Tang lễ cụ cử Phan Kế Bính diễn ra như thế nào?

Lí Học - Thứ Ba, 28/05/2024 , 09:37 (GMT+7)

Nhà văn, nhà báo, dịch giả Phan Kế Bính sinh năm 1875, mất ngày 31 tháng 5 năm 1921, hưởng thọ 46 tuổi.

Chân dung cụ cử Phan Kế Bính. Nguồn: Thư viện Quốc gia Pháp.

Ông là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Việt Nam phong tục”, “Việt Hán văn khảo” cùng nhiều công trình dịch thuật có giá trị khác. Đám tang của cụ cử Phan Kế Bính được tờ Thực Nghiệp dân báo đã đăng bài cập nhập nhật thông tin về đám tang ngay hôm cụ Cử Phan nằm xuống (31/5) và ngày tang lễ 1/6/1921 - một cách đưa thông tin trên báo khá hiếm hoi vào thời điểm đó.

Với tiêu đề “Cất đám ông cử Phan” đăng trên số báo 178, ngày 1/6/1921, tờ Thực Nghiệp dân báo đã tường thuật chi tiết về toàn cảnh đám tang cụ cử Phan Kế Bính.

Theo đó, thời điểm cất đám vào hồi 8 giờ, an táng tại phần ruộng trong làng Thụy Khuê. “Ông vốn là một nhà khoa bảng, vả lại là tiên chỉ trong làng, cho nên đưa đám rất là long trọng, tuy theo lối cổ mà cũng đã giảm được nhiều sự phiền phí”.

Tới dự đám tang cụ Cử rất đông “Hào mục trong làng cùng đàn anh thân thuộc” như các tòa báo, các ông nghị viên Bắc Kì và nghị viên thành phố cùng các nhà đại thương cổ đại tư bản người Bắc Kì, Nam Kì, Trung Kì, các sinh viên trường cao đẳng trường trung học. Trong đó, có những nhân vật tiêu biểu: Nguyễn Văn Vĩnh quản lí kiêm chủ bút Trung Bắc tân văn, Phạm Quỳnh quản lí kiêm chủ bút Nam Phong tạp chí. Nguyễn Bá Trác chủ bút phần Hán tự Nam Phong tạp chí; các nhân viên trong tòa soạn Trung Bắc tân văn như: Nguyễn Văn Luận, Nguyễn Đỗ Mục, Phạm Huy Lục, Dương Bá Trạc, Dương Phượng Dực. Riêng báo Thực nghiệp có Trần Văn Quang chủ bút cùng những thành viên như: Nguyễn Mạnh Bổng, Mai Đăng Đệ, Nguyễn Thượng Huyền, Trần Đức Qúy, Nguyễn Nhân Từ và Mai Duy Lân quản lí ủy viên của bản quán thay mặt bản quán quản lí Bùi Huy Tín không có ở Hà Nội. v.v…

“Đám khởi hành từ nhà ra đến huyệt mất hơn một giờ”. Khi hạ huyệt, ông Nguyễn Văn Vĩnh có đọc một bài điếu và ngay sau đó ông Phạm Quỳnh cũng đọc một bài điếu nữa. Bài điếu của học giả Nguyễn Văn Vĩnh có đoạn:

“Ông Phan Kế Bính nay mà chết đi, cái thiệt thòi cho báo quán Trung Bắc chúng tôi, cho cả báo giới nước ta trong buổi phôi thai này, tưởng cũng lớn gần bằng cái thiệt thòi riêng của gia quyến ông vậy. Cho nên tiếng khóc chung này dám xen vào tiếng khóc riêng của gia quyến ông. Ấy cũng là một cách tụng công đức người chết, để mà nâng nhẹ, để mà an ủi trong một vài phút cái lòng đau xót của người than còn sống đó. {…}

Nói đến hai chữ sự nghiệp trong thời buổi này, ở chỗ xã hội này, thì có lẽ khiến cho nhiều người phải cười nhạt. Mà nói đến văn chương sự nghiệp thì lại càng lạ tai cho khách thế giới nữa. Vậy mà ông Phan Kế Bính quả đã làm nên văn chương sự nghiệp, thật không uổng cái số 46 năm ông đã sống ở đời vậy. Trong vòng mười bốn năm trời, các công việc của ông làm ra, vừa văn làm, vừa văn dịch, đóng lại kể được hơn mười quyển lớn, mà trong số ấy có nhiều quyển bây giờ các trường lấy làm sách học.”

Báo giới quốc ngữ sau này thịnh đạt được cũng là bởi vì người đọc báo đã công nhận rằng tờ báo thật là một thứ lợi khí rất công hiệu để truyền bá văn minh mà bổ ích cho quốc dân, mà trình độ báo quán được đến đấy lại chẳng phải là tại vì trong báo giới đã được người soạn báo như ông ru?

Cuối cùng, Nguyễn Văn Vĩnh viết: “Ước sao rằng một ngày kia quốc dân ta có thể nhớ được cái sự nghiệp văn chương của ông một cách rực rỡ hơn cái cách thân tình tiếc nhớ của chúng tôi đây”.

Chủ bút tạp chí Nam Phong - Phạm Quỳnh có bài điếu thể hiện sự xót thương với một bậc  đàn anh “có tài học, đức hạnh”, “bình sinh đã cung cúc tạn tụy với xã hội đem ngòi bút tâm huyết mà cảnh tỉnh cho kẻ đồng bào”. Phạm Quỳnh nhận xét: “Ông cử Phan vốn sinh trưởng trong nho học, lại gặp phải buổi nho học thất dụng với đời. Như người ta ra, thời dễ sinh lòng chán nản, hoặc là mang cái tư tưởng ẩn độn, hoặc là làm ra dáng bộ ngông cuồng. Hai cái thái độ ấy đều không hợp với tính cách ông là người siêng, người cẩn thận.

Hồi bấy giờ giữa lúc ông Nguyễn Văn Vĩnh mới ra khai trương nghề làm báo và trước thuật bằng quốc văn ở Bắc Kì. Một người tân học, một người cựu học, không hẹn mà gặp nhau, khác tính mà tri ngộ. Ông Nguyễn mới xướng ra cái chủ nghĩa “vận mệnh nước Nam ta sau này hay dở thế nào là ở chữ quốc ngữ” chủ nghĩa ấy bấy giờ chắc còn chưa được mấy người hiểu rõ. Nhưng ông Phan là người trầm mặc, hay biết nghĩ xa, chắc trong bụng đã dự liệu mà hiểu rằng cái phương châm thời thế mới là ở đó, không phải tìm đâu xa.

Từ bấy đến nay ông với ông Nguyễn không hề dời nhau, hai người như làm lần lót lẫn cho nhau, mà cùng ra tay gây dựng cái nền văn mới cho nước nhà. Sự nghiệp làm báo của ông, trước là ở Đăng Cổ tùng báo, sau tới Đông Dương tạp chí, rồi tới Trung Bắc tân văn và Học báo ngày nay thế nào, đã có các ngài trong Trung Bắc báo quán tự thuật, chắc được tường hơn. Tôi nay chỉ tỏ lòng kính phục ông là một bậc đàn anh đã có công to với quốc văn trong buổi gây dựng này”{…} “Đương buổi quốc văn mới nhóm thành, chưa có phương châm nhất định, nhà làm văn dễ hay múa may ngọn bút mà viết ra những lời chêch lệch chông chênh, giữ cho được cái vẻ thuần túy đó, thật cũng khó thay. Nhưng văn chương ông sở dĩ thuần túy cũng là bởi tính cách ông là người thuần túy.”

Ôi! Ở vào buổi đời này, mới cũ giao nhau, Á Âu xung đột, không những lời ăn tiếng nói thường có giọng chông chênh, mà tư cách người ta cũng không khỏi bác tạp. Mấy người đã đem thân ra trì trục với đời mà trọn giữ được vẹn cái nhân cách thanh cao. Ông cử Phan thật là một người như thế”.

Theo tường thuật của Thực nghiệp dân báo, buổi tang lễ cụ cử Phan Kế Bính “thực là một ngày kỉ niệm chung cho báo giới xứ Bắc Kì này, các báo đều tạm ngưng việc mà tiêu biểu cái chủ nghĩa đồng tâm của cái đoàn thể sau này sẽ là một đoàn thể lớn nhất trong nước là cái đoàn thể Báo quán”. Bài tường thuật cũng ghi lại mấy đôi câu đối phúng có ý nhị:

Câu của tòa báo Trung Bắc và Học báo: Hơn mười năm một ngọn bút ngôn đàn, vẫy vùng ngoài Bắc trong Nam, dốc nhiệt thành gây dựng lối văn ta, công ấy dễ cùng cây cỏ mục/ Trong sáu tháng hai lần tang báo quán, ngao ngán người còn kẻ khuất, ở di thảo ngậm ngùi mầu mực cũ, sầu này theo với nước mây xa.

Câu đối phúng của của Thực nghiệp dân báo: Bỉnh bút thập dư niên, khởi danh da, khởi lợi da, nhiệt huyết nhất xoang vị xã hội/ Dai văn thiên bách sổ, hữu tác giả, hữu thuật giả, trường sinh chung cổ thị văn chương. Nghĩa là: Giúp báo hơn mười năm, danh không tưởng, lợi không màng, một tấm nhiệt thành xã hội/ Viết bài hàng vạn kể, tác cũng nhiều, thuật cũng lắm, nghìn thu trường thọ ấy văn chương

Câu đối phúng của Vĩnh Thành ấn quán: Báo quốc văn còn năm tập ghi tên, tính tự lưu truyền, Nam Bắc hai kì càng nức tiếng/ Phòng biên tập mất một tay hùng bút. Tăm hơi vắng vẻ, nước mây muôn dặm biết bao sầu.

Câu đối phúng của ông Mân Châu Nguyễn Mạnh Bổng: Tính nặng với giang sơn, khi bôn tẩu, khi hô hào, Nam Bắc hai kì, làng báo sinh nhai, mấy độ quốc dân tâm dã mệt/Công to cùng học giới, nào dịch phiên, nào trước tác, Lâm Lang mấy bộ, nhà nho sự nghiệp nghìn thu văn học sử còn ghi.

Lí Học
Tin khác
Từ đề thi tuyển sinh lớp 10 của Thanh Hóa: Bất ổn và âu lo
Từ đề thi tuyển sinh lớp 10 của Thanh Hóa: Bất ổn và âu lo1

Về một số điểm không ổn của đề thi Ngữ văn, tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh Thanh Hóa năm 2024.

Nhà báo Lưu Đình Triều giải mã băn khoăn ‘đời có yêu tôi’?
Nhà báo Lưu Đình Triều giải mã băn khoăn ‘đời có yêu tôi’?

Nhà báo Lưu Đình Triều công bố cuốn tự truyện ‘Đời có yêu tôi?”, chia sẻ những năm tháng vượt qua số phận trắc trở để gắn bó với nghề báo.

Nhà báo Lý Sinh Sự và dấu ấn thể loại tiểu phẩm
Nhà báo Lý Sinh Sự và dấu ấn thể loại tiểu phẩm

Nhà báo Lý Sinh Sự được đồng nghiệp thế hệ sau tôn vinh xứng đáng trong buổi ra mắt cuốn sách ‘Nói hay đừng’ vừa tổ chức tại Hà Nội sáng 18/6.

‘Tình ca tiếng nước ta’ ngân nga những cung bậc tiếng Việt
‘Tình ca tiếng nước ta’ ngân nga những cung bậc tiếng Việt

‘Tình ca tiếng nước ta’ của tác giả Dương Thành Truyền góp thêm một góc nhìn về tiếng Việt đa dạng và phong phú trong tâm hồn và trong đời sống người Việt.

Phan Thị Hà Dương: Tri kỷ
Phan Thị Hà Dương: Tri kỷ

Đã có nhiều ngày dài tôi băn khoăn tự hỏi khi nào và vì sao người ta là tri kỷ của nhau.

Trái tim trìu mến tương phùng ánh mắt hồn nhiên
Trái tim trìu mến tương phùng ánh mắt hồn nhiên

Trái tim trìu mến của một cô giáo nghỉ hưu, đã giúp nhà thơ Trần Hà Yên tìm được ánh mắt hồn nhiên trong thế giới trẻ em nhiều sắc màu ngộ nghĩnh.

Giáo dục, quan trọng nhất là sự trung thực và lòng nhân ái
Giáo dục, quan trọng nhất là sự trung thực và lòng nhân ái

Phỏng vấn phụ huynh có con học lớp 1 không có suất ăn trong buổi liên hoan của lớp. Trong môi trường giáo dục quan trọng nhất là sự trung thực và lòng nhân ái, thiếu hai điều này sẽ không thể hoàn thành sứ mạng giáo dục thế hệ trẻ được.

Phan Kế Bính - người có công với học giới nước nhà
Phan Kế Bính - người có công với học giới nước nhà

Ngày 31/5/1921 là ngày cụ cử Phan Kế Bính tạ thế cõi trần. Cũng trong hôm đó, báo Thực nghiệp số 177 đăng bài 'Một cái tang chung cho báo giới nước nhà'.

Người mở cõi và kẻ bám đất hội tụ ở ‘rừng mắm’
Người mở cõi và kẻ bám đất hội tụ ở ‘rừng mắm’

Người mở cõi và kẻ bám đất là hai đối tượng làm nên sức sống ‘rừng mắm”, được nhà văn Bình Nguyên Lộc phác thảo bằng vẻ đẹp độc đáo phương Nam.

Nhà thơ Hà Phương biết 'rừng vẫn mãi bao la tình rừng'
Nhà thơ Hà Phương biết 'rừng vẫn mãi bao la tình rừng'

Nhà thơ Hà Phương sau mấy chục năm lặng lẽ đứng sau người chồng nổi tiếng nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn, vừa tái ngộ công chúng bằng tập thơ ‘Tình yêu mạnh như nước’.

Diễn giải đôi câu đối được cho là của chúa Trịnh Sâm ở Đền Hùng
Diễn giải đôi câu đối được cho là của chúa Trịnh Sâm ở Đền Hùng

Xâu chuỗi những nhận định từ đầu thế kỷ XX đến nay, có thể nói, đôi câu đối hẳn là của bậc vua, chúa chứ không phải của cấp quan lại, dân thường.