Lê Học Lãnh Vân: Mối tình thịt luộc mắm nêm

. - Thứ Sáu, 30/12/2022 , 16:26 (GMT+7)

Mới rồi, nghe người ta bàn tán xôn xao về những bài thơ của chị Tống Thu Ngân, không ít người chê thơ bốc mùi mắm. Tìm đọc, và đọc những bài bị dè bỉu nhất, lạ cái là, tôi gặp trong đó những tứ thơ khiến mình cảm động…

Tự đặt mình vào vị trí một người ăn giỗ dưới quê. Chủ nhà là thầy cô giáo dạy Văn, sống vui vẻ, giản dị, hiền lành. Đám giỗ tàn, trong lúc trà dư tửu hậu, tình cờ thấy trên kệ sách có quyển tập chép những bài thơ của cô giáo. Xin phép mở ra và đọc được bài thơ MỜI ANH THỊT LUỘC MẮM NÊM.

Mời anh thịt luộc mắm nêm

Mời anh một bữa cho thêm đậm đà

Mắm nêm, mắm cá xay ra

Anh ăn không được sao mà thương em.

Những câu thơ mộc mạc, như câu nói dân dã quê nhà, vậy mà thành thơ, lại là thơ lục bát. Lục bát dân dã nhưng không hề vè, ba câu trên như một mâm đầy thức ăn quê hương, được bưng ra mời khách, được chuẩn bị sẵn để hạ xuống câu thứ tư:

Anh ăn không được sao mà thương em.

Người con trai thương cô gái quê. Cô gái đem món ngon nhất quê mình đãi anh. Dù không hợp khẩu vị, người con trai vì thương cô cũng chấp nhận. “Anh ăn không được sao mà thương em” phải chăng là lời cô gái kín đáo cám ơn tấm lòng chàng trai?

Ngày mai em đi lấy chồng

Mời anh thịt luộc mà lòng quặn đau.

Không biết chuyện gì đã xảy ra tách lìa đôi lứa!

Trước khi lấy chồng, xin được mời anh bữa thịt luộc lần sau cuối để ngó anh ăn mà nước mắt em ướt đầm dạ!

Rồi ngày mai cũng tới.

Ngoài sông cá lội xôn xao

Trong nhà mâm quả, trầu cau chất đầy

Em đây còn rất thơ ngây

Trách anh sao trễ hẹn ngày cùng em.

Nhớ hồi trước, em đã trao anh tất cả mặn nồng của món ăn chân quê.

… Thịt luộc, mắm nêm

Đậm đà trao hết tình em với chàng

Có phải hai câu trên ẩn ý rằng cô gái đã trao sự trinh trắng cho người thương? Dù phải, dù không, người đọc vẫn xúc động trước tình yêu hồn nhiên trong sáng của cô! Không một chút nghi ngờ người con trai, cô vẫn mong ước:

Anh về đã lỗi đường tơ

Cái duyên phu phụ xin chờ kiếp sau.

Bởi vì anh với em đã ăn thịt luộc, chấm mắm nêm rồi, nên:

Chân quê tình nghĩa trước sau đong đầy.

Các loại mắm đặc sản miền Nam. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhà văn Sơn Nam có truyện ngắn CON BẢY ĐƯA ĐÒ trong tập truyện Hương Rừng Cà Mau.

Khi về già, con Bảy đưa đò được kêu là dì Bảy. Dì Bảy nói:

Cái việc hò hát cũng như cái việc luộc thịt heo vậy. Ai làm cũng được. Cách thức dễ ợt. Nhưng mà công phu lắm”.

Công phu là làm sao? Là cần “một tấm lòng”!

Khi đọc bài thơ MỜI ANH THỊT LUỘC MẮM NÊM tôi nhớ tới truyện ngắn CON BẢY ĐƯA ĐÒ. Nhớ tới chớ không so sánh, vì trong truyện ngắn của mình Sơn Nam đã lồng trong cuộc đời cô gái đưa đò không khí mênh mang thời kháng chiến, và câu kết “cần một tấm lòng” gói cả tâm sự u hoài của kiếp người riêng, cũng của núi sông chung. Tống Thu Ngân thì chỉ viết về mối tình trai gái, thực thà như món ăn thịt luộc mắm nêm.

Bài thơ này có những câu khiến tôi rung động. Phải chăng bởi vì tôi nhìn bài thơ như một tiếng lòng chân quê trong hoàn cảnh ruộng vườn Lục Tỉnh? Bài thơ có thể khiến, trong một khoảnh khắc tâm tình nào đó hay giữa một khung cảnh nào đó, người ta cảm động. Với tôi vậy là đủ rồi! Vì thơ là để cảm…

Khi đọc và cảm bài thơ MỜI ANH THỊT LUỘC MẮM NÊM, tôi không quan tâm tới các danh xưng của tác giả tại sự kiện “Lễ hội doanh nhân - Thương hiệu vàng đất Việt - Lãnh đạo tiêu biểu Việt Nam”. Đó là một đề tài khác, tôi tách biệt với chủ đề cảm thơ, bình thơ!

Tác giả Tống Thu Ngân có khá nhiều bài khiến nhàm chán vì cùng chủ đề và tứ thơ thì lặp đi lặp lại. Không ít bài dễ dãi. Có hề chi, bài nào không cảm thì lướt qua. Chịu khó đọc, tôi gặp những câu khiến mình bâng khuâng nhớ một thời xóm làng, cá sông, rau vườn, nắng đọt cây… Và những tình yêu bắt đầu từ lát xoài xanh chấm nước mắm đường dưới tán cây rợp nắng, từ thịt ba chỉ luộc kẹp rau sống chấm mắm cá trèn với cơm gạo Nàng Hương…

Thiệt lòng, tôi hơi tiếc cho tác giả. Nếu thay vì mặc chiếc áo sặc sỡ, chị mặc chiếc áo bà ba hay áo dài…

Sài Gòn 29.12.2022

Lê Học Lãnh Vân

.
Tin khác
Ký ức biệt động Sài Gòn trong câu chuyện kết nối thế hệ
Ký ức biệt động Sài Gòn trong câu chuyện kết nối thế hệ

Ký ức biệt động Sài Gòn từng được đưa lên màn ảnh, bây giờ lại tái hiện trong truyện dài ‘Nụ hôn dưới vòm cây’ của tác giả Nguyễn Khắc Cường.

Châu Thành không chỉ một địa danh phổ biến miền Tây Nam bộ
Châu Thành không chỉ một địa danh phổ biến miền Tây Nam bộ

Châu Thành được đặt tên cho vùng đất nằm cạnh tỉnh lỵ, áp dụng hầu hết miền Tây Nam bộ, như một thói quen ngày xưa, như một kỷ niệm hôm nay.

Hồ Chí Minh và vẻ đẹp vĩ nhân luôn tin ở con người
Hồ Chí Minh và vẻ đẹp vĩ nhân luôn tin ở con người

‘Hồ Chí Minh - Người tin ở con người’ là tuyển thơ của tác giả Hải Như, được ấn hành nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tương truyền dấu chữ người thơ xưa & bước chân Đầu Đà người tu nay
Tương truyền dấu chữ người thơ xưa & bước chân Đầu Đà người tu nay

Thơ Hồ Xuân Hương có sức ảnh hưởng to lớn đến mức ngoài phần thơ 'chính hiệu', còn trên trăm bài phổ biến trong dân gian cũng được 'tương truyền' là do bà sáng tác.

‘Đóa hoa sương núi’ ẩn hiện ước mơ những đứa trẻ Raglai
‘Đóa hoa sương núi’ ẩn hiện ước mơ những đứa trẻ Raglai

‘Đóa hoa sương núi’ của tác giả Tâm An được ra mắt sáng mồng ba Tết Ất Tỵ tại lễ hội Đường sách TP.HCM, chia sẻ cuộc sống những đứa trẻ dân tộc Raglai.

'Tắt lửa lòng' của Nguyễn Công Hoan được thắp lại trên sân khấu
'Tắt lửa lòng' của Nguyễn Công Hoan được thắp lại trên sân khấu

‘Tắt lửa lòng’ của nhà văn Nguyễn Công Hoan sau 90 năm xuất hiện trên sân khấu cải lương lại được đưa lên sân khấu kịch nói vào dịp Tết Ất Tỵ.

Đánh đáo - trò chơi dân gian của trẻ con dịp Tết
Đánh đáo - trò chơi dân gian của trẻ con dịp Tết

Khắp các khoảnh đất, dưới các bụi tre, bên đình đều có xới đáo của bọn trẻ con. Quần áo mới, túi rủng rẻng, mồ hôi, mồ kê bết tóc, hăng say và cay cú.

Bầy rắn của nhà thơ Hữu Loan
Bầy rắn của nhà thơ Hữu Loan

Nhớ năm 1988, Hữu Loan trở lại Hà Nội sau bao năm biền biệt. Đưa cụ Hữu Loan cùng đám bạn bám theo về khu tập thể, chợt tôi lóe ra một quyết định.

Truyện ngắn của nhà văn Phạm Lưu Vũ: Đạo dụ tân kinh
Truyện ngắn của nhà văn Phạm Lưu Vũ: Đạo dụ tân kinh

Có câu rằng: “Số thầy thì để cho ruồi nó bâu”.

Lễ nghi Tết chốn cung đình
Lễ nghi Tết chốn cung đình

Huế đẹp không chỉ từ Quần thể di tích Cố đô mà đẹp từ trong ý thức của mỗi người về văn hóa lễ hội.

Đình nguyên Hoàng giáp Bùi Sĩ Tiêm: 'Còn một lòng âu việc nước'
Đình nguyên Hoàng giáp Bùi Sĩ Tiêm: 'Còn một lòng âu việc nước'

Cuộc đời làm quan của Bùi Sĩ Tiêm sẽ còn thăng tiến nếu ông không nói lời ngay thẳng để vạch ra những nguyên nhân khiến xã hội lúc đó rối ren, hỗn loạn.

Truyện ngắn của nhà văn Phạm Ngọc Tiến: Thăm thẳm vòng đời
Truyện ngắn của nhà văn Phạm Ngọc Tiến: Thăm thẳm vòng đời

Non tháng nữa là Tết nhưng nắng cứ vàng rờ rỡ cả ngày, còn may trời vẫn se se lạnh lúc cuối chiều nên cữ đạp xe thể thao thường nhật của ông Cả Ngưỡng xem ra nhàn nhã khác hẳn ngày hè nóng nực hay tiết thu thất thường khi oi nồng lúc mát mẻ.

Sự kiện