu tượng xanh của tỉnh.

Ngày 15/3, UBND tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương đã phê duyệt kế hoạch thực hiện thí điểm xây dựng Làng thông minh trên địa bàn xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên giai đoạn 2020-2025.

Xã Bạch Đằng nằm trọn trên cù lao Bạch Đằng và được bao bọc bởi con sông Đồng Nai. Ảnh: CTV.

Xã Bạch Đằng nằm trọn trên cù lao Bạch Đằng và được bao bọc bởi con sông Đồng Nai. Ảnh: CTV.

Xã Bạch Đằng nằm trọn trên cù lao Bạch Đằng và được bao bọc bởi con sông Đồng Nai. Xã có diện tích hơn 1.000 ha và trên 6.000 dân sinh sống. Nơi này đất đai màu mỡ, cây cối xanh tươi quanh năm, và là một trong các xã, phường hiếm hoi của Bình Dương ít bị tác động bởi công nghiệp, không có nhà máy, không có ống khói và nước thải công nghiệp. Người dân địa phương chủ yếu sống thuần bằng nông nghiệp đánh cá, trồng rau, lúa và cây ăn trái, trong đó, rất nổi tiếng với cam và bưởi. Bưởi ở đây không chỉ là kết tinh của đất trời, mà còn là người, là văn hóa. “Bưởi Bạch Đằng” được công nhận nhãn hiệu tập thể vào năm 2011…

Xã Bạch Đằng có diện tích hơn 1.000 ha và trên 6.000 dân sinh sống. Ảnh: CTV:

Xã Bạch Đằng có diện tích hơn 1.000 ha và trên 6.000 dân sinh sống. Ảnh: CTV:

Làng thông minh được xây dựng với mục tiêu trở thành nơi đáng sống, có con người thân thiện hòa hợp cùng tự nhiên trong không gian xanh.Những ứng dụng trong công nghệ thông tin sẽ được đưa vào trong quản lý sản xuất, quản lý môi trường, quản lý an ninh của cộng đồng dân cư và hỗ trợ cơ quan nhà nước trên địa bàn xã Bạch Đằng.

Nơi này đất đai màu mỡ, cây cối xanh tươi quanh năm và là một trong các xã, phường hiếm hoi của Bình Dương ít bị tác động bởi công nghiệp. Ảnh: CTV.

Nơi này đất đai màu mỡ, cây cối xanh tươi quanh năm và là một trong các xã, phường hiếm hoi của Bình Dương ít bị tác động bởi công nghiệp. Ảnh: CTV.

Tới đây, các hạng mục như hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, hệ thống thoát nước, camera an ninh, cây xanh hai bên đường giao thông... sẽ được xây dựng. Wifi tốc độ cao miễn phí cũng được lắp đặt tại các điểm tập trung dân cư, khu vực cộng đồng. Rác thải và nước thải cũng sẽ có phương án thu gom và xử lý. Cải tạo cảnh quan xây dựng không gian xanh, sạch.

Người dân địa phương chủ yếu sống thuần nông. Ảnh: CTV.

Người dân địa phương chủ yếu sống thuần nông. Ảnh: CTV.

Cùng với đó, theo Sở NN & PTNT tỉnh Bình Dương, trong năm nay, Sở sẽ phối hợp triển khai các dự án phát triển sản xuất lồng ghép dự án đầu tư trong nông nghệp, nông thôn trên địa bàn xã Bạch Đằng để thực hiện đề án; Đưa ứng dụng kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, chế biến sản phẩm cây ăn trái; Đưa ứng dụng truy xuất nguồn gốc để quản lý chất lượng sản phẩm.

Bình Dương kỳ vọng trong tương lai Bạch Đằng trở thành một biểu tượng xanh cho địa phương. Ảnh:CTV.

Bình Dương kỳ vọng trong tương lai Bạch Đằng trở thành một biểu tượng xanh cho địa phương. Ảnh:CTV.

  “Chúng tôi kỳ vọng, trong tương lai Làng thông minh là nơi phát triển nông nghiệp thông minh, du lịch sinh thái, trở thành một biểu tượng xanh cho Bình Dương. Mục tiêu cụ thể của kế hoạch là phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành việc thực hiện thí điểm xây dựng làng thông minh, xã Bạch Đằng được công nhận xã NTM kiểu mẫu; là mô hình mẫu để tổ chức nhân rộng tại các xã có điều kiện tương tự trên địa bàn tỉnh”, ông Văn Phước Hậu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương tiết lộ.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Phát triển sản phẩm OCOP từ nông sản chủ lực

Đắk Lắk đã tập trung vào phát triển các sản phẩm chủ lực đặc sản của địa phương như: cà phê, bơ, sầu riêng, ca cao, mắc ca…để xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP.