Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo

Bảo Thắng - Văn Việt - Đức Bình - Thứ Hai, 09/12/2024 , 06:00 (GMT+7)

Cây chanh leo rất dễ trồng, có thể sống được trên đất sỏi đá hoặc đất cát và đang định hướng phát triển vùng nguyên liệu quy mô 5.000ha tại Sơn La.

Cây chanh leo đã bám rễ tại Sơn La hàng chục năm. Ảnh: Đức Bình.

Đề phòng nấm bệnh

Gắn bó với Sơn La từ hang chục năm, chanh leo trải qua không biết bao thăng trầm cùng người dân nơi đây. Có những giai đoạn (khoảng năm 2018), chanh leo lên tới ngưỡng 40.000 đồng/kg, nhưng chỉ vừa năm ngoái, giá tụt dốc chỉ còn vài nghìn đồng. Tiền bán không đủ trang trải công thu hoạch.

Ngoài vấn đề thị trường, người trồng chanh leo phải tuân thủ khuyến cáo của đơn vị chuyên môn. Công ty CP Nafoods Group, đơn vị hàng đầu về chanh leo tại Việt Nam thông tin, do vòng đời cây chanh leo ngắn, chỉ 3 năm và rất dễ bị nhiễm nấm bệnh, virus, nên khi vườn chanh leo bị bệnh phải phá bỏ, để đất nghỉ từ 1 - 3 năm mới trồng lại. Trong thời gian này, bà con nên trồng luân canh loại cây trồng khác.

Nếu vườn chanh leo bị bệnh mà xung quanh không có hộ nào trồng chanh leo thì phá bỏ, tiêu hủy và cho đất nghỉ khoảng 9 tháng đến 1 năm. Đối với những vườn chanh leo trồng tập trung khi nhiễm bệnh, để đất nghỉ 2 - 3 năm.

Là người trồng chanh leo lâu năm, anh Lò Văn Sam, Giám đốc HTX Nông nghiệp Bảo Sam, huyện Mai Sơn thừa nhận, vào mùa mưa, chanh leo dễ mắc nấm và sâu bệnh. Để khắc phục, anh sử dụng thuốc trừ nấm và sâu sinh học định kỳ 7 - 10 ngày/lần. Nhờ tuân thủ quy trình chăm sóc, mỗi hecta chanh leo của anh có thể thu hoạch từ 30 - 35 tấn quả.

Nếu bán được với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí đầu tư, gia đình anh có thể thu về lợi nhuận khoảng 400 triệu đồng/ha. “Vì nấm bệnh nên cần mua đúng giống chanh leo ở những địa chỉ tin cậy, không mua cây giống không rõ nguồn gốc”, anh Sam nói.

Vào năm 2019, Chi cục Trồng trọt – BVTV Sơn La đã nghiên cứu và tìm ra một số giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây chanh leo. Cụ thể, nhóm nghiên cứu phát hiện 15 loài sinh vật có thể gây hại trên chanh leo.

Đối tượng thường xuyên xuất hiện nhất là bọ trĩ, nhện, bệnh đốm nâu, đốm xám, thán thư, thối quả. Người dân muốn phòng, trừ hiệu quả nên sử dụng 5 loại thuốc, gồm Mancozeb + Metalaxyl-M (Ridomil Gold 68ƯG...), Azoxystrobin 200g/l + Difenoconazole 125g/l (Amistartop 325SC...) Propineb (Antracol 70WP...) trên 2 loại bệnh đốm nâu (Alternaria sp) và bệnh đốm loang dầu (Phytopthoranicotianae).

So với các loại cây khác, chanh leo rất dễ trồng và hợp thổ nhưỡng Sơn La. Ảnh: Đức Bình.

Nhờ những hướng dẫn này, người dân bắt đầu trồng chanh leo nhiều hơn. Chẳng hạn như HTX Bảo Sam, họ luôn có đầu ra ổn định tại các siêu thị lớn ở Hà Nội và TP.HCM. "Họ tự tìm đến mình để mua, chứ không phải đi chào hàng", anh Sam tự hào chia sẻ.

Bên cạnh tiêu thụ trong nước, sản phẩm chanh leo còn được xuất khẩu sang New Zealand, Pháp, Mỹ, những thị trường yêu cầu khắt khe về chất lượng, từ kích thước quả đến dư lượng thuốc BVTV.

Bảo đảm độ ẩm cho gốc

Chanh leo phát triển tốt tại các vùng có cao độ cao (650 - 1.000m), khí hậu mát mẻ trong điều kiện nhiệt độ từ 18 - 22 độ C. Chanh leo đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm, không chịu được những nơi có nhiều sương muối, gió bão. Lượng mưa thích hợp trung bình từ 1.600mm trở lên, phân bố đều, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa ít mưa bão.

Cây chanh leo cần nước thường xuyên, vì vậy người trồng phải cung cấp nước đủ ẩm hằng ngày, trung bình 10 - 12 lít/cây sẽ giúp cho cây chanh leo ra hoa và đậu quả liên tục. Yêu cầu nước nhiều nhất vào giai đoạn quả đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh, nếu đất thiếu nước thì sẽ làm cho quả teo lại và rụng, khả năng tạo dịch cho quả kém ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của cây chanh. Khi đã đủ ẩm, vườn cây không phải tưới nước vì cây chanh leo không chịu được ngập úng.

Do có thể sống được trên đất sỏi đá hoặc đất cát (nhưng phải có đủ ẩm), cây chanh leo tỏ rõ sự phù hợp với miề đất dốc Sơn La, nơi có độ dốc chủ yếu dưới 20 độ, tầng đất bề mặt dày trên 30cm.

Tùy vào trình độ canh tác, mức đầu tư mà có các mật độ khác nhau, thường dao động từ 500 đến 600 cây/ha. Nếu mục đích xuất quả tươi thu hoạch trong 1 vụ (trồng 1 năm), có thể trồng với mật độ 800 hoặc 1.000 cây/ha.

Sau khi thiết kế lô, hàng xong thì tiến hành đào hố. Kích thước hố rộng x dài x sâu: 60x60x30cm, rồi bón 10 - 15kg phân hữu cơ hoai mục + 100g N + 150g P2O5 + 250g vôi cho 1 gốc (tương đương: NPK 5-10-3 2kg/gốc + vôi 250g/gốc + 10 - 15kg/gốc phân chuồng hoai mục). Trường hợp không có phân hữu cơ hoai mục có thể thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh với số lượng 10kg phân hữu cơ hoai mục bằng 1kg phân hữu cơ vi sinh. Phải bón lót hố trước khi trồng từ 7 - 10 ngày.

Nhiều người dân Sơn La đã khấm khá nhờ cây chanh leo. Ảnh: Đức Bình.

Định hướng xuất khẩu

Chị Lưu Thanh Nga, Trưởng phòng BVTV, Chi cục Trồng trọt - BVTV Sơn La cho biết, với đất không chủ động nước tưới, người dân nên trồng đầu mùa mưa (khoảng từ tháng 5 đến tháng 8). Ngược lại, có thể trồng quang năm. Nếu vùng đất không chịu ảnh hưởng của sương muối và băng giá có thể trồng sớm hơn (tháng 10- 12 năm trước).

Trước khi trồng, bà con phải kiểm tra độ ẩm của đất. Nếu đất không đạt độ ẩm hơn 60% thì phải bổ sung, sau đó tưới liên tục 1 - 2 lần/ngày.

Cây chanh leo cần nhiều nước, nhất là ở giai đoạn ra hoa và mang quả. Do đó, chị Nga khuyến nghị, nếu người dân có điều kiện nên lắp đặt hệ thống tưới phun mưa hay nhỏ giọt cho vườn, nếu tưới rãnh cần để nước thấm đều lên mặt luống, đảm bảo đất vườn luôn đủ ẩm trong suốt quá trình cây sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên, cây chanh leo cũng rất sợ úng ngập, nên cần theo dõi thoát nước kịp thời vào mùa mưa.

Nếu phát hiện cây bị chết, người dân cần bổ sung trồng dặm định hình vườn cây ngay trong tháng đầu tiên. Trồng dặm bằng cây con đúng giống và có mức sinh trưởng tương đương với cây trên vườn. Sau khi trồng phải cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời để chồi ghép phát triển tốt. 

Để cây có năng suất, chất lượng đảm bảo, phải tiến hành tỉa chồi có kiểm soát, tạo tán ở độ cao từ 1,7 - 2m (tỉa tất cả chồi thực sinh, chồi ngang, hoa mọc ra từ thân cây để chồi chính phát triển lên giàn; chỉ để chồi ngang phát triển từ vị trí 1,7- 2m để làm nhánh chính tạo tán). Nguyên tắc là chỉ để cành cấp 1, cành cấp 2 chọn cành mập, khỏe chạy dọc theo các dây thép đã giăng trên giàn, còn lại tất cả đều buông theo chiều thẳng đứng. Các cành buông theo chiều thẳng đứng khi cách mặt đất 40cm tiến hành bấm ngọn không để ngọn chạm đất đồng thời tập trung cho việc nuôi dưỡng hoa và quả.

Ngành nông nghiệp Sơn La tham mưu UBND tỉnh phát triển cây chanh leo theo vùng, xây dựng các chuỗi sản xuất liên kết khép kín từ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX tạo thành vùng sản xuất an toàn, đảm bảo các yêu cầu mã số. Phấn đấu đến năm 2025, vùng nguyên liệu chanh leo trên địa bàn tỉnh đạt từ 4.000 - 5.000 ha, đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Bảo Thắng - Văn Việt - Đức Bình
Tin khác
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao

QUẢNG NINH Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.

Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025
Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025

Hoa mai là biểu tượng quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam. Nhặt lá đúng cách là kỹ thuật quan trọng giúp mai nở đúng dịp.

Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.