TS. Cao Đức Phát: Rào cản lớn nhất của công nghệ sinh học là nhận thức

Tùng Đinh - Bảo Thắng - Diệu Linh - Quỳnh Chi - Thứ Bảy, 05/10/2024 , 10:00 (GMT+7)

TS. Cao Đức Phát, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế cho rằng, công nghệ sinh học Việt Nam đang có khoảng cách với thế giới, nguyên nhân chính là nhận thức.

TS. Cao Đức Phát, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế chia sẻ về tiến bộ công nghệ sinh học và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Ảnh: Tùng Đinh.

Sáng 5/10, phát biểu tại Diễn đàn “Thành tựu và định hướng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, ông Cao Đức Phát nói công nghệ sinh học là một công cụ khoa học mạnh mẽ, làm thay đổi diện mạo của ngành nông nghiệp thế giới nhưng thập kỷ gần đây.

Nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT ví dụ, các chế phẩm sinh học được sử dụng rộng rãi trong cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản như một giải pháp hiệu quả để phát triển bền vững.

Ngoài ra, nuôi cấy mô đã trở thành ngành công nghiệp ở nhiều nước để nhân giống cây trồng sạch bệnh và chất lượng ổn định và công nghệ gen được áp dụng rộng rãi trong chọn tạo giống.

“Đến nay, đã có đến gần 200 triệu ha trồng cây biến đổi gen, chiếm 78% diện tích gieo trồng đậu tương, 64% bông, 26% ngô, 24% cải dầu toàn cầu”, ông Cao Đức Phát chia sẻ thêm.

Có thể nói, công nghệ sinh học đã đem lại nhiều lợi ích, trong đó góp phần tăng mạnh năng suất nhiều loại cây trồng, nổi bật là ngô, đỗ tương, và bông, đồng thời cho phép giảm lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…

Ở Việt Nam, TS.Cao Đức Phát khẳng định, Đảng và Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo phát triển nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học từ sớm.

Cụ thể, Ban Bí thư đã ban hành chỉ thị 50-CT/TW ngày 4/5/2005 về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2016 Ban Bí thư có Kết luận 06 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50.

Sau đó, Chính phủ đã ban hành nhiều Chương trình, đề án về phát triển và ưng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, nổi bật là Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 1 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trọng điểm về phát triển và ưng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020, sau đó là Quyết định 97 năm 2007 cho lĩnh vực thủy sản.

Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 553 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ sinh học đến năm 2030. Năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 429/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030.

Gần đây nhất, ngày 30/01/2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Hiện nay, công nghệ chỉnh sửa gen đã giúp nghiên cứu ra nhiều giống lúa có thể kháng bệnh. Ảnh: Tùng Đinh.

Tại Việt Nam hiện nay, công nghệ sinh học được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp. Nổi bật là việc sử dụng các chế phẩm sinh học, kit chẩn đoán bệnh, kỹ thuật nuôi cấy mô.

Từ năm 2014 cây ngô, đậu tương và bông biến đổi gen được phép trồng và sử dụng ở Việt Nam sau quá trình dài khảo nghiệm chặt chẽ theo các chuẩn mực quốc tế.

Cùng với đó, năng lực phát triển công nghệ sinh học được nâng cao, cả về nhân lực, trang thiết bị và thể chế.

"Lợi ích của việc sử dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là không thể phủ nhận. Trong khi, không có bằng chứng về tác hại như một số người lo ngại", Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế - IRRI khẳng định.

Tuy nhiên, theo ông Cao Đức Phát, điều đáng tiếc lại là việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp nước ta quá chậm, khoảng cách với thế giới có xu hướng giãn ra, không đạt các mục tiêu Đảng và Chính phủ đề ra. Trong đó, cản trở chính là vấn đề nhận thức.

Trên thế giới hiện nay, đã xuất hiện nhiều xu hướng mới trong phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Ví dụ như kết hợp công nghệ vi sinh và nano trong chế tạo các chế phẩm sinh học đạt hiệu quả cao.

Hay công nghệ tế bào được sử dụng để sản xuất thương mại thịt, cá..., công nghệ chỉnh sửa gen được sử dụng ngày càng rộng rãi thay cho chuyển gen.

Cùng với sự thay đổi của công nghệ, sự kết hợp giữa công nghệ sinh học và công nghệ số, AI cho phép nâng cao hiệu quả nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học.

Theo ông Cao Đức Phát, để không tụt hậu, nước ta cần nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt và ứng dụng các xu hướng mới này.

"Khác với 20 năm trước, nay nước ta đã có dược đội ngũ khá đông đảo các nhà khoa học, kỹ thuật viên được đào tạo khá bài bản, nhiều phòng thí nghiệm được trang bị khá hiện đại. Vấn đề chính là phải quán triệt và nghiêm túc thực hiện các chủ trương do Đảng, Chính phủ đề ra, xóa bỏ mặc cảm, đầu tư thỏa đáng, tháo gỡ các rào cản pháp lý để công nghệ sinh học Việt Nam cất cánh cùng thế giới", ông Cao Đức Phát phân tích.

Tại diễn đàn, TS. Cao Đức Phát cũng nêu lại một số mục tiêu, tầm nhìn đến năm 2020 trong Quyết định 11/2006/QĐ-TTg. Theo đó, công nghệ sinh học nông nghiệp nước ta đạt trình độ của nhóm các nước hàng đầu trong khối ASEAN và ở một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến của thế giới.

Diện tích trồng trọt các giống cây trồng mới tạo ra bằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học chiếm trên 70%, trong đó diện tích trồng trọt các giống cây trồng biến đổi chiếm 30 - 50%; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; đáp ứng được cơ bản nhu cầu vacxin cho vật nuôi.

Công nghệ sinh học nông nghiệp đóng góp trên 50% tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp.

Tùng Đinh - Bảo Thắng - Diệu Linh - Quỳnh Chi
Tin khác
Ứng dụng chỉnh sửa gen phát triển giống đậu tương giàu dinh dưỡng
Ứng dụng chỉnh sửa gen phát triển giống đậu tương giàu dinh dưỡng

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học đã phát triển và làm chủ công nghệ chỉnh sửa hệ gen thông qua hệ thống CRISPR/Cas.

Nên trồng ngô biến đổi gen ở vùng thường bị sâu hại
Nên trồng ngô biến đổi gen ở vùng thường bị sâu hại

Qua 10 năm giống ngô biến đổi gen được công nhận tại Việt Nam, TS Đinh Công Chính (Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT) cho rằng cần bàn lại để cải thiện năng suất ngô qua từng năm.

Ngô, đậu tương và bông là 3 loại cây ứng dụng biến đổi gen nhiều nhất tại Việt Nam
Ngô, đậu tương và bông là 3 loại cây ứng dụng biến đổi gen nhiều nhất tại Việt Nam

Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường đặt ra nhiều vấn đề liên quan tới công nghệ sinh học cũng như thực trạng, giải pháp tại Việt Nam hiện nay.

5 gói giải pháp gỡ 3 nhóm rào cản phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn
5 gói giải pháp gỡ 3 nhóm rào cản phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Chia sẻ của Tiến sĩ Hoàng Sỹ Thính, Khoa du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam về câu chuyện tri thức hóa nông dân và du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Chọn con đường nông nghiệp sạch: Những 'ông mai, bà mối' giúp nông dân thay đổi tư duy
Chọn con đường nông nghiệp sạch: Những 'ông mai, bà mối' giúp nông dân thay đổi tư duy

Sau khi liên kết với hợp tác xã, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, chuyển từ canh tác hóa học sang hữu cơ, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và môi trường.

Chọn con đường nông nghiệp sạch: Khát vọng Bechamp
Chọn con đường nông nghiệp sạch: Khát vọng Bechamp

Trong số những người đã chọn con đường này, trí thức có, nông dân thứ thiệt cũng có, trình độ, kiến thức khác nhau, nhưng có cùng quan điểm là quyết tâm làm nông nghiệp sạch, dù biết nhiều khó khăn.

Cơ ngơi 130ha nông nghiệp tuần hoàn của Sản Việt
Cơ ngơi 130ha nông nghiệp tuần hoàn của Sản Việt

Khánh Hòa Đó là trang trại Sản Việt, nằm ở thôn Suối Sâu, xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) của anh Nguyễn Minh Thành, một người đầy tâm huyết với nông nghiệp tuần hoàn.

Ra mắt sổ tay xây dựng Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm
Ra mắt sổ tay xây dựng Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm

CẦN THƠ Bộ NN-PTNT ban hành sổ tay hướng dẫn xây dựng Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng để các địa phương tham khảo, áp dụng phù hợp.

Khơi rãnh, tỉa cành cứu dâu tằm bị ngập úng
Khơi rãnh, tỉa cành cứu dâu tằm bị ngập úng

Yên Bái Nhờ khả năng chịu ngập úng tốt nên diện tích dâu tằm có thể phục hồi được của huyện Trấn Yên khoảng 90%. Khoảng 10% diện tích không có khả năng phục hồi (gần 100ha).

1.001 nghề tạo sinh kế cho nông dân
1.001 nghề tạo sinh kế cho nông dân

Thật vui khi thấy nông thôn mình chuyển biến quá nhanh. Rất nhiều nơi làng xã chả khác gì thành phố…

Những điểm lưu ý về Thông tin EUDR trong chuỗi giá trị cà phê
Những điểm lưu ý về Thông tin EUDR trong chuỗi giá trị cà phê

Theo yêu cầu về Thông tin EUDR, mỗi nhà rang xay/thu mua cà phê tại EU phải thu thập thông tin về chuỗi giá trị của mình, từ nông dân và lô đất ban đầu...