Nhà nghiên cứu đam mê khám phá phong tục thờ cúng cổ truyền

Xuân Trường - Chủ Nhật, 26/01/2025 , 18:12 (GMT+7)

Nhà nghiên cứu Trung Chính Quách Trọng Trà nhân dịp Tết Ất Tỵ vừa giới thiệu cuốn sách ‘Thờ cúng cổ truyền Việt Nam – Nghi lễ và thực hành nghi lễ’.

Nhà nghiên cứu Trung Chính Quách Trọng Trà.

Nhà nghiên cứu Trung Chính Quách Trọng Trà sinh năm 1976 tại Bạc Liêu. Sau khi tốt nghiệp cử nhân văn học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, nhà nghiên cứu Trung Chính Quách Trọng Trà tập trung nghiên cứu về các nghi thức thờ cúng của người Việt Nam. Cuốn sách “Thờ cúng cổ truyền Việt Nam – Nghi kễ và thực hành nghi lễ” do Nhà Xuất bản Thế giới ấn hành trước thềm xuân Ất Tỵ là công trình tích lũy một phần tư thế kỷ miệt mài của nhà nghiên cứu Trung Chính Quách Trọng Trà.

Các nghi thức thờ cúng, tế lễ ông bà tổ tiên và các bậc tôn kính như Phật, thánh, thần, tiên… đã hình thành và phát triển song hành với quá trình bền bỉ, kiên trinh dựng nước và giữ nước của người Việt, góp phần làm giàu nền văn hiến lâu đời của dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng thờ cúng cổ truyền, vẫn tồn tại nhiều quan niệm lạc hậu, ít nhiều còn rườm rà, nệ cổ hoặc mang màu sắc mê tín dị đoan.

Điểm đáng chú ý trước hết trong công trình của nhà nghiên cứu Trung Chính Quách Trọng Trà nằm ở việc giới thiệu, phân tích và hệ thống hóa một cách vừa có chiều sâu lý luận, vừa ngắn gọn, dễ hiểu những nét căn bản trong nghi lễ thờ cúng cổ truyền của người Việt.

Cuốn sách “Thờ cúng cổ truyền Việt Nam – Nghi kễ và thực hành nghi lễ” đưa ra 8 nguyên tắc thờ cúng gồm chân tâm, vị tha, trang nghiêm, tuân theo quy luật tự nhiên - xã hội, liên thông, lắng đọng, chân mỹ và thiêng liêng. Đồng thời cũng đề cập 3 tính chất trong thờ cúng, gồm tính triết lý, tính thực tiễn và tính thống nhất trong đa dạng. Việc tổng kết 8 nguyên tắc, 3 tính chất, theo tác giả không chỉ để thấy được giá trị tốt đẹp và độc đáo của truyền thống cha ông, mà còn giúp người Việt Nam hôm nay, đặc biệt là giới trẻ khi thực hành các nghi lễ có thể linh hoạt cải tiến, hiện đại hóa mà vẫn không xa rời bản sắc dân tộc.

Khi giới thiệu về từng hoạt động nghi lễ cụ thể, nhà nghiên cứu Trung Chính Quách Trọng Trà giải từ nguồn gốc đến đặc điểm của nghi lễ, qua đó làm cơ sở đi đến hướng dẫn thực hành cụ thể sao cho phù hợp nhất, có ý nghĩa nhất.

Chẳng hạn, bàn về lễ dâng sao giải hạn, một nghi lễ rất phổ biến và tồn tại từ lâu trong đời sống của người Việt Nam, không ít người cho rằng đây là hình thức có tính chất lạc hậu, phi khoa học. Tuy nhiên, thông qua giải thích về nguồn gốc có trong quan niệm dân gian và chỉ ra giá trị cốt lõi về tâm linh, tinh thần vốn in sâu trong tâm thức người Việt Nam, tác giả đã làm nổi bật ý nghĩa nhân văn của nghi lễ này và qua đó hướng dẫn mỗi người, mỗi gia đình có thể tự thực hiện một cách chân tâm, giản dị và tiết kiệm nhất.

Cuốn sách là một công trình nghiên cứu có giá trị về phong tục thờ cúng của người Việt Nam.

Một điểm đặc biệt của các bài văn khấn, văn lễ trong cuốn sách “Thờ cúng cổ truyền Việt Nam – Nghi kễ và thực hành nghi lễ” là dựa trên văn khấn cổ truyền của cha ông (vốn là các bài đã có từ lâu, sử dụng nhiều từ cũ, từ Hán Việt có phần trúc trắc, khó hiểu), tác giả soạn lại văn khấn với lối hành văn hiện đại, thuần Việt nhưng vẫn đảm bảo được sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt lẫn nội dung cốt lõi của các bài khấn. Cuốn sách giúp công chúng biết sử dụng các bài văn khấn bằng tiếng mẹ đẻ một cách nhuần nhụy và trong sáng, làm tăng thêm phần trịnh trọng và thành tâm khi tự mình dâng lễ tổ tiên, ông bà.

Qua cuốn sách “Thờ cúng cổ truyền Việt Nam – Nghi lễ và thực hành nghi lễ”, có thể thấy việc thờ cúng của người Việt Nam bao đời nay đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh, văn hóa cộng đồng của dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng của tiền nhân qua những thăng trầm của lịch sử, một mặt vẫn tiếp tục bảo lưu truyền thống, mặt khác tiếp thu những điểm ưu việt từ mọi nền văn hóa của thế giới để làm giàu đẹp thêm đời sống tinh thần - tâm linh của mình.

Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng chính là một phương thức tu tâm mà người Việt đã thực hành hành ngàn năm qua và sẽ không bao giờ mất đi. Vì vậy, thế hệ hôm nay cần tìm hiểu để thấy rõ hơn ý nghĩa, giá trị thờ cúng cũng như những nghi lễ căn bản, từ đó tiếp nối việc thờ cúng, lễ bái của tổ tiên cho đúng đạo lý.

Xuân Trường
Tin khác
Sài Gòn cuối năm âm thầm bao nhiêu thương nhớ
Sài Gòn cuối năm âm thầm bao nhiêu thương nhớ

Sài Gòn cuối năm bao giờ cũng vội vàng, sự hối hả của đô thị phương Nam dường như dồn lại trong những tờ lịch cuối cùng rời khỏi bloc lịch.

Một tiếng cười xua tan mọi cay cực nhân gian
Một tiếng cười xua tan mọi cay cực nhân gian

Một tiếng cười từ người xưa luôn có sức gợi mở hy vọng cho người nay. Năm Ất Tỵ 2025, kỷ niệm 110 năm ngày sinh của nhà văn Nam Cao (1915 - 1951) thì thử tìm một tiếng cười trong trang viết tác giả tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán, cũng là điều thú vị.

Người làng... đã thành người phố
Người làng... đã thành người phố

Tốc độ đô thị hóa đáp ứng những nhu cầu mới xuất phát từ sự thay đổi cơ cấu và tính chất của cư dân nông thôn hiện nay dường như đang phát triển đầy tính tự phát và có nguy cơ dẫn đến phá vỡ những cảnh quan nông thôn bao nhiêu đời nay.

Cuối tháng Chạp chợt thương một giọng chợ xa xôi
Cuối tháng Chạp chợt thương một giọng chợ xa xôi

Cuối tháng Chạp chộn rộn người xe tất bật, những buổi chợ cũng vội vàng bao nhiêu giọng điệu gợi lên nhiều kỷ niệm xôn xao về năm cũ sắp trôi qua.

Những người đàn bà đi máy bay Pháp tìm chồng qua vùng giới tuyến
Những người đàn bà đi máy bay Pháp tìm chồng qua vùng giới tuyến

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vào đầu tháng 5/1954, mẹ tôi và nhiều người phụ nữ ở Quảng Bình đã vào tận Huế để tìm và cùng chồng trốn lính trở về quê…

Đàn trâu của nhà thơ Phạm Đức
Đàn trâu của nhà thơ Phạm Đức

Thơ hay thường vận vào người. Chung cuộc, cho tới khi rũ áo ra đi, nhà Thơ Phạm Đức chỉ có một mình. Gia tài ông để lại là căn nhà bên mép sông Bùi còn chưa hết nợ, một tủ sách đồ sộ mấy trăm cuốn. Và đàn trâu…, gần hai trăm con.

Tác giả trẻ có một ‘dị bản’ được trao giải thưởng văn học
Tác giả trẻ có một ‘dị bản’ được trao giải thưởng văn học

Tác giả trẻ Nguyễn Đinh Khoa với truyện dài ‘Dị bản’ vừa được Hội Nhà văn TP.HCM trao giải thưởng văn học dành cho các cây bút dưới 40 tuổi.

‘Minh đạo sách’ trong ý thức sáng tạo của một người trẻ
‘Minh đạo sách’ trong ý thức sáng tạo của một người trẻ

‘Minh đạo sách’ là tác phẩm mới của nhà thơ Khúc Hồng Thiện, vừa được Nhà xuất bản Nghệ An ấn hành, mang nhiều suy tư về tinh thần văn hóa Việt.

‘Linh khí quốc gia’ góp một ý tưởng cho bài ca giữ nước
‘Linh khí quốc gia’ góp một ý tưởng cho bài ca giữ nước

‘Linh khí quốc gia’ là ý tưởng được đại tá Trần Thế Tuyển viết thành trường ca, nhằm kêu gọi hành động thiết thực cho những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.

Có 3 vua Quang Trung giả sang mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi năm 1790?
Có 3 vua Quang Trung giả sang mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi năm 1790?

Cuốn sách 'Danh nhân Phan Huy Ích (1751 – 1822)' do Nguyễn Tuấn Cường- Đỗ Thị Bích Tuyển (chủ biên) phát hiện thêm 2 vua Quang Trung giả trong chuyến mừng thọ vua Càn Long.

Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ
Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ

Trong cuốn 'Nợ đời' Lê Chín còn in những bài viết chân dung, ca ngợi những người tài, những người giàu nhiệt huyết mà tác giả ngưỡng mộ, quý mến.

Sự kiện

Một tiếng cười xua tan mọi cay cực nhân gian

Một tiếng cười xua tan mọi cay cực nhân gian

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Người làng... đã thành người phố

Người làng... đã thành người phố

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Cuối tháng Chạp chợt thương một giọng chợ xa xôi

Cuối tháng Chạp chợt thương một giọng chợ xa xôi

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt