Người H’rê trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam

Tín ngưỡng H'rê

Lê Hồng Khánh - Thứ Sáu, 24/02/2023 , 06:15 (GMT+7)

'Làng ma' là sự hình dung của đồng bào về cuộc sống ở thế giới bên kia với những linh hồn người chết biến thành 'ma' và sống nơi đó.

Cúng thần mưa.

Plin hay là quan niệm về vũ trụ

Bài liên quan

Khái niệm vũ trụ trong tín ngưỡng của người H’rê gọi là plin. Plin được hình dung như một tổng thể gồm 3 thế giới: Hoắt, Caron tani, Huyn ibagia.

Hoắt là thế giới ở trên cùng, thế giới nhà trời, do 3 vị thần cai quản là Yhoắt, Voray và Pachuy. Yhoắt là đấng tối thiêng, tối thượng, cai quản thế giới nhà trời nhưng vẫn thường xuyên theo dõi và thể hiện quyền uy ở 2 thế giới Caron tani và Huyn ibagia. Yhoắt thường mặc áo màu sẫm thêu hoa, vừa uy nghi, đường bệ vừa cao sang, lộng lẫy.

Giúp tay, giúp chân cho thần Yhoắt là 2 vị thần Voray và Pachuy. Hai vị này làm ra gió mưa, sấm sét, trực tiếp thi hành việc ban phúc, giáng họa xuống thế giới mặt đất. Khi thần Yhoắt không vừa lòng với con người thì ông ta bày ra sấm sét, bão lũ, hạn hán, dịch bệnh, chết chóc. Vì vậy, muốn tai qua nạn khỏi, thóc đầy bồ, trâu đầy chuồng, thì phải thường xuyên cúng tế, nguyện cầu một cách thành tâm khiến cho thần Y hoắc động lòng.

Trong thế giới Hoắt còn có 2 vị thần khác là Mahi và Yang khi.

Mahi là thần mặt trời. Hàng ngày, Mahi được 2 sứ thần khiêng từ đông sang tây. Ngày mau tối là phiên 2 sứ thần cao tuổi, cần mẫn, siêng năng mau đi, mau về. Ngày lâu tối là phiên của 2 sứ thần trẻ tuổi ham chơi, lân la đây đó, ngắm cảnh, nhìn hoa, nên về muộn.

Yang khi là thần mặt trăng, được hình dung như một thiếu nữ xinh đẹp cũng do 2 sứ thần (một nam một nữ) khiêng đi. Ngày tối trời là do đôi nam nữ trốn đi tình tự mà quên làm “nghĩa vụ”.

Mahi và Yang khi vừa làm nhiệm vụ soi sáng mặt đất, vừa theo dõi thường xuyên cuộc sống của người và vật để trình lại cho thần Yhoắt.

Caron tani là thế giới thứ hai, thế giới mặt đất, nơi con người sinh sống, tồn tại 4 thực thể: Núi (hoan), rừng (rõm), cây cối (loan) và người.

Cai quản thế giới mặt đất là 3 vị thần Bukmoan, Bukragan; Kukray và hệ thống các thần, ma có mặt khắp nơi làm tai mắt cho Yhoắt, giúp Yhoắt trông coi con người và muôn vật.

Huyn ibagia là thế giới thứ ba, là làng ma, nơi trú ngụ của hồn người chết, nằm ở đâu đó dưới Caron tani (thế giới mặt đất).

Cai quản Huyn ibagia là 4 vị thần: Cặp vợ chồng thần Huyn (nước) và cặp vợ chồng thần Ibagia (đất). Khi người chết, mờ hoa (linh hồn) rời khỏi xác và biến thành ha (ma), về trú ngụ ở làng ma, chịu sự cai quản của Huyn và Ibagia.

Người H'rê đi dự hội.

Sự hình dung của người H’rê về một vũ trụ đa thần nhưng tương đối có hệ thống, có sự phân công và đặt dưới quyền cai quản tối cao của thần Yhoắt phần nào phản ảnh thực tại xã hội đã ở vào ngưỡng của sự phân chia giai cấp. Trong đó nổi lên vai trò của các Kră Plây (chủ làng), những người thừa hành (thủ lĩnh quân sự, người xử kiện), các Pagiâu (thầy cúng), người giàu... gọi chung là Ma ngai kan proong. Tiếp đến là những người đủ ăn (tầng lớp giữa), gọi là Plápca. Tầng lớp thứ 3 gồm những người nghèo khổ, túng thiếu gọi là Ma ngai ba. Dưới đáy của tầng lớp Mangaiba là các Hpoang, Dhịt (người cùng khổ, ở mướn)...

Sự phức tạp trong thế giới các thần cũng dẫn đến sự phức tạp trong các nghi thức cầu cúng, tế tự gây rất nhiều tốn kém về nhân lực, của cải. Và điều này tác động không nhỏ đến đời sống của đồng bào H’rê.

Có kiêng có lành

Xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh”, tin rằng mọi vật đều có hồn hay ma và cuộc sống con người thường xuyên bị các lực lượng siêu nhiên chi phối, nên trong cuộc sống thường ngày, người H’rê có rất nhiều điều kiêng kỵ, đồng thời tiến hành nhiều nghi thức cầu cúng để được các thế lực vô hình ban cho cuộc sống an lành, êm ấm.

Khác với nhiều tộc người miền tây, hầu hết các nghi thức cầu cúng của người H’rê đều thực hành ở gia đình. Cộng đồng làng chỉ tiến hành một số nghi lễ chung của cả làng như cầu mùa, ăn trâu.

Phong cảnh miền tây Quảng Ngãi - vùng cư trú của đồng bào H'rê.

“Làng ma” là sự hình dung của đồng bào về cuộc sống ở thế giới bên kia với những linh hồn người chết biến thành “ma” và sống nơi đó. Mọi sinh hoạt giống như thế giới người sống, nhưng đêm là ngày, cỏ là lúa... trái ngược với cõi trần.

Theo người H’rê, đàn ông có 7 hồn, đàn bà có 9 hồn, loài vật cũng có hồn. Cây cổ thụ, hòn đá, con suối, con rắn xanh là những nơi có thể tàng ẩn ma quỷ. Có những thần linh, ma quỷ liên quan đến trẻ con nên trẻ con người H’rê thường được cho đeo trước ngực một cái ngải để ma quỷ không làm hại. Giấc chiêm bao, điềm báo trên giò gà, hắt hơi, đang đi vấp chân, nháy mắt bất thường… là những điều rất được người H’rê quan tâm và cho rằng đó là những “điềm báo” có thể xảy ra những sự việc ảnh hưởng đến công việc đang làm, sức khỏe, thậm chí đến sự an nguy của bản thân hoặc gia đình.

Các lễ thức để tôn xưng hồn lúa đặc biệt được coi trọng. Người đàn bà vợ của chủ nhà được coi là chủ lúa và có quan hệ thần bí với hồn lúa. Bà là người duy nhất được tỉa lúa làm phép trên mảnh đất thiêng trong phần rẫy của gia đình, tự mình chăm sóc. Đến khi lúa chín, bà tuốt lúa bằng tay, rồi mang gùi lúa đầu tiên về nhập vào kho. Trong lễ cúng cơm mới, bà đi lấy lúa từ ruộng rẫy về rang, giã gạo, nấu cơm rồi chịu lễ và một mình ăn cơm nấu trong nồi thiêng.

Việc thờ cúng tổ tiên (vaha) của người H’rê phức tạp hơn so với người Kor và người Xơ đăng - những tộc người thiểu số láng giềng. Bà con quan niệm ông bà cha mẹ sau khi chết biến thành ma nhà (hanim). Ma nhà được con cháu cho ở trên những Pơrăng (tấm tre đan) treo sát mái nhà, hoặc các Kả lả dơroong (bàn thờ bằng những Pơrăng) dựng trên mặt đất phía sau nhà. Mặt tiếp sau cửa nhà ở của người H’rê được trổ ba đến bốn cửa sổ nhỏ, gọi là Mooc gao để cho ma nhà có thể bay ra, bay vào. Ma nhà có thể phù hộ hoặc làm hại người nhà tùy theo cách con cháu thờ cúng, đối xử. Thỉnh thoảng, ma cũng đòi ăn nên người nhà phải cúng cho ma thỏa lòng.

Đối với người H’rê, tất cả các hình thức thờ cúng (cúng người ốm, cúng khi sinh đẻ, cúng tạ ơn trời đất, cúng trâu) đều dùng bàn thờ bằng tre nứa hình vuông, kích thước 15 - 20cm gọi là Pơrăng. “Ka lả dơroong” là Pơrăng đặt nằm hay dựng đứng trên mặt đất, “Ka lả hoang” là Pơrăng treo trên cửa, trần nhà.

Người H’rê cho rằng chỉ có các Padâu (thầy cúng) mới biết cách tiến hành các nghi lễ cúng bái. Đó là người đàn ông thuộc lớp người cao tuổi, có uy tín trong làng, thành thục các nghi thức tế lễ, cúng bái.

Padâu chưa phải là người chuyên hành nghề tôn giáo. Thường ngày ông ta ăn ở, lao động bình thường như mọi người. Sự xuất hiện của nhóm người này trong xã hội đã khiến các nghi lễ cúng bái trở nên đa dạng hơn, phản ảnh sự đa dạng hơn của đời sống, sinh hoạt của người H’rê.

Lê Hồng Khánh
Tin khác
Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý
Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý

Tác giả trẻ Võ Chí Nhất vừa có tiểu thuyết lịch sử ‘Hoàng cung’ được Nhà xuất bản Fiori D'asia Editrice dịch và in tại Ý, với nhan đề ‘Palazzo reale di Thang Long’.

Có một người tu hành như thế
Có một người tu hành như thế

Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài: 'Có một người đã tu hành như thế và đã truyền cảm hứng sống tốt lành đến nhiều người'.

Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca
Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca

Lục bát thiền là nét đặc trưng cơ bản được tác giả Trần Lê Khánh chắt chiu thể hiện qua tập thơ ‘Đồng’ do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành.

Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh
Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh

Hai người họ Tô là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Quyền và Nghệ sĩ Nhân dân Tô Lan Phương xuất hiện trong ‘Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh’.

Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?
Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?

Nhà văn Y Ban tiếp tục khẳng định một giọng nữ đặc sắc trong đời sống văn chương Việt Nam, bằng tập truyện ngắn có tên gọi ‘Trên đỉnh giời’.   

Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước
Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước

Cựu chiến binh Trần Trí Thông gửi gắm niềm riêng qua trường ca ‘Mặt trận gần phía trước’ phát hành đúng dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau
Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau

Nhà văn Anh Đức được hậu sinh nhắc đến một cách trân trọng tại hội thảo kỷ niệm 10 năm ông qua đời, vừa tổ chức sáng 18/12 ở TP.HCM.

Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc
Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc

Tác giả trẻ My Tiên ở đất võ Bình Định vừa ra mắt tập thơ ‘Vùng da thiêng’ với nhiều cảm xúc nồng nàn về quê hương và con người Nam Trung bộ.

Mạch nha Thi Phổ
Mạch nha Thi Phổ

Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận
Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh không chỉ được chuyển thể thành phim truyền hình và phim điện ảnh, mà còn liên tục tái bản với số lượng lớn để phục vụ độc giả.

Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư
Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư

Trong 'Quốc văn trích diễm', giáo sư Dương Quảng Hàm trích bài thơ 'Bán than' và cho là của Trần Khánh Dư. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tác giả là người khác.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh, được hậu sinh kỷ niệm 10 năm ông đi xa, bằng một hội thảo tổ chức tại TP.HCM sáng 6/12.