| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị phấn đấu trở thành trung tâm gỗ nguyên liệu

Thứ Ba 09/07/2024 , 10:24 (GMT+7)

Đời sống người trồng rừng cải thiện, độ che phủ rừng duy trì ở mức cao… tạo tiền đề giúp Quảng Trị sớm trở thành trung tâm gỗ nguyên liệu rừng trồng miền Trung.

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, địa phương này phấn đấu trở thành trung tâm cung cấp gỗ nguyên liệu rừng trồng của khu vực miền Trung. Thời gian qua, ngành nông nghiệp, các chủ rừng, người dân và chính quyền địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động phát triển rừng, tập trung trồng rừng thâm canh theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai.

Chất lượng các vườn ươm có vai trò quan trọng trong mục tiêu trở thành trung tâm gỗ nguyên liệu rừng trồng miền Trung của tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Võ Dũng.

Chất lượng các vườn ươm có vai trò quan trọng trong mục tiêu trở thành trung tâm gỗ nguyên liệu rừng trồng miền Trung của tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Võ Dũng.

Thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị cho thấy, đến nay toàn tỉnh đã trồng được hơn 4,2 nghìn ha rừng gỗ lớn; chuyển hóa gần 14 nghìn ha rừng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn.

Trước đó, từ năm 2007, với sự hỗ trợ của Tổng cục Lâm nghiệp và các tổ chức quốc tế, Quảng Trị đi đầu trong cả nước thực hiện mô hình quản lý rừng bền vững gắn với cấp chứng chỉ rừng cho cả 2 đối tượng là doanh nghiệp và hộ gia đình. Đến nay toàn tỉnh đã có hơn 26 nghìn ha rừng được cấp chứng chỉ FSC.

Bài liên quan

Trong đó, các công ty lâm nghiệp có hơn 16,3 nghìn ha; 110 hộ dân tại Hợp tác xã Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong có 406 ha; hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị trên 5,3 nghìn ha. Ngoài ra còn có gần 4 nghìn ha rừng của 444 gia đình tại huyện Hải Lăng mới được đánh giá và đang chờ được cấp chứng chỉ.

Việc cấp chứng chỉ rừng đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế của rừng, ổn định đầu ra cho các sản phẩm từ rừng, góp phần giải quyết gỗ nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến hàng hóa xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế. Gỗ được cấp chứng chỉ có thị trường ổn định, giá cả cao, góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, chống biến đổi khí hậu và tăng cường tích trữ carbon rừng.

Ông Phan Văn Phước, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị khẳng định, thời gian qua, thông qua các chương trình, kế hoạch, dự án, diện tích rừng trồng và độ che phủ rừng của tỉnh tăng đều qua các năm. Các chương trình, dự án đã kích hoạt cho sự phát triển lâm nghiệp của địa phương, nhất là khi các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh lâm nghiệp. Nghề rừng phát triển, người dân sẽ có thêm công ăn việc làm, thu nhập ổn định, góp phần giảm đáng kể sức ép vào khai thác rừng tự nhiên, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi.

Theo thống kê, với tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,4%, Quảng Trị trở thành một trong số ít các địa phương có độ che phủ rừng cao và ổn định trong cả nước.

Quảng Trị phấn đấu trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của khu vực miền Trung. Ảnh: Võ Dũng.

Quảng Trị phấn đấu trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của khu vực miền Trung. Ảnh: Võ Dũng.

Công tác trồng rừng thay thế và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cũng được ngành nông nghiệp triển khai quyết liệt và mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng của từng vùng theo hướng bền vững, tăng độ che phủ rừng và nâng cao chất lượng rừng, phát huy tốt nhất khả năng phòng hộ, góp phần bảo đảm an toàn sinh thái, phòng chống lũ lụt.

Bắt đầu từ năm 2023, Quảng Trị là một trong 6 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ được thí điểm nhận nguồn tiền từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng từ Quỹ Carbon thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế. Đây được xem là chất xúc tác để tiếp tục phát triển rừng bền vững tại Quảng Trị.

Theo kết quả cập nhật diễn biến rừng, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị sau điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng/quy hoạch ba loại rừng là 277.899 ha.

Trong đó, rừng tự nhiên là 126.716 ha, rừng trồng là 108.385 ha, đất trống quy hoạch lâm nghiệp là 42.798 ha. Việc quản lý, sử dụng hiệu quả diện tích rừng và đất lâm nghiệp là tiền đề để thực hiện thành công đề án phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài 4] Nông hộ 'hụt hơi', doanh nghiệp chiếm sân chơi

Khi nhiều hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ 'hụt hơi', chỉ riêng năm 2024, Bình Định thu hút 7-8 dự án chăn nuôi lợn, quy mô mỗi dự án từ 24.000-36.000 con lợn thịt/lứa

Hai trường hợp tử vong ở Đồng Nai liên quan tới bệnh dại

Trước tình hình dịch bệnh dại tăng cao, gây tử vong ở người, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản chỉ đạo xử lý triệt để dịch bệnh dại trên địa bàn.

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc [Bài 3]: Hồi sinh sau thiên tai

YÊN BÁI Vựa dâu tằm tại các huyện Trấn Yên, Văn Yên đang tiếp tục nhân rộng diện tích, đổi mới kỹ thuật chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kén tằm.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Doanh nghiệp mong Nghị quyết 57 sớm đi vào cuộc sống

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 57 được kỳ vọng là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu nhà nước, càng triển khai sớm càng đem lại hiệu quả cao.

Cuốn sổ nợ 'ghi' nỗi buồn người nuôi tôm hạ nguồn sông Sa Lung

Ngành chức năng khuyến cáo chưa nên thả tôm giống vào thời điểm này. Nhưng tôm giống ương dèo đã gần 1 tháng nay, người nuôi tôm Vĩnh Sơn đang rất băn khoăn.