Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ

Bích Ngân - Thứ Sáu, 06/12/2024 , 08:19 (GMT+7)

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh, được hậu sinh kỷ niệm 10 năm ông đi xa, bằng một hội thảo tổ chức tại TP.HCM sáng 6/12.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng qua nét vẽ Huỳnh Dũng Nhân.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh ngày 12/1/1932 và mất ngày 13/2/2014. Đã 10 năm vắng bóng nhà văn Nguyễn Quang Sáng trên đời sống dương gian, nhưng ông chưa bao giờ vắng mặt trong đời sống văn học. Bởi lẽ, tác phẩm của ông vẫn tiếp tục được đọc lại, được ngẫm lại với tất cả sự trân trọng của công chúng và đồng nghiệp.

Năm 14 tuổi, cậu thiếu niên Nguyễn Quang Sáng rời nơi chôn nhau cắt rốn xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang để đi theo kháng chiến. Tập tành viết lách từ năm 1952 tại rừng U Minh thời chống Pháp, nhưng sau khi tập kết ra Bắc thì Nguyễn Quang Sáng mới có truyện ngắn đầu tay. Đó là truyện ngắn “Con chim vàng” vào năm 1956. Và từ đó, Nguyễn Quang Sáng không chỉ là một “con chim vàng” của văn học Nam bộ mà còn là một mục từ cá tính trong từ điển văn học Việt Nam.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng từng đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM từ khi thành lập năm 1981 đến năm 2000 và làm Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa 4. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ tồn tại trong mắt đồng nghiệp và độc giả như người làm quản lý văn nghệ, mà ông đích thực là một nhà văn chinh phục mọi người bằng chính trang viết của mình.

Nghĩ và nhớ về nhà văn Nguyễn Quang Sáng, chúng ta có thể vẫn hình dung một nhà văn thấp đậm có lối sống ngang tàng và phóng túng. Thế nhưng, trong tác phẩm của ông thì khác hẳn, nhà văn Nguyễn Quang Sáng chặt chẽ về cấu trúc và tỉ mỉ về chi tiết. Những năm công tác tại Hà Nội, những năm lặn lội bom đạn chiến khu Tân Biên hay những năm hòa bình, ông đều xem việc sáng tác là trọng tâm.

Hơn nửa thế kỷ cầm bút miệt mài, nhà văn Nguyễn Quang Sáng có một gia tài đồ sộ. Ông gom nhặt từng câu chuyện đời thường và trình bày sinh động trong tác phẩm. Ông có thành tựu đáng kể về tiểu thuyết, truyện vừa, như “Những người ở lại”, “Đất lửa” hoặc “Mùa gió chướng” và ông cũng được ghi nhận có duyên khi biên kịch với tác phẩm văn học của chính mình cho phim điện ảnh như “Cánh đồng hoang”, “Mùa nước nổi” hoặc “Pho tượng”, nhưng sở trường đặc biệt của ông nằm ở thể loại truyện ngắn.

Bước vào thế giới truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, độc giả được bắt gặp những con người bình dị và lam lũ, mà tình cảm thật phong phú và sức sống thật phi thường. Trong nhiều truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, có nhiều số phận cay đắng và bẽ bàng vẫn lấp lánh ánh sáng của tin yêu và khát vọng. Nhắc đến truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng phải kể ngay đến những tác phẩm gần như đã thành kinh điển của văn học cách mạng Việt Nam như “Chiếc lược ngà”, “Quán rượu người câm”, “Tư Quắn” hoặc “Bàn thờ tổ của một cô đào”.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng và con trai - đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (năm 2002).

Sự độc đáo của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là ông nhìn ra vẻ đẹp bất ngờ ẩn giấu bên trong những con người nhỏ bé và lầm lũi. Họ chịu đựng những thiệt thòi một cách nhẹ nhàng, họ gánh vác những mất mát một cách ung dung để họ được làm chủ chính mình, được cống hiến cho quê hương. Thông qua nhân vật đa dạng, nhà văn Nguyễn Quang Sáng không cao giọng rao giảng một sứ mệnh hay một thông điệp gì, mà mỗi tình huống, mỗi hành vi, mỗi lời nói từ các nhân vật tự bật ra giá trị cốt lõi của tinh thần nhân văn cao cả. Điều đó được chứng minh qua các truyện ngắn “Người con đi xa”, “Dấu chân”, “Linh Đa”, “Bông cẩm thạch”, “Vợ chồng ông già Sa Thét”, “Bạn hàng xóm”, “Người lính già”, “Ông Năm Hạng”, “Chị xã đội trưởng”, “Người đàn bà Tháp Mười”, “Dân chơi”, “Con ma da”, “Cái gáo mù u”, “Bài học tuổi thơ”, “Con khướu sổ lồng”...

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng mang đến văn đàn một phẩm chất đậm đặc Nam bộ. Phong vị Nam bộ trong tác phẩm Nguyễn Quang Sáng không dừng lại ở cảnh sắc Nam bộ, mà được ông thể hiện rõ nét hơn qua ngôn ngữ Nam bộ và tính cách Nam bộ. Đọc văn ông, dễ dàng mường tượng một không gian Nam bộ với đầy đủ sự cởi mở, sự thân thiện, sự hào hiệp, sự bao dung...

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Giờ đây, còn ít ngày nữa khép lại năm 2024, hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Quang Sáng, lại góp phần khẳng định ông được trao tặng một giải thưởng nữa, đó là giải thưởng dành cho tác giả có sức ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng và vẫn đang cùng văn học TP.HCM, văn học Việt Nam đi tới ngày mai.

Bích Ngân
Tin khác
‘Linh khí quốc gia’ góp một ý tưởng cho bài ca giữ nước
‘Linh khí quốc gia’ góp một ý tưởng cho bài ca giữ nước

‘Linh khí quốc gia’ là ý tưởng được đại tá Trần Thế Tuyển viết thành trường ca, nhằm kêu gọi hành động thiết thực cho những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.

Có 3 vua Quang Trung giả sang mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi năm 1790?
Có 3 vua Quang Trung giả sang mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi năm 1790?

Cuốn sách 'Danh nhân Phan Huy Ích (1751 – 1822)' do Nguyễn Tuấn Cường- Đỗ Thị Bích Tuyển (chủ biên) phát hiện thêm 2 vua Quang Trung giả trong chuyến mừng thọ vua Càn Long.

Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ
Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ

Trong cuốn 'Nợ đời' Lê Chín còn in những bài viết chân dung, ca ngợi những người tài, những người giàu nhiệt huyết mà tác giả ngưỡng mộ, quý mến.

Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý
Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý

Tác giả trẻ Võ Chí Nhất vừa có tiểu thuyết lịch sử ‘Hoàng cung’ được Nhà xuất bản Fiori D'asia Editrice dịch và in tại Ý, với nhan đề ‘Palazzo reale di Thang Long’.

Có một người tu hành như thế
Có một người tu hành như thế

Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài: 'Có một người đã tu hành như thế và đã truyền cảm hứng sống tốt lành đến nhiều người'.

Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca
Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca

Lục bát thiền là nét đặc trưng cơ bản được tác giả Trần Lê Khánh chắt chiu thể hiện qua tập thơ ‘Đồng’ do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành.

Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh
Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh

Hai người họ Tô là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Quyền và Nghệ sĩ Nhân dân Tô Lan Phương xuất hiện trong ‘Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh’.

Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?
Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?

Nhà văn Y Ban tiếp tục khẳng định một giọng nữ đặc sắc trong đời sống văn chương Việt Nam, bằng tập truyện ngắn có tên gọi ‘Trên đỉnh giời’.   

Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước
Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước

Cựu chiến binh Trần Trí Thông gửi gắm niềm riêng qua trường ca ‘Mặt trận gần phía trước’ phát hành đúng dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau
Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau

Nhà văn Anh Đức được hậu sinh nhắc đến một cách trân trọng tại hội thảo kỷ niệm 10 năm ông qua đời, vừa tổ chức sáng 18/12 ở TP.HCM.

Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc
Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc

Tác giả trẻ My Tiên ở đất võ Bình Định vừa ra mắt tập thơ ‘Vùng da thiêng’ với nhiều cảm xúc nồng nàn về quê hương và con người Nam Trung bộ.

Mạch nha Thi Phổ
Mạch nha Thi Phổ

Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.