| Hotline: 0983.970.780

Trồng chanh leo đáp ứng yêu cầu xuất khẩu

Thứ Tư 18/09/2024 , 10:42 (GMT+7)

Mô hình trồng chanh leo của HTX Nông nghiệp Trường Giang (huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh) bước đầu cho hiệu quả tích cực, quả đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Mô hình trồng chanh leo của HTX Trường Giang bước đầu cho hiệu quả tích cực. Ảnh: Nguyễn Thành.

Mô hình trồng chanh leo của HTX Trường Giang bước đầu cho hiệu quả tích cực. Ảnh: Nguyễn Thành.

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ chức lại sản xuất.

Cụ thể, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh đã chủ động khảo sát sản xuất, khuyến cáo và hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây phù hợp, đem lại kinh tế cao. Qua đó hạn chế được rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập của người dân, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đơn cử tại huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh), tháng 11/2023, mô hình trồng chanh leo của HTX Nông nghiệp tổng hợp Trường Giang (thôn Trại Dinh, xã Đầm Hà) dù mới triển khai nhưng đã cho hiệu quả tích cực. 

Anh Đặng Văn Giang, Giám đốc HTX Trường Giang, chia sẻ: "Năm 2018, chúng tôi chủ yếu trồng các loại rau, hoa màu nhưng hiệu quả không cao, năng suất thấp. Tháng 11/2023, qua tìm hiểu từ các kênh thông tin, nhận thấy cây chanh leo cho hiệu quả kinh tế cao, HTX đã chuyển sang trồng loại cây này với diện tích trên 3ha theo hướng hữu cơ".

Vườn chanh leo của HTX Trường Giang đã trở thành mô hình thí điểm của huyện Đầm Hà với số lượng hơn 4.000 gốc. Phần giống, vật tư được huyện hỗ trợ 70% kinh phí. Nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm chanh leo được test đạt tiêu chuẩn không có 570 chất cấm nông nghiệp, đảm bảo các điều kiện xuất khẩu.

Trong năm 2024, HTX Trường Giang đặt mục tiêu sẽ mở rộng diện tích trồng chanh leo lên 10ha. Ảnh: Nguyễn Thành.

Trong năm 2024, HTX Trường Giang đặt mục tiêu sẽ mở rộng diện tích trồng chanh leo lên 10ha. Ảnh: Nguyễn Thành.

"Quả chanh leo có chất lượng cao, an toàn với người tiêu dùng. Vườn chanh leo được đánh giá đạt tiêu chuẩn toàn cầu GlobalGAP, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Thời gian ra quả từ 45 - 50 ngày. Sản lượng mỗi ha có thể cho thu hoạch 20 tấn, với giá bán từ 10.000 - 20.000đ/kg", anh Giang cho biết.

Ông Hoàng Vĩnh Khuyến, Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà, chia sẻ, địa phương đang tích cực đào tạo, hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây chanh leo. Khuyến khích các hộ gia đình, các HTX và doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, giống mới vào sản xuất, nhất là đối với chanh leo và các cây ăn quả chủ lực, áp dụng quy trình canh tác tiên tiến, đưa ra thị trường những sản phẩm nông sản sạch, chất lượng cao.

Trước thành công ban đầu của cây chanh leo, Đầm Hà dự kiến sẽ nhân rộng mô hình theo đúng đề án phát triển sản xuất cây ăn quả tập trung của huyện. Đại diện Phòng NN-PTNT huyện Đầm Hà cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục tham mưu huyện tập trung chỉ đạo, đánh giá mô hình, thu hút nhà đầu tư, tạo thành các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm. 

Ông Trần Văn Thực, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ninh, chia sẻ, mô hình trồng chanh leo của huyện Đầm Hà đang cho kết quả tích cực, góp phần phát triển sản xuất cây ăn quả tập trung trên địa bàn huyện. Cũng theo ông Thực, mô hình cần đầu tư, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, mở rộng diện tích để được cấp mã số vùng trồng. Từ đó, thuận tiện cho việc tra cứu thông tin, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Huyện Đầm Hà đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích trồng chanh leo đạt 150ha, sản lượng 4.400 tấn. Đến năm 2030, tổng diện tích trồng chanh leo đạt 500ha, sản lượng đạt 10.000 tấn, tập trung chủ yếu tại các xã Tân Bình, Dực Yên, Đầm Hà, Tân Lập, Quảng Tân, Đại Bình.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất