| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam - FAO đồng hành chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm

Thứ Tư 21/02/2024 , 08:39 (GMT+7)

Tham dự APRC 37, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định Việt Nam chủ động thích ứng với các thách thức lớn toàn cầu, tích cực triển khai nhiều sáng kiến đổi mới.

Các nhà lãnh đạo ngành nông nghiệp của các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương chụp ảnh kỷ niệm tại APRC 37.

Các nhà lãnh đạo ngành nông nghiệp của các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương chụp ảnh kỷ niệm tại APRC 37.

Hội nghị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) lần thứ 37 (APRC 37) thảo luận các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các cuộc khủng hoảng và bất ổn địa chính trị trên thế giới, ảnh hưởng đến an ninh lương thực và dinh dưỡng. Tại phiên họp cấp cao, Bộ trưởng các nước trình bày quan điểm, các ưu tiên mà FAO cần quan tâm giải quyết, đáp ứng yêu cầu của quốc gia.

Việc tham dự Hội nghị nhằm thực hiện cam kết quốc tế của Chính phủ Việt Nam và thúc đẩy các hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật; truyền tải thông điệp mạnh mẽ về vai trò chủ động, tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng tại các diễn đàn đa phương lớn.

Tham dự Hội nghị APRC 37, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định Việt Nam chủ động thích ứng với các thách thức lớn toàn cầu, từ các vấn đề nội tại lẫn các yếu tố khách quan như già hóa lao động nông thôn, cạn kiệt nguồn tài nguyên, biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng của thế giới. 

“Việt Nam tiến hành quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, có tính đến các yếu tố mới nảy sinh như tự do hóa thương mại, biến đổi khí hậu, đổi mới sáng tạo đi đôi với kiểm soát thất thoát và lãng phí lương thực”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc họp cấp cao.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ về định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam với đối tác quốc tế.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ về định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam với đối tác quốc tế.

Để hiện thực hóa Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và các cam kết quốc tế, Việt Nam đang tích cực triển khai “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”, triển khai Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030", Sáng kiến Một Sức khỏe, Sáng kiến Mạng lưới đổi mới sáng tạo lương thực thực phẩm vùng Đông Nam Á và nhiều chương trình, đề án quan trọng khác…

Đồng hành với cộng đồng quốc tế và phát triển ngành nông nghiệp theo định hướng “minh bạch, trách nhiệm, bền vững”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định Việt Nam sẵn sàng phối hợp với các bên để thí điểm các cách tiếp cận mới và chia sẻ kinh nghiệm cho các nước trong vùng châu Á - Thái Bình Dương về Chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm, Mạng lưới đổi mới sáng tạo lương thực, thực phẩm và Đối tác Một sức khỏe.

Bên lề Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có buổi trao đổi với ông Khuất Đông Ngọc, Tổng giám đốc FAO về những định hướng ưu tiên hợp tác cụ thể của FAO và Việt Nam giai đoạn tới. 

Tại buổi làm việc, ông Khuất Đông Ngọc chúc mừng những thành tựu vượt bậc của Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt trong chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tổng giám đốc FAO đánh giá cao các cam kết và đóng góp tích cực của Việt Nam vào các vấn đề toàn cầu như an ninh lương thực, hợp tác Nam - Nam; đồng thời khẳng định những đóng góp này nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm việc với Tổng giám đốc FAO Khuất Đông Ngọc.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm việc với Tổng giám đốc FAO Khuất Đông Ngọc.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trân trọng cảm ơn FAO đã đồng hành với Việt Nam trong thời gian qua, hỗ trợ Việt Nam sớm đạt được mục tiêu thiên niên kỷ, trở thành trung tâm đổi mới hệ thống lương thực, thực phẩm khu vực theo định hướng trách nhiệm, minh bạch, bền vững. 

Theo đó, Bộ trưởng đề nghị FAO tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong thực hiện các cam kết tại COP26, COP28 bao gồm “đạt phát thải ròng bằng '0' vào năm 2050”, sáng kiến “Giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu”, “Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”, “Tuyên bố Emirates về Nông nghiệp bền vững, Hệ thống lương thực, thực phẩm có khả năng chống chịu và Hành động khí hậu”. Việt Nam không chỉ cần hỗ trợ kỹ thuật của FAO mà còn mong muốn học hỏi và chia sẻ các mô hình tốt, kinh nghiệm hay với các nước trong khu vực, đồng thời sẵn sàng phối hợp với FAO và các tổ chức quốc tế thúc đẩy hợp tác Nam - Nam với các nước châu Phi.

Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN-PTNT

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao

PHÚ THỌ Diễn đàn phổ biến bộ giống chè chất lượng cao và yêu cầu của thị trường trọng điểm, hướng tới mục tiêu chuyển đổi 70% diện tích sang các giống chè mới vào năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.