Tận dụng thực bì để bồi bổ ‘sức khỏe’ cho đất trồng rừng

Vũ Đình Thung - Chủ Nhật, 28/07/2024 , 11:51 (GMT+7)

Thực bì sau khi khai thác rừng trồng không còn đốt như trước, mà được tấp vào luống trồng mới để tạo mùn, bồi bổ ‘sức khỏe’ cho đất trong vụ trồng rừng sau.

Phân bón cho cây rừng

Hiện trên địa bàn Bình Định đang có trên 130.000ha rừng trồng, mỗi năm khai thác và trồng lại khoảng 10.000ha. Trước đây, sau khi khai thác, thực bì của rừng trồng được dọn, đốt và đào hố trồng vụ mới. Trong thời tiết nắng nóng, đốt thực bì có nguy cơ cao dẫn tới cháy rừng, khói bụi từ đốt thực bì còn làm ô nhiễm không khí.

Hiện nay, những chủ rừng trồng ở Bình Định đã từ bỏ thói quen đốt thực bì sau khi khai thác rừng. Thay vào đó, họ chặt nhỏ, tấp thực bì vào luống trồng rừng vụ mới để tạo độ mùn làm xốp đất, bồi bổ “sức khỏe” cho đất.

Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) hiện có khoảng 1.500ha rừng trồng, mỗi năm khai thác, trồng lại rừng từ 120 - 150ha.

Theo ông Nguyễn Ngọc Đạo, Chủ tịch Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn, đối với những cánh rừng trồng trên đất dốc và đất chưa nhiễm bệnh, sau khi khai thác, đơn vị này băm nhỏ thực bì tấp vào luống trồng rừng mới. Nhờ đó, trên đất giữ lại được thảm thực bì nhằm hạn chế xói mòn. Ngoài ra, lớp thực bì này sẽ tạo độ mùn khiến đất trở nên xốp hơn, cây rừng trồng mới sẽ được hưởng dinh dưỡng từ lớp thực bì này.

Cành nhánh cây rừng sau khi khai thác rừng trồng là rất lớn. Ảnh: V.Đ.T.

“Để hạn chế số lượng thực bì sau khai thác, những cánh rừng gần đến chu kỳ khai thác cần phát dọn thực bì trước đó 2 năm. Đến khi cánh rừng ấy đến chu kỳ khai thác thì số thực bì được phát dọn trước đó đã mục, phủ lên đất lớp mùn làm phân cho cây rừng vụ mới, khi khai thác thì cành nhánh còn ít, xử lý dễ hơn.

Nếu đến khi khai thác mới phát dọn thì lượng thực bì sẽ rất lớn, khi ấy việc tạo đường băng để trồng rừng vụ mới rất tốn công. Lớp thực bì khô lại có nguy cơ cháy và sinh ra mối hại cho cây rừng trồng vụ mới”, ông Nguyễn Ngọc Đạo, Chủ tịch Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn chia sẻ.

Lợi ích kép

Ông Lê Hùng Doanh ở thôn Tân Vinh, xã Canh Vinh (huyện Vân Canh, Bình Định) vừa xử lý xong khối lượng thực bì khá lớn trên diện tích 2ha rừng trồng của gia đình và trên hàng trăm ha rừng trồng ông nhận thầu khai thác gỗ. Hơn 3 năm làm theo phương pháp xử lý thực bì không dùng lửa do Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn chuyển giao, ông Doanh đã thấy lợi ích hiển hiện.

“Nếu gom thực bì lại đốt, nhìn cánh rừng thấy sạch sẽ, nhưng khi mưa xuống đất sẽ bị xói mòn. Còn nếu băm nhỏ thực bì, trải đều trên đất sẽ giúp giữ lại được chất hữu cơ của rừng, số thực bì phân hủy tạo thêm chất dinh dưỡng cho đất. Nhờ đó, chỉ đến năm thứ 2 là cây rừng trồng mới phát triển mạnh mẽ”, ông Doanh cho hay.

Những cánh rừng sắp đến chu kỳ khai thác cần phát dọn thực bì trước đó 2 năm để đến khi khai thác giảm lượng thực bì phải xử lý. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Trần Nguyên Tú, Chủ tịch Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn, nhiều chủ rừng, công ty lâm nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đến tham khảo, học hỏi phương pháp này. Tổ chức GFA GmbH của Đức (đơn vị cấp chứng chỉ Quản lý rừng bền vững - FSC) trong những lần trở lại Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn để đánh giá việc duy trì chứng chỉ FSC hằng năm, luôn đánh giá cao hiệu quả xử lý thực bì không đốt của đơn vị này.

“Việc xử lý thực bì trồng rừng không đốt hạn chế được khả năng cháy lan đến các diện tích rừng trồng lân cận, đồng thời không còn khói bụi từ việc đốt thực bì. Cách làm này góp phần tạo tư duy canh tác theo hướng bền vững, không gây ảnh hưởng đến môi trường đúng theo định hướng quản lý rừng bền vững”, ông Trần Nguyên Tú, Chủ tịch Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn.

Vũ Đình Thung
Tin khác
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh
Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật, giới thiệu tổng quan đề án quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại
Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại

Ngoài một số bệnh hại sẵn có, cây trồng còn chịu tác động của nhiều sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật ngoại lai khiến công tác phòng chống gặp khó khăn.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ

Chăm sóc thanh long trái vụ tốn công hơn nhưng bù lại, giá bán cao hơn hẳn và sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.