Lễ hội sen và những tấm lòng ngưỡng mộ hoa sen

Tuy Hòa - Thứ Sáu, 12/07/2024 , 11:58 (GMT+7)

Lễ hội sen Hà Nội 2024 không chỉ khẳng định một di sản văn hóa phi vật thể, mà còn là dịp chứng minh vẻ đẹp hoa sen trong tâm hồn người Việt.

"Trong đầm gì đẹp bằng sen".

Lễ hội sen Hà Nội 2024 diễn ra 5 ngày, từ 12/7 đến 16/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ. Đây là lần đầu tiên lễ hội sen Hà Nội được tổ chức, nhằm chào đón bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho nghề ướp trà sen Tây Hồ. Lễ hội sen Hà Nội cũng giới thiệu ẩm thực từ sen, những bức ảnh đẹp về sen và nhiều hoạt động đặc sắc khác.

Như một sự trùng hợp thú vị, khi lễ hội sen Hà Nội khai mạc, thì cuốn sách “Thơ sen” do nhà thơ Hà Nội nổi tiếng Đặng Huy Giang tuyển chọn, cũng được ra mắt công chúng. Đọc thơ viết về sen trong dịp lễ hội sen Hà Nội, thực sự tăng thêm màu sắc cho một trải nghiệm thú vị.

“Thơ sen” là một tập hợp công phu, bao gồm 68 tác giả viết về sen, từ các danh nhân lịch sử Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát đến những gương mặt hôm nay như Lê Quý Dương, Nguyễn Vĩnh Bảo, Phạm Trung Tín…

Tập "Thơ sen" do nhà thơ Đặng Huy Giang tuyển chọn.

Trong “Thơ sen” dễ dàng bắt gặp những bài thơ viết trực diện về sen Tây Hồ. Nếu nhà thơ Phạm Công Trứ có “Tây Hồ một thuở” hoài vọng: “Làng hoa này chỉ còn tên/ Sâm cầm cánh đỗ trắng miền ngày xưa/ Hỏi sen, sen đã gió đưa/ Hỏi hồ, hồ bảo cũng thừa ngàn năm/ Hỏi trăng, trăng hẹn đến rằm/ Hỏi sương, sương bận đến thăm Nhà Thuyền/ Hỏi nhiều thành kẻ vô duyên/ Thì vào Trấn Quốc tham thiền cùng cây”, thì nhà thơ Vũ Quần Phương có “Chè sen” trầm tư: “Tôi nâng chén chè sen ngạt ngào hương mùa hạ/ Tôi uống chè hay sen, không biết/ Chỉ biết rằng hoa thác, thì chè thành hương bay”.

Thậm chí, nhà thơ Trần Ninh Hồ trong bài thơ “Với rượu sen Tây Hồ” còn khẳng định sen nơi đây có thể ướp thành loại rượu độc đáo: “Rượu cốt ủ nghìn hộc/ Hương thơm lừng muôn nơi/ Chén gốm Bát Tràng dốc/ Nước Tây Hồ có vơi”.

Hoa sen trong tâm thức đại đa số người Việt đã được xem như quốc hoa. Cho nên, những điều thiêng liêng và đẹp đẽ thường được ví von với hoa sen. Nhà thơ Thi Hoàng trong bài “Ngưỡng mộ hoa sen” đã liên tưởng gắn kết giữa hoa sen và người mẹ: “Hoa sen không định thơm/ Không định thơm thì mới thơm như thế/ Rất tự nhiên là ta nhớ mẹ/ Mẹ quá xa rồi/ Để ta thành con cái của làn hương”.

Vẻ đẹp hoa sen trong tranh họa sĩ Phạm Lực.

Hoa sen đi vào tục ngữ, ca dao, dân ca như một biểu tượng thanh cao. Cho nên, hầu hết các nhà thơ lấy cảm hứng hoa sen để sáng tác đều kế thừa nền tảng thẩm mỹ của tổ tiên. Nhà thơ Nguyễn Phan Hách phác họa một bức tranh quyến rũ: “Em gái nhỏ thơ ngây/ Xuống đầm hoa sen tắm/ Trắng muốt trong nước xanh/ Giữa rừng hoa sen trắng”.

Nếu nhà thơ Trương Nam Chi xem việc ngắm hoa sen cũng là liệu pháp “chữa lành” hiệu quả “Mất còn hay những được thua/ Rốn thiêng vũ trụ bốn mùa vây quanh/ Chúng sinh gieo giấc thiện lành/ Nụ hoa giác ngộ hóa thành tòa sen”, thì nhà thơ Trần Hòa Bình qua “Bài hát ru hoa sen” lại nghĩ hoa sen có khả năng đại diện cho quan hệ phu thê thánh thiện: “Ngủ đi những đóa hoa vợ chồng/ Ta ru hoa một đêm dài đơn độc/ Và em nữa, đã bao giờ em khóc/ Trước hồn sen trong vắt một ước nguyền/ Trước những cánh sen quay trong gió như thuyền/ Ngủ đi, nhưng đừng vào lãng quên/ Những đóa hoa sen ta hái về chậm trễ/ Ta yêu em mà không sao thưa được/ Em ngủ trong bình, em thức trong ta”.

Cũng giống những loài hoa khác, hoa sen khi tàn lụi bỗng để lại một sự nuối tiếc và sự hụt hẫng không nguôi cho người tôn thờ hoa sen. Nhà thơ Yến Lan thảng thốt: “Thỏn mỏn lòng ao tắt điểm hồng/ Ngó tàn, tơ rã lẫn theo rong/ Trách chi thu sớm sang mùa sớm/ Để trống hương sen một cõi lòng”.

"Vượt lên bùn, sen cứ ngát hương sen".

Tuyển chọn “Thơ sen” là một nỗ lực đáng ghi nhận khi minh định quan hệ hoa sen và thi ca. Chắc chắn hình ảnh hoa sen còn tiếp tục len lỏi vào mỗi giấc mơ của người Việt, tiếp tục ẩn hiện trên mỗi câu thơ của người Việt. Bởi lẽ, hoa sen không chỉ bật lên một vẻ đẹp, còn xung quanh hoa sen còn gợi mở bao nhiêu triết lý nhân sinh. Ví dụ, nhà thơ Chế Lan Viên suy tư: “Anh có cho tôi làm hoa sen không, tôi trong lý lịch có bùn/ Thân phận người mà, ai chả có bùn đen/ Giết chết một mùi hương, dễ thôi, cứ quậy bùn lên để giết/ Nhưng vượt lên bùn, sen cứ ngát hương sen”.

Tuy Hòa
Tin khác
Ký ức làng xưa chấp chới trên đôi cánh thời gian
Ký ức làng xưa chấp chới trên đôi cánh thời gian

Ký ức làng xưa bên dòng sông Lam được tác giả Hoa Mai tái hiện một cách sinh động qua tập tản văn giàu chất thơ, có tên gọi ‘Trên đôi cánh thời gian’.

Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi
Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi

Thiên tai khắc nghiệt đẩy hàng triệu số phận con người vào hoàn cảnh bi thương, được nhiều thế hệ nhà thơ Việt phản ánh trong các sáng tác thi ca.

'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ
'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ

‘Tư duy ngược’ được xem như một phương pháp rèn luyện kỹ năng sống hiện đại, nhưng sự đón nhận của độc giả trẻ cũng có nhiều góc độ khác nhau.

Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp
Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp

Danh họa Hồ Hữu Thủ, một tên tuổi hàng đầu của giới mỹ thuật Việt Nam hiện đại, vừa qua đời tại TP.HCM sau thời gian bạo bệnh, hưởng thọ 85 tuổi.  

Thiên nhiên vẫy gọi phía sau lưng người thăm thẳm
Thiên nhiên vẫy gọi phía sau lưng người thăm thẳm

Thiên nhiên vẫy gọi mỗi cá nhân phải có hành động tích cực để bảo vệ môi trường sống, đó là thông điệp chủ yếu trong tập truyện ‘Lưng người thăm thẳm’.

Bác sĩ Hoàng Thạch hoài niệm chiều một lời ru rất xa
Bác sĩ Hoàng Thạch hoài niệm chiều một lời ru rất xa

Bác sĩ Hoàng Thạch gửi gắm nhiều tâm sự với cố hương trong tập thơ ‘Hoài niệm chiều’ giăng mắc buồn thương xa vắng của một thân phận tha phương.

Thư viện của 230 đứa trẻ tự giác và ông giáo già Phạm Hữu Lợi
Thư viện của 230 đứa trẻ tự giác và ông giáo già Phạm Hữu Lợi1

Đó là một khuôn viên 2 tầng khung cột sắt, tường kính trong suốt có ba cửa ra vào. Dòng chữ in ngoài không quá to nhưng ai cũng nhìn rõ: 'Thư viện tự giác'.

Đại sứ văn hóa đọc và những bất ngờ sau trang sách
Đại sứ văn hóa đọc và những bất ngờ sau trang sách

Đại sứ văn hóa đọc có nhiều con đường khác nhau để bước vào thế giới sách, và cách họ ứng xử với sách cũng góp phần hình thành thói quen đọc sách.

Thư viện Dương Liễu: Một thập kỷ gieo mầm tri thức
Thư viện Dương Liễu: Một thập kỷ gieo mầm tri thức

Nhiều bạn đọc 'nhí' trưởng thành từ thư viện đã trở về Dương Liễu làm tình nguyện viên, tiếp tục nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho nhiều trẻ em.

Thư viện 10.000 đầu sách trên đất lành làng Cò
Thư viện 10.000 đầu sách trên đất lành làng Cò

Hàng ngàn cò, vạc chọn ao đình làm nơi trú ở khiến làng cũng được gọi thành làng Cò. Trên mảnh đất ấy, một thư viện làng cũng có tên gọi: Thư viện làng Cò.

Những đứa trẻ vùng cao 'khát' sách
Những đứa trẻ vùng cao 'khát' sách

Đầu năm học mới, nhiều đứa trẻ vùng cao vẫn chưa có sách vở đến trường. Chúng mặc cảm, tự ti với phận mình nên chẳng dám đòi hỏi gì.

Vua tiêu Việt trên hành trình nông sản và hành trình trang sách
Vua tiêu Việt trên hành trình nông sản và hành trình trang sách

Vua tiêu Việt là sự xưng tụng xứng đáng dành cho doanh nhân Phan Minh Thông trên con đường lập nghiệp gắn bó giữa thương hiệu nông sản và giá trị trang sách.

Sự kiện