Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca

Trần Đức Tín - Thứ Năm, 02/01/2025 , 08:10 (GMT+7)

Lục bát thiền là nét đặc trưng cơ bản được tác giả Trần Lê Khánh chắt chiu thể hiện qua tập thơ ‘Đồng’ do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành.

Nhà thơ Trần Lê Khánh. 

Lục bát thiền dẫn dắt cả người viết lẫn người đọc vào những chiêm nghiệm nhẹ nhàng và sâu lắng. Vì vậy, lục bát thiền với hai thành tố “lục bát” và “thiền” cần sự suy tư và kết nối chặt chẽ. Nói cách khác, đó là phép cộng giữa đồng điệu và đồng cảm

Tập thơ “Đồng” của tác giả Trần Lê Khánh là một đường biên dài vo tròn lại của hành trình khai phá một hướng thơ ngắn gọn, gãy gập, xúc tích mà ông đã dày công thực hiện lần lượt qua các thi tập trước, bao gồm “Lục bát Múa”, “Dòng sông không vội”, “Ngày như chiếc lá”, “Giọt nắng tràn ly”, “Xứ - rung một ngọn mây” và “Ngàn bài thơ khác” (được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam nă 2022).

Nếu đặt tập thơ “Đồng” trong sự tương quan của các tập thơ trước đó, tôi mường tượng ra hướng đi của nhà thơ, hẳn là đã rất dày công để khai mở và bảo vệ nó khỏi sự tác động của các thể, loại, bài thơ cùng hơi hướng khai thác của các thi nhân khác. Tôi dùng từ dày công vì tính đến nay thì “Đồng” là thi tập thứ 8 của Trần Lê Khánh, cả 8 tập thơ đều theo một con đường độc đạo duy nhất là: Ngắn. Dù là ngắn nhưng đủ, đủ trải cho tâm tư mình, đủ gợi cho người đọc và đủ chiêm nghiệm cho con chữ ông viết.

Xưa nay, điều đầu tiên thơ mang là tâm tư của nhà thơ, Trần Lê Khánh không ngoại lệ. Ở tập thơ “Đồng” cũng nhiều âu lo, nhiều tâm thức của ông phả vào câu chữ “nghe quen tiếng dế bao đời/ như cành củi mục tự rơi một phần” (Xứ 100). Có lẽ, đâu đó trong hành trình thơ, hành trình sống của mình, có lúc ông bế tắc, loay hoay tự hỏi lòng trên con đường vời vợi của thi ca. Và trong những đêm tối thừa mứa buồn bã ấy, ông giãi bày “ta đùn con chữ ra xa/ trên trang giấy trắng tay ta nằm buồn/ hoàng hôn trở dạ ven đường/ sinh ra gã ngốc trần truồng tâm can” (Xứ 16).

Lục bát là thể thơ rất dễ làm nhưng khó hay, dễ làm vì vần điệu của nó nhưng nếu sa vào vần điệu sẽ gò ép câu chữ, làm câu thơ đọc lên rất suông nhưng ít hoặc gượng nghĩa sẽ gần với ca dao, hò, vè hơn. Có người từng ví làm thơ lục bát như đi trên lưỡi dao lam, không khéo sẽ đứt ngay, nghĩ cũng có lý.

Ngoài sự dụng chữ đáp ứng yêu cầu vần điệu của quy định thể loại, người làm thơ lục bát còn phải có sự kiên định và sáng tạo riêng biệt  trong mỗi ý, mỗi câu. Bởi lẽ, tiền nhân người Việt đã mòn chân trong khu vườn lục bát. Viết lục bát, mà lại theo đuổi lục bát thiền, đôi khi cũng là một sự liều lĩnh của người làm thơ.

Tập thơ “Đồng” của Trần Lê Khánh có tất cả 10 chương, gồm 100 bài lục bát vừa vặn nhưng không khó để khẳng định lục bát của Trần Lê Khánh là lục bát mới. Thơ ông mới trong cách nghĩ, cách triển khai, như việc ông tìm thấy ánh sáng của cuộc sống mình “trong ngôi đền của loài người/ một đốm lửa nhỏ bằng mười đêm trăng” (Xứ 13) hoặc “con cá đục thủng mặt hồ/ giấc mơ người mỏng như tờ giấy lanh” (Xứ 99).

Tập thơ "Đồng" do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành.

Cái mới của tập thơ “Đồng” không chỉ ở ý tứ, mà dường như nó còn được tiếp sức qua kinh kệ, qua sự thong thả mang hơi hướng thiền. Đọc qua 100 bài thơ,  không khó bắt gặp những quang cảnh nhuốm màu thiền “nhà sư sửa lại hình hài/ ánh đèn sờ rớ lên vài chỗ quen” (Xứ 98) “bức tượng đã lớn trong chùa/ người loay hoay đặt cho vừa bóng trăng” (Xứ 20) hoặc “ngôi chùa leo đến lưng đồi/ thì nằm đó thở cùng tôi kiếp nào” (Xứ 74)

Tác giả Trần Lê Khánh đã làm thơ như dụng đạo. Tất cả bài thơ đọc xong, dù nặng nề hay trăn trở đến cuối cùng đều trôi qua nhẹ nhàng, như áng mây lửng lờ, nắng chiều về núi. Trong miên man lục bát thiền của ông, có bài thơ “Xứ 71” đã đọng lại tôi sau khi đọc. Thiền đó, đạo đó và cũng yêu thương đó, đời thường đó và trăn trở để tha thứ: “người về khoác chiếc áo tu/ mảnh vải quệt đất như mù đường xa/ chiều đã nhập vào cánh hoa/ và em chỉ ngắt đời ta một lần/ người khất sĩ bỗng dừng chân/ có kẻ quỳ xuống xin dâng tiếng cười/ kiếp này rồi kiếp nữa thôi/ là hết quá khứ của mười ngón tay”

Chủ đích viết lục bát thiền, nên thơ Trần Lê Khánh không quá xù xì. Dù có đặt vào một vấn đề nhân sinh hay triết lý, chữ nghĩa cũng đưa ra rất tự nhiên kết hợp ngôn ngữ đời thường. Chính vì sự kết hợp này, người đọc chiêm nghiệm về thi ca như một cơ hữu của hơi thở hàng ngày “sông còn giữ sóng nổi không/ bàn tay ta vỗ lên dòng nước xanh” (Xứ 08).

Trần Đức Tín
Tin khác
Hồ Chí Minh và vẻ đẹp vĩ nhân luôn tin ở con người
Hồ Chí Minh và vẻ đẹp vĩ nhân luôn tin ở con người

‘Hồ Chí Minh - Người tin ở con người’ là tuyển thơ của tác giả Hải Như, được ấn hành nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tương truyền dấu chữ người thơ xưa & bước chân Đầu Đà người tu nay
Tương truyền dấu chữ người thơ xưa & bước chân Đầu Đà người tu nay

Thơ Hồ Xuân Hương có sức ảnh hưởng to lớn đến mức ngoài phần thơ 'chính hiệu', còn trên trăm bài phổ biến trong dân gian cũng được 'tương truyền' là do bà sáng tác.

‘Đóa hoa sương núi’ ẩn hiện ước mơ những đứa trẻ Raglai
‘Đóa hoa sương núi’ ẩn hiện ước mơ những đứa trẻ Raglai

‘Đóa hoa sương núi’ của tác giả Tâm An được ra mắt sáng mồng ba Tết Ất Tỵ tại lễ hội Đường sách TP.HCM, chia sẻ cuộc sống những đứa trẻ dân tộc Raglai.

'Tắt lửa lòng' của Nguyễn Công Hoan được thắp lại trên sân khấu
'Tắt lửa lòng' của Nguyễn Công Hoan được thắp lại trên sân khấu

‘Tắt lửa lòng’ của nhà văn Nguyễn Công Hoan sau 90 năm xuất hiện trên sân khấu cải lương lại được đưa lên sân khấu kịch nói vào dịp Tết Ất Tỵ.

Đánh đáo - trò chơi dân gian của trẻ con dịp Tết
Đánh đáo - trò chơi dân gian của trẻ con dịp Tết

Khắp các khoảnh đất, dưới các bụi tre, bên đình đều có xới đáo của bọn trẻ con. Quần áo mới, túi rủng rẻng, mồ hôi, mồ kê bết tóc, hăng say và cay cú.

Bầy rắn của nhà thơ Hữu Loan
Bầy rắn của nhà thơ Hữu Loan

Nhớ năm 1988, Hữu Loan trở lại Hà Nội sau bao năm biền biệt. Đưa cụ Hữu Loan cùng đám bạn bám theo về khu tập thể, chợt tôi lóe ra một quyết định.

Truyện ngắn của nhà văn Phạm Lưu Vũ: Đạo dụ tân kinh
Truyện ngắn của nhà văn Phạm Lưu Vũ: Đạo dụ tân kinh

Có câu rằng: “Số thầy thì để cho ruồi nó bâu”.

Lễ nghi Tết chốn cung đình
Lễ nghi Tết chốn cung đình

Huế đẹp không chỉ từ Quần thể di tích Cố đô mà đẹp từ trong ý thức của mỗi người về văn hóa lễ hội.

Đình nguyên Hoàng giáp Bùi Sĩ Tiêm: 'Còn một lòng âu việc nước'
Đình nguyên Hoàng giáp Bùi Sĩ Tiêm: 'Còn một lòng âu việc nước'

Cuộc đời làm quan của Bùi Sĩ Tiêm sẽ còn thăng tiến nếu ông không nói lời ngay thẳng để vạch ra những nguyên nhân khiến xã hội lúc đó rối ren, hỗn loạn.

Truyện ngắn của nhà văn Phạm Ngọc Tiến: Thăm thẳm vòng đời
Truyện ngắn của nhà văn Phạm Ngọc Tiến: Thăm thẳm vòng đời

Non tháng nữa là Tết nhưng nắng cứ vàng rờ rỡ cả ngày, còn may trời vẫn se se lạnh lúc cuối chiều nên cữ đạp xe thể thao thường nhật của ông Cả Ngưỡng xem ra nhàn nhã khác hẳn ngày hè nóng nực hay tiết thu thất thường khi oi nồng lúc mát mẻ.

Giao thừa bâng khuâng những hương vị hoài niệm xa xưa
Giao thừa bâng khuâng những hương vị hoài niệm xa xưa

Giao thừa bâng khuâng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, như réo gọi những thanh âm một thời xa xưa từ ký ức vọng về từng đợt nôn nao.

'Trời đã mới người càng nên đổi mới'
'Trời đã mới người càng nên đổi mới'

Bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ta hãy cùng đọc, cùng ngẫm để cùng thấm tư tưởng sống này của Phan Bội Châu.