Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận

Xuân Trường - Thứ Tư, 11/12/2024 , 10:43 (GMT+7)

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh không chỉ được chuyển thể thành phim truyền hình và phim điện ảnh, mà còn liên tục tái bản với số lượng lớn để phục vụ độc giả.

Nhà văn Hồ Biểu Chánh (1885-1958).

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh chủ yếu được sáng tác đầu thế kỷ 20, nhưng bước sang thế kỷ 21 lại lần lượt được đưa lên màn ảnh như “Con nhà nghèo”, “Khóc thầm”, “Nợ đời”, “Chúa tàu Kim Quy”, “Cay đắng mùi đời”… Vì vậy, không có gì quá lời khi nói rằng, tác phẩm Hồ Biểu Chánh như một bộ lịch sử phong tục về miền Nam.

Nhà văn Hồ Biểu Chánh, tên thật Hồ Văn Trung, sinh ngày 1/10/1885 tại Gò Công, Tiền Giang. Ông mất ngày 4/9/1958 tại Phú Nhuận, Sài Gòn. Nhà văn Hồ Biểu Chánh thuộc thế hệ đầu mở đường cho dòng tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Ông sử dụng ngôn ngữ bình dân một cách tự nhiên, phản ảnh trung thực đời sống và tâm lý của những con người bất hạnh trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Vì vậy, tác phẩm Hồ Biểu Chánh gần gũi và xúc động với công chúng.

Khởi nghiệp với tiểu thuyết “Ai làm được" xuất bản năm 1912, nhà văn Hồ Biểu Chánh có hơn 70 tiểu thuyết trong suốt hai thập niên sáng tác. Ngoài ra, ông còn viết nhiều thể loại khác như tuồng hát, hồi ký, biên khảo, thơ, dịch thuật, phê bình, tùy bút...

Các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh do Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản trong thời gian qua, có thể kể đến: Con nhà nghèo; Con nhà giàu; Nợ đời; Ăn theo thuở, ở theo thời; Cay đắng mùi đời; Bỏ chồng; Bỏ vợ; Chị Đào, Chị Lý; Chúa tàu Kim Quy; Chút phận linh đinh; Cười gượng; Đại nghĩa diệt thân; Dây oan; Đoạn tình; Hai Khối tình; Nhân tình ấm lạnh; Kẻ làm người chịu; Khóc thầm – Cha con nghĩa nặng; Mẹ ghẻ, con ghẻ; Ngọn cỏ gió đùa; Tại tôi; Tỉnh mộng; Tơ hồng vương vấn; Thiệt giả, giả thiệt – Đóa hoa rừng – Một đời tài sắc; Vì nghĩa vì tình; Ý và tình…

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vừa tiếp thu kỹ thuật thể hiện phương Tây vừa trân trọng bảo tồn bản dân tộc. Văn chương của ông bao quát những mảng hiện thực, những nét văn hóa đặc trưng của Nam Bộ vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Đó là sự tha hóa của con người trong sự lớn lên vùn vụt của của đầu óc trọng thương, là số phận đáng thương của những thường dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự giàu chất nhân văn của những con người trên vùng đất mới. Tác phẩm Hồ Biểu Chánh luôn bao phủ ý hướng về phong tục và luân lý đạo đức, hướng về hướng thiện trong con người. Bức tranh hiện thực xã hội và "thương" cho thân phận con người còn chịu nhiều trái khuấy, bất công.

Chất liệu văn hóa trong các tác phẩm Hồ Biểu Chánh là nguồn cảm hứng để chuyển thể thành nhiều loại hình như phim, kịch, cải lương... Đạo diễn Hồ Ngọc Xum từng làm nhiều bộ phim từ tác phẩm Hồ Biểu Chánh như “Ngọn cỏ gió đùa”, “Hai khối tình”, “Lòng dạ đàn bà” hoặc “Tơ hồng vương vấn” đã bày tỏ: “Điểm đặc sắc ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là chứa đựng hạt ngọc sau lớp vỏ bình dân, cốt truyện cô đọng, bối cảnh sinh động, phản ánh chân cách ứng xử của người miền Nam xưa”.

Bộ sách Hồ Biểu Chánh vừa được tái bản cuối năm 2024.

Nhằm kế thừa và quảng bá di sản Hồ Biểu Chánh, nhiều nhà xuất bản đã in lại tác phẩm của ông. Mới đây, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM đã giới thiệu một loạt tác phẩm Hồ Biểu Chánh được đầu tư thành những cuốn sách giàu tính thẩm mỹ như “Tiền bạc, bạc tiền”, “Từ hôn”, “Cư Kỉnh”, “Con nhà giàu”, “Con nhà nghèo”, “Cười gượng”, “Ăn theo thuở, ở theo thời”, “Nhân tình ấm lạnh”, “Ý và tình”, “Dây oan”.

Ngoài những sáng tác mang tính cá nhân, nhà văn Hồ Biểu Chánh cũng là bậc thầy Việt hóa các danh tác thế giới. Ví dụ, tác phẩm “Người thất chí” được ông phỏng theo “Tội ác và hình phạt” của Dostoevsky. Ông biết cách chọn lọc chi tiết gần gũi văn hóa người Việt, thay đổi hoàn cảnh để độc giả tin câu chuyện có thể xảy ra ở Việt Nam. Khả năng Việt hóa danh tác thế giới của nhà văn Hồ Biểu Chánh ít nhiều làm giàu thêm tinh thần cho tác phẩm gốc.

Xuân Trường
Tin khác
Hồ Chí Minh và vẻ đẹp vĩ nhân luôn tin ở con người
Hồ Chí Minh và vẻ đẹp vĩ nhân luôn tin ở con người

‘Hồ Chí Minh - Người tin ở con người’ là tuyển thơ của tác giả Hải Như, được ấn hành nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tương truyền dấu chữ người thơ xưa & bước chân Đầu Đà người tu nay
Tương truyền dấu chữ người thơ xưa & bước chân Đầu Đà người tu nay

Thơ Hồ Xuân Hương có sức ảnh hưởng to lớn đến mức ngoài phần thơ 'chính hiệu', còn trên trăm bài phổ biến trong dân gian cũng được 'tương truyền' là do bà sáng tác.

‘Đóa hoa sương núi’ ẩn hiện ước mơ những đứa trẻ Raglai
‘Đóa hoa sương núi’ ẩn hiện ước mơ những đứa trẻ Raglai

‘Đóa hoa sương núi’ của tác giả Tâm An được ra mắt sáng mồng ba Tết Ất Tỵ tại lễ hội Đường sách TP.HCM, chia sẻ cuộc sống những đứa trẻ dân tộc Raglai.

'Tắt lửa lòng' của Nguyễn Công Hoan được thắp lại trên sân khấu
'Tắt lửa lòng' của Nguyễn Công Hoan được thắp lại trên sân khấu

‘Tắt lửa lòng’ của nhà văn Nguyễn Công Hoan sau 90 năm xuất hiện trên sân khấu cải lương lại được đưa lên sân khấu kịch nói vào dịp Tết Ất Tỵ.

Đánh đáo - trò chơi dân gian của trẻ con dịp Tết
Đánh đáo - trò chơi dân gian của trẻ con dịp Tết

Khắp các khoảnh đất, dưới các bụi tre, bên đình đều có xới đáo của bọn trẻ con. Quần áo mới, túi rủng rẻng, mồ hôi, mồ kê bết tóc, hăng say và cay cú.

Bầy rắn của nhà thơ Hữu Loan
Bầy rắn của nhà thơ Hữu Loan

Nhớ năm 1988, Hữu Loan trở lại Hà Nội sau bao năm biền biệt. Đưa cụ Hữu Loan cùng đám bạn bám theo về khu tập thể, chợt tôi lóe ra một quyết định.

Truyện ngắn của nhà văn Phạm Lưu Vũ: Đạo dụ tân kinh
Truyện ngắn của nhà văn Phạm Lưu Vũ: Đạo dụ tân kinh

Có câu rằng: “Số thầy thì để cho ruồi nó bâu”.

Lễ nghi Tết chốn cung đình
Lễ nghi Tết chốn cung đình

Huế đẹp không chỉ từ Quần thể di tích Cố đô mà đẹp từ trong ý thức của mỗi người về văn hóa lễ hội.

Đình nguyên Hoàng giáp Bùi Sĩ Tiêm: 'Còn một lòng âu việc nước'
Đình nguyên Hoàng giáp Bùi Sĩ Tiêm: 'Còn một lòng âu việc nước'

Cuộc đời làm quan của Bùi Sĩ Tiêm sẽ còn thăng tiến nếu ông không nói lời ngay thẳng để vạch ra những nguyên nhân khiến xã hội lúc đó rối ren, hỗn loạn.

Truyện ngắn của nhà văn Phạm Ngọc Tiến: Thăm thẳm vòng đời
Truyện ngắn của nhà văn Phạm Ngọc Tiến: Thăm thẳm vòng đời

Non tháng nữa là Tết nhưng nắng cứ vàng rờ rỡ cả ngày, còn may trời vẫn se se lạnh lúc cuối chiều nên cữ đạp xe thể thao thường nhật của ông Cả Ngưỡng xem ra nhàn nhã khác hẳn ngày hè nóng nực hay tiết thu thất thường khi oi nồng lúc mát mẻ.

Giao thừa bâng khuâng những hương vị hoài niệm xa xưa
Giao thừa bâng khuâng những hương vị hoài niệm xa xưa

Giao thừa bâng khuâng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, như réo gọi những thanh âm một thời xa xưa từ ký ức vọng về từng đợt nôn nao.

'Trời đã mới người càng nên đổi mới'
'Trời đã mới người càng nên đổi mới'

Bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ta hãy cùng đọc, cùng ngẫm để cùng thấm tư tưởng sống này của Phan Bội Châu.