Tác nhân giúp châu Á - Thái Bình Dương năng động, khỏe mạnh và thịnh vượng hơn

Tổng Giám đốc FAO Qu Dongyu - Thứ Năm, 22/02/2024 , 17:33 (GMT+7)

Tại châu Á và Thái Bình Dương, FAO hỗ trợ các quốc gia thúc đẩy kế hoạch đầu tư phù hợp với công tác giảm nghèo.

Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) Qu Dongyu.

Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) Qu Dongyu.

Chúng ta đều biết bản thân đang sống trong một thế giới đầy biến động. Hầu hết các khu vực châu Á và Thái Bình Dương đều chứng kiến sự thay đổi rất rõ ràng. Trong suốt 20 năm qua, nền kinh tế của nhiều quốc gia khu vực này đang dần thoát ly khỏi nhóm “ít phát triển nhất” để tiến tới trạng thái "thu nhập trung bình".

Tuy nhiên, sự thay đổi tích cực vốn giúp cuộc sống của chúng ta tốt hơn, lành mạnh hơn và thịnh vượng hơn lại không diễn ra một cách đồng đều trên khắp các quốc gia khu vực hay thậm chí là trong chính nội tại quốc gia đó.

Một mặt, châu Á và Thái Bình Dương đang là nơi tập trung 3 trong số 5 nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Nhóm quốc gia này và các quốc gia khác trong khu vực giúp nuôi sống hầu hết phần còn lại của thế giới nhờ nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa gạo và sự phát triển nhanh chóng của ngành protein.

Mặt khác, nạn đói vẫn đang hoành hành ở một số nơi trong khu vực, có tới hơn 371 triệu người bị suy dinh dưỡng ở châu Á và Thái Bình Dương - chiếm một nửa tổng số người suy dinh dưỡng trên toàn thế giới.

Gần 2 tỷ người không có khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể nhưng nghèo đói vẫn là vấn đề nan giải đối với nhiều gia đình. Trong khi đó, sự bất bình đẳng vẫn tồn tại giữa và trong các quốc gia, giữa nam và nữ, giữa thanh niên, người dân bản địa cũng như giữa thành thị và nông thôn.

Để giải quyết những thách thức này, FAO đang ngày càng nỗ lực thúc đẩy khoa học và đổi mới, bao gồm các công nghệ mới - nhất là các giải pháp kỹ thuật số được phát triển ở cả khu vực công và tư nhân, đặc biệt thông qua bốn ưu tiên theo khu vực được thiết kế để thực hiện Bốn điều tốt hơn (Sản xuất tốt hơn, Dinh dưỡng tốt hơn, Môi trường tốt hơn và Cuộc sống tốt đẹp hơn, không để ai bị bỏ lại phía sau).

Các ưu tiên khu vực của FAO đối với châu Á và Thái Bình Dương

Ưu tiên hàng đầu của FAO tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương là chuyển đổi các hệ thống nông sản thực phẩm của khu vực trở nên hiệu quả hơn, toàn diện hơn, linh hoạt hơn và bền vững hơn với chế độ ăn uống lành mạnh với giá cả phải chăng hơn. Tăng cường sản xuất nông nghiệp là điều tối quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng, nhưng nó cần phải diễn ra trong một quy trình thân thiện với khí hậu.

Để đạt được mục tiêu đó, FAO đang hỗ trợ các quốc gia tăng cường khả năng thích ứng và phục hồi khí hậu, nông nghiệp ít carbon, hiện đại hóa hệ thống hạt giống, thực hiện quản lý canh tác tổng hợp, kiểm soát sâu bệnh xuyên biên giới, phổ biến các thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và chuyển giao công nghệ cho các hộ sản xuất nhỏ và gia đình nông dân. FAO cũng đang thúc đẩy việc tăng cường số hóa và cơ giới hóa trong các cộng đồng địa phương.

Ở châu Á và Thái Bình Dương, FAO đang hỗ trợ các nước thúc đẩy các kế hoạch đầu tư phù hợp để giảm nghèo.

Ở châu Á và Thái Bình Dương, FAO đang hỗ trợ các nước thúc đẩy các kế hoạch đầu tư phù hợp để giảm nghèo.

Ưu tiên khu vực thứ hai là đẩy nhanh việc quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững để bảo tồn đa dạng sinh học và hành động vì khí hậu. FAO đang dẫn đầu việc phát triển thế hệ phân tích và công cụ mới để hỗ trợ thiết kế và cải thiện mục tiêu đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm.

Ở châu Á và Thái Bình Dương, FAO đang hỗ trợ các quốc gia xây dựng chiến lược và phát triển các đề xuất nhằm tiếp cận nguồn tài chính khí hậu và đạt được tham vọng về khí hậu của họ trong các hệ thống nông sản thực phẩm và phát triển nông thôn.

Ưu tiên thứ ba là hỗ trợ chuyển đổi nông thôn toàn diện để đạt được xã hội nông thôn công bằng thông qua tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và hỗ trợ những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhằm giảm bất bình đẳng, không để quốc gia và người nào bị bỏ lại phía sau.

Sáng kiến 1.000 ngôi làng kỹ thuật số, Sáng kiến chung tay và Sáng kiến sản phẩm ưu tiên một quốc gia đã giúp thúc đẩy sinh kế bền vững và thu nhập khá ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời khuyến khích sự tham gia rộng rãi của phụ nữ và thanh niên vào quá trình chuyển đổi hệ thống nông sản.

Ưu tiên thứ tư nhằm đạt được những mục tiêu trên trong bối cảnh đặc biệt của các Quốc gia Đảo Nhỏ đang Phát triển (SIDS) trong khu vực. Tại FAO, chúng tôi đang hợp tác với SIDS để thực hiện các hành động phòng ngừa trước nhiều mối nguy hiểm và rủi ro, đồng thời khởi xướng quá trình xây dựng Kế hoạch hành động Thái Bình Dương về lồng ghép đa dạng sinh học trong các ngành nông nghiệp (2024 - 2030). Kế hoạch này rất quan trọng trong việc mang lại sự bền vững và khả năng phục hồi cho nông nghiệp và các tài nguyên thiên nhiên như đất và nước.

Khi thực hiện các ưu tiên này, chúng tôi tăng tốc và nhân rộng các kết quả hữu hình và có trách nhiệm trên thực tế thông qua việc triển khai Khung chiến lược FAO 2022-2031 và các chiến lược liên quan.

Kế hoạch đầu tư và quan hệ đối tác phù hợp

Ở châu Á và Thái Bình Dương, FAO cũng đang hỗ trợ các nước thúc đẩy các kế hoạch đầu tư phù hợp để giảm nghèo bao gồm bảo trợ xã hội; chống thất thoát, lãng phí lương thực và tiết kiệm nước; cũng như xây dựng năng lực thích ứng để đáp ứng nhu cầu của quốc gia và khu vực.

Trong khi đó, FAO tiếp tục mở rộng quy mô Hợp tác Nam - Nam và hợp tác ba bên, đồng thời mở rộng quan hệ đối tác và liên minh chiến lược với nhiều bên tham gia, bao gồm các Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFI), khu vực tư nhân, các tổ chức khu vực, xã hội dân sự và các tổ chức khác. Thông qua các mối quan hệ đối tác này, FAO mong muốn thu hẹp khoảng cách về đầu tư và tài chính để đảm bảo nguồn tài chính đến được với những người cần nó nhất, đặc biệt là các hộ nông dân nhỏ và nông dân gia đình.

Những tiến bộ này và hơn thế nữa sẽ tạo thành cơ sở cho phần lớn cuộc thảo luận tại Phiên họp lần thứ 37 của Hội nghị Bộ trưởng Khu vực châu Á và Thái Bình Dương của FAO (19-22/2), với sự tham dự của các Bộ trưởng từ các quốc gia thành viên FAO tại Colombo, Sri Lanka.

Chúng ta vẫn cần rất nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên, cùng với ý chí và cam kết chính trị mạnh mẽ cũng như các chính sách thuận lợi, đầu tư đầy đủ và các mô hình kinh doanh đổi mới, khu vực này có thể là tác nhân tạo ra những thay đổi cần thiết - và tiếp tục truyền cảm hứng cho thế giới.

Từ 19-22/2, Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu đoàn công tác Bộ NN-PTNT tham dự Hội nghị APRC 37, cùng các nước trong khu vực thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực.

Phiên họp cấp Bộ trưởng trong khuôn khổ Hội nghị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) lần thứ 37 (APRC 37) diễn ra trực tiếp tại Colombo, Sri Lanka. Đây là dịp để lãnh đạo Bộ NN-PTNT gặp gỡ những người đứng đầu ngành của các quốc gia trong khu vực, trao đổi sâu về những định hướng hợp tác cụ thể.

Tổng Giám đốc FAO Qu Dongyu
Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông
Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông9

Sự quan ngại về kênh đào Funan Techo thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại.

7 sự thật thú vị về Ngày Trái đất
7 sự thật thú vị về Ngày Trái đất

Ngày Trái đất 2024 kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe cộng đồng.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Nhiều nước châu Á đã có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen
Nhiều nước châu Á đã có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen

Nhiều nước Châu Á đã hoàn thiện khung pháp lý cho các loại cây trồng chỉnh sửa gen và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen.

Phân vùng quản lý nước trong nuôi biển xa bờ: Nhìn từ Hoa Kỳ
Phân vùng quản lý nước trong nuôi biển xa bờ: Nhìn từ Hoa Kỳ

Vướng mắc lớn nhất của ngành nuôi biển Hoa Kỳ là thiếu khung pháp lý để quy hoạch phân vùng biển và đảm bảo an toàn môi trường.

Trang trại giữa sa mạc, sản lượng 3.000 tấn mỗi năm
Trang trại giữa sa mạc, sản lượng 3.000 tấn mỗi năm

'Tháp trồng cây' của IGS, trông giống bãi đậu xe nhiều tầng, là môi trường được kiểm soát, giám sát và điều chỉnh lượng nước, phân bón một cách cẩn thận.

6 lời khuyên cho các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ thích ứng biến đổi khí hậu
6 lời khuyên cho các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ thích ứng biến đổi khí hậu

Chuyên gia đưa ra 6 lời khuyên thiết thực cho các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, đặc biệt ở vùng nhiệt đới để chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhật Bản nghiên cứu thuốc trừ sâu hữu cơ từ tinh dầu hoa hồng
Nhật Bản nghiên cứu thuốc trừ sâu hữu cơ từ tinh dầu hoa hồng

Các nhà khoa học khẳng định phát hiện này sẽ mở ra cơ hội cho quản lý dịch hại bền vững trên khắp thế giới.

Trung Quốc tính biến măng tre thành thực phẩm tương tự sữa bò
Trung Quốc tính biến măng tre thành thực phẩm tương tự sữa bò

Giới khoa học Trung Quốc cho rằng măng tre có thể đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn thực phẩm bền vững, bổ dưỡng cho dân số toàn cầu.

Mỹ mở đường cho máy bay không người lái cạnh tranh với máy kéo nông trại
Mỹ mở đường cho máy bay không người lái cạnh tranh với máy kéo nông trại

Ngành nông nghiệp Mỹ đang chuẩn bị cho hoạt động canh tác của ‘đàn’ máy bay không người lái (drone) sau quyết định của FAA (Cục Hàng không Liên bang).

Làng nghèo nhất Trung Quốc đổi đời nhờ nông nghiệp xanh
Làng nghèo nhất Trung Quốc đổi đời nhờ nông nghiệp xanh

Một ngôi làng từng được mô tả là 'không thể sinh sống' ở Tây Hải Cố, phía tây bắc Trung Quốc, đang khiến thế giới đặc biệt quan tâm vì quá trình chuyển đổi xanh.

Nhật Bản sơn bò như ngựa vằn để đuổi ruồi
Nhật Bản sơn bò như ngựa vằn để đuổi ruồi

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại tỉnh Yamagata (Nhật Bản), những con bò được vẽ vằn thu hút ít côn trùng hơn đáng kể so với những con không có vằn.