Làng Việt xưa, dân chủ trong thời quân chủ

Thái Hạo - Chủ Nhật, 06/11/2022 , 14:40 (GMT+7)

Làng Việt xưa rất... hiện đại: Tinh thần dân chủ. Bộ máy nhà nước không can thiệp được vào 'lệ làng'; không chỉ thế, người Việt xưa không những đáng quý mà còn đáng nể.

Làng Việt xưa. Ảnh minh họa.

Trong sách “Ký ức dân gian làng Tào Sơn” của ông Nguyễn Đồng(*) (một nạn nhân của Cải cách ruộng đất ở làng tôi), có chép câu chuyện “Dân bầu lý trưởng” có ghi:

“Lý Cẩn tên thật là Nguyễn Duy Tấc, làm lý trưởng làng Tào vào khoảng thời Thành Thái [1889 - 1907] triều Nguyễn. Gặp năm mất mùa, thu không đủ thuế nộp cho quan, quan phủ về làng nọc Lý Cẩn ra trước đình đánh – đánh đến mức máu đít chảy lai láng, cốt bắt Lý Cẩn trong 3 ngày phải thu đủ thuế. Lý Cẩn không nhận, bởi có nhận cũng không lấy gì của dân mất mùa nộp thuế. Nên ông đành chịu đau đến ngất, rồi bị cách chức. Quan về triệu tập dân để bầu lý trưởng mới, nhưng không ai đến họp. Quan bèn thu đồng triện của Lý Cẩn giao cho người mà quan chỉ định.

Nhưng cũng không ai dám nhận, vì lệ làng có ghi: [...] “Ai làm gì mà làng không đồng ý, làng không nhận. Ai mà làng không bầu ra làng không theo”. Vì thế, người được cấp trên chỉ định, làng không theo. Làng đã bầu Lý Cẩn, làng theo Lý Cẩn. Không thể để làng không lý trưởng, tri phủ lại về phủ dụ dân chúng đến bầu lý trưởng, làng lại bầu ông Nguyễn Duy Tấc làm lý trưởng”.

Làng Việt vốn là một trong những đơn vị hành chính đặc biệt bậc nhất trong thiết chế xã hội của Việt Nam thời Trung đại, điều này tôi cũng đã nhiều lần chia sẻ. Nhưng điểm gây bất ngờ ở mẩu chuyện trên đây là qua đó ta thấy Làng Việt xưa rất... hiện đại: Tinh thần dân chủ.

Bộ máy nhà nước không can thiệp được vào “lệ làng” như đã thấy; nhưng không chỉ có thế, người Việt xưa không những đáng quý mà còn đáng nể. Họ không “mặc kệ”, không “vô cảm chính trị”, mà ngược lại, mang tinh thần công dân và ý thức công lợi rất rõ ràng.

Nếu so với thời nay thì hình như người Việt thời “phong kiến” không phải là những kẻ hèn nhát và vô trách nhiệm. Họ có cái tự tôn của mình, coi trọng quy tắc và biết cách biểu lộ thái độ một cách vừa khôn ngoan, cứng cỏi, vừa dứt khoát, rạch ròi. Hãy xem cách bầu bán bây giờ và nhất là thái bộ bàng quan của dân chúng đối với việc chọn lựa những người trực tiếp quản lý xã hội, thì thấy rõ sự khác biệt rất đáng suy ngẫm.

Xưa, chọn quan to thì thông qua thi cử rất nghiêm ngặt. Quan vì thế mà đều là người “có chữ”, được học hành nghiêm túc và có uy tín lớn đối với dân chúng. Còn quan nhỏ cho đến lý trưởng thì do dân trực tiếp bầu ra, những người này, vì thế, cũng phần lớn không phải là những kẻ vô học và bất lương.

Chuyện thứ 2 là giáo dục thời phong kiến. Ngày xưa chủ yếu là giáo dục tư thục. Một người học hành đỗ đạt nhưng không làm quan, hoặc do thi không đậu vào chốn quan trường thì về làng mở lớp, mở trường dạy học. Họ sống bằng nghề dạy học và cơ bản không bị ai kiểm soát về chương trình cũng như tư tưởng giáo dục. Sự sống còn của những ông thầy ấy chính là ở chỗ ông ta đã tạo được uy tín như thế nào bằng phẩm cách và thực lực của mình trong việc giúp học trò thi đỗ ở các kỳ thi do nhà nước tổ chức.

Không xét đến nội dung giáo dục và đường lối khoa cử Trung đại đặc trưng vốn tồn tại nhiều hạn chế, nhưng riêng về mô hình giáo dục thì phải nói rằng thời xưa có nhiều điểm tiến bộ khi mà triều đình chấp nhận giáo dục tư thục một cách rất “hào phóng” và cố tình “buông lỏng quản lý”.

Cách quản lý giáo dục của nhà nước quân chủ xưa dù không mới lạ gì so với các nền giáo dục hiện đại trên thế giới nhưng lại rất đáng tham khảo đối với thực tế giáo dục Việt Nam hiện nay, đó là việc chỉ kiểm soát đầu ra. Thi hương, thi hội, hay thi đình, đề thi là do quan lớn hoặc vua ra, không cần biết thí sinh đã học hành những gì và học hành ra sao, cứ làm được bài là đỗ.

Lối quản lý đầu ra như thế chính là một sự cởi mở rất lớn mà thời nay chưa học được. Nhà nước có lẽ đã can thiệp quá sâu vào chương trình và cách tổ chức dạy học ở các cơ sở giáo dục, ngay cả đối với trường tư? Nếu như vậy, phải thành thực mà nói, đó là một bước lùi rất khó hiểu trong tư duy quản lý giáo dục ở ta trong thời hiện đại này.

Còn rất nhiều điều đáng lật lại và nhìn sâu hơn. Nhưng trước mắt, chỉ từ vài khía cạnh như câu chuyện bầu lý trưởng trên đây, chúng tôi đặt ra một câu hỏi rằng, liệu đã có một sự thụt lùi về nhiều mặt xã hội so với cái gọi là “chế độ phong kiến”? Và đáng sợ nhất là những dấu hiệu này dường như ngày càng hiện rõ về sự thoái hóa trong tinh thần nòi giống: Ý thức cộng đồng, trách nhiệm bầu cử, sự tự trọng, khí chất và khí tiết?...

(*) Nguyễn Đồng, "Ký ức dân gian làng Tào Sơn", NXB Hội nhà văn, 2012.

Thái Hạo
Tin khác
Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc
Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc

Tủ sách Văn Hóa Việt của Chibooks chính thức ra mắt độc giả đất nước tỷ dân tại Tuần lễ văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 tại thành phố Nam Ninh.

Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?
Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật mới cho ra mắt cuốn sách 'Nguyễn An Ninh – Không ăn mày tự do' (2024) của tác giả Trần Viết Nghĩa. Sách mới mà quá nhiều lỗi sai hết sức sơ đẳng.

Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ
Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ

Sứ mệnh người thầy luôn gắn liền với sách, được các diễn giả đề cao tại talk show diễn ra ở Đường sách TP.HCM nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’
Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’

Họa sĩ Xu Man được nhà văn Trung Trung Đỉnh lấy làm cảm hứng sáng tác truyện dài ‘Con thiêng của rừng’ dày 124 trang, do Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành.

Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’
Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’

Nhà thơ Mai Thìn gây ấn tượng cho người đọc, bởi một lối viết coi ý tứ là trọng, coi tổng thể nặng hơn chi tiết và rất nặng lòng trước thế thái nhân tình.

Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn
Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn

Từ khi đăng quang đến nay, Hoa hậu H’Hen Niê đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng, trong đó có chương trình đưa ‘Thư viện thân thiện’ về nông thôn.

Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời
Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời

Người quê lúa Đặng Đình Liêm sau chuỗi ngày tham gia quân đội và công tác xa nhà, đã trở về Thái Bình thanh thản viết lại những câu chuyện đời mình.

Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê
Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê

‘Thức dậy một dòng sông’ của tác giả Trần Nam Phong hình thành một bút pháp với những câu thơ ngân như ngọn gió không lời vừa quen vừa lạ.

Nghe tin bão lụt quê mệ Quảng Bình
Nghe tin bão lụt quê mệ Quảng Bình

Tôi nhớ tới thuật ngữ “nước khách” của vùng rốn lũ Lệ Thủy và chỉ mong nước như một vị khách quý đến rồi lại đi nhẹ nhàng, đừng để lại những đau thương, tổn thất gì cho quê hương.

Nứt ra từ đá những chân tình vùi dưới cơn mưa
Nứt ra từ đá những chân tình vùi dưới cơn mưa

‘Nứt ra từ đá’ là tập thơ thứ 7 của nhà thơ Phạm Phương Lan, một gương mặt nữ khá ấn tượng trong đời sống thi ca đô thị phương Nam.

Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng miệt mài dõi theo chuyển động văn hóa
Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng miệt mài dõi theo chuyển động văn hóa

Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng từ Hà Nội vào TP.HCM để giới thiệu hai cuốn sách mới viết về đời sống văn hóa, với công chúng đô thị phương Nam sáng 26/10.

Tiếc thương vĩnh biệt người Thầy, người Anh cả của ngành BVTV Việt Nam
Tiếc thương vĩnh biệt người Thầy, người Anh cả của ngành BVTV Việt Nam

Ngày 23/10/2024, GS.TS Đường Hồng Dật đã qua đời ở tuổi 96, để lại tiếc nuối cho những người làm nông nghiệp và bảo vệ thực vật trên cả nước cũng như bạn bè, đồng nghiệp.