‘Lời phả hương’ và những ấn tượng thi ca

Đặng Huy Giang - Thứ Sáu, 01/09/2023 , 11:10 (GMT+7)

‘Lời phả hương’ là tên gọi tập thơ mới của Đinh Nho Tuấn, một nhà thơ quê quán Hương Sơn, Hà Tĩnh từng du học tại Nga và hiện nay sinh sống tại TP.HCM.

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn.

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn.

“Lời phả hương” là tập thơ thứ năm của Đinh Nho Tuấn, sau các tập “Em hãy cho anh vội”, “Em tôi”, “Díu dan với núi sông” và “Ngàn tiếng đời ấp ủ”. Nhà thơ Đinh Nho Tuấn sinh năm 1966, là con trai của nhà báo Đinh Nho Liêm - Nguyên Tổng Biên tập báo Nghệ Tĩnh và báo Hà Tĩnh.

Tình cờ, tôi có trong tay “Lời phả hương” của Đinh Nho Tuấn, nhờ hoạ sĩ Ngô Xuân Khôi. Bởi lẽ, Ngô Xuân Khôi là bạn của nhà thơ Đinh Nho Tuấn và người vẽ bìa cho tập thơ “Lời phả hương”. Là người yêu thơ, mê thơ... tôi đã đọc một mạch “Lời phả hương” đến mức không dứt ra được.

Chỉ riêng tên tập thơ đã quá hay. Lời mà phả ra hương (mùi thơm) hay hương ở trong lời mà bay ra hoặc hương có xuất phát từ lời, xưa nay, đã chắc có không nhiều người nghĩ tới. Nếu nói chỉ riêng tên gọi của tập thơ đã là một phát hiện, chắc hẳn cũng không quá lời một chút nào.

Tôi không biết “Lời phả hương” có liên quan đến “Biết bao giờ mới thôi phả hương” (tên một bài thơ trong tập thơ) không? Hay “Lời phả hương” có gợi ý từ “Biết bao giờ mới thôi phả hương” không? Nhưng bốn câu thơ cuối của “Biết bao giờ mới thôi phả hương” khiến người đọc không thể không ngẫm nghĩ: “Những cây cầu chết lịm với thời gian/ Vẫn mải mê nối hai bờ cao thấp/ Gió mùa thu cuộn tròn trong lồng ngực/ Biết bao giờ mới thôi phả hương”.

Hơn ai hết, Đinh Nho Tuấn có ý thức và trách nhiệm rất cao về bổn phận của nhà thơ. Bởi thế trong “Hơi thở đêm”, ông mới viết: "Những bài thơ của anh muôn đời của anh/ Nếu anh không viết chúng ra thì không ai sẽ viết”. Bởi thế trong “Tôi thách tôi”, ông mới viết: "Tôi vẫn viết như ngày mai tuyệt chủng...Một niềm tin thơ và một bản lĩnh thơ như thế, ở đời, dễ có mấy ai!".

Đọc những câu thơ này, tôi không thể không nhớ đến một bài thơ ngắn của Tagore viết cách nay đã lâu: “Tôi nằm ngủ và mơ thấy cuộc đời là niềm vui/ Tôi thức giấc và tôi thấy cuộc đời là bổn phận/ Tôi hành động và... ô kìa bổn phận chính là niềm vui”. Vâng, trong thơ cũng thế thôi, bổn phận là một cái gì không thể thay thế và cũng là niềm vui, là hạnh ngộ của Đinh Nho Tuấn.

Nhiều bài thơ trong “Lời phả hương” là thơ về tình yêu hoặc có liên quan đến tình yêu. Thơ tình Đinh Nho Tuấn thường được triển khai có ý, có tứ và rất lạ. Ta chỉ cần đọc bốn bài: “Anh sẽ ăn những vầng trăng vỡ”, “Sao em nhiều thế em ơi” và “Tìm nhau”, “Mong manh tìm về mong manh” là hiểu con người tình yêu của ông.

“Anh sẽ ăn những vầng trăng vỡ/ Nuốt vào lòng tiếng nói thân quen/ Dẫu hoá đá thiên thai tức tưởi/ Chôn chân ngàn năm anh đợi em”.

“Ngày đầu gặp anh/ Em chỉ là giọt nắng/ Ai nuôi em lớn thành mặt trời/ Mà chiếu trong anh từng hơi thở/ Sao em nhiều thế em ơi!”.

“Đích đến em vô cùng”

“Khói sương đi tìm sương khói/ Mong manh tìm về mong manh”

Đây là bốn chi tiết thơ đáng nhớ, như chạm khắc vào trí nhớ người đọc và không dễ viết. Riêng “Sao em nhiều thế em ơi” và “Đích đến em vô cùng” là tình yêu của anh dành cho em, được ấp ủ một đời. Còn “Khói sương tìm về sương khói/ Mong manh tìm về mong manh” chính là bản chất của tình yêu.

Và trong tình yêu, quan trọng hơn vẫn là sự tương ứng, tương thích: “Nếu sóng kia vỗ bờ không khắc khoải/ Thì cát kia đau khổ làm gì” (Với biển đêm).

Tập thơ 'Lời phả hương'.

Tập thơ "Lời phả hương".

Trong tập thơ “Dan díu với núi sông” xuất bản năm 2020, ít nhất Đinh Nho Tuấn nhắc đến em qua “Em vắt tôi”, “Tôi là tôi cả tình yêu sự chết”, “Cho tôi xuống bến Lam Kiều”, trong đó có những câu rất đáng đánh dấu khuyên vào đó: Khi em nở một nụ cười/ Em vắt tôi/ Dưới ánh hào quang tôi tan chảy...; Tôi ngồi bên em chiều hoang dại/ Chợt hình em là ánh sao xa/ Một vì sao muôn trùng khác biệt/ Không lẫn không tan giữa bao la; Cả nắm đất ngày thanh minh em hái/ Nay hạt mầm nở giữa lòng ta...

“Vì thế ta trong nhau” là bài thơ được về tổng thể. Bài thơ có năm khổ, khổ nào cũng chu diên, vẹn toàn. Bài thơ như dồn nén lại và như vỡ oà ra ở khổ cuối:

“Nhưng bình minh và hoàng hôn vẫn run run ngày mai

Yêu thương đâu cần câu từ khúc chiết

Những giọt mưa đánh vẫn nhau ê a thân thuộc

Vì thế ta trong nhau”.

“Tổ quốc tôi đang chạy” là một tứ thơ độc đáo. Sức nặng như nằm trong ba câu:

“Giấc mơ đặt lên yên ngựa

Sinh ngày để kiếm đường đi

Bởi chưng dừng là sự chết...”.

Thơ Đinh Nho Tuấn còn nhiều nét lạ nữa qua những câu “Ta ngồi đây như cây bật gốc” trong “Có cơn bão xa là thanh kiếm”, “Xinh đẹp như nỗi cô đơn” trong “Gái quê”, “Biển là tôi trôi ngược về em” trong “Với biển đêm”...

Trong “Anh và tôi trái đất rồi sẽ thiếu”, Đinh Nho Tuấn băn khoăn về cách hành xử giữa người với nhau trong cuộc sống hàng ngày: Ta như thế nào với nhau? Ông không chỉ băn khoăn mà còn đau đớn một cách quyết liệt trước khổ đau và mất mát của bà mẹ Ukraine và bà mẹ Nga trong cuộc xung đột Nga - Ukraina.

Đây là mấy câu trong “Họ quá vội về bên kia thế giới”: “Tôi thấy người mẹ Ucraina/ Khóc, đợi con trong bóng tối/ Cách đó hàng ngàn dặm, những người mẹ nước Nga/ Không kém phần khổ đau chờ đợi”.

Đây là mấy câu trong “Chiến tranh”: “Họ nói về mẹ mình/ Nhưng bắn vào mẹ người khác/ Họ nói về những đứa con mình/ Nhưng giết chết những đứa con người khác”.

Từ mấy câu thơ gan ruột này của Đinh Nho Tuấn, tôi chợt nghĩ và đặt ra câu hỏi: Nếu không quan tâm hoặc bầy tỏ thái độ đến số phận con người, không quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc, của đời sống, thì các nhà thơ và thơ sinh ra để làm gì nhỉ?

Đặng Huy Giang
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ10

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?10

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.