| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Gần 170 đề tài, dự án khoa học và công nghệ được nghiên cứu, nghiệm thu

Thứ Năm 11/07/2024 , 07:22 (GMT+7)

Nhiều đề tài khoa học công nghệ có khả năng chuyển giao, ứng dụng trong lĩnh  vực nông nghiệp, kinh tế biển, công nghệ sinh học, thực phẩm, dược liệu để phát triển kinh tế.

Sáng 10/7, tại Trường Đại học Kiên Giang (huyện Châu Thành, Kiên Giang), đã diễn ra hội thảo khoa học ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Kiên Giang - Thực trạng và giải pháp.

Hội thảo do Trường Đại học Kiên Giang phối hợp với Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh, UBND huyện Châu Thành và Sở KH-CN Kiên Giang tổ chức, thu hút gần 200 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các trường, viện nghiên cứu, Sở KH-CN các tỉnh vùng ĐBSCL tham dự.

Đề tài khoa học nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cá ngựa đen của Trường Đại học Kiên Giang thành công, sẵn sàng chuyển giao để nuôi thương mại hóa. Ảnh: Trung Chánh.

Đề tài khoa học nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cá ngựa đen của Trường Đại học Kiên Giang thành công, sẵn sàng chuyển giao để nuôi thương mại hóa. Ảnh: Trung Chánh.

ThS. Nguyễn Phước Quý Tường, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Khởi nghiệp - Trường đại học Kiên Giang (KGU) cho biết, qua hơn 10 năm hoạt động, KGU đã có những kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cụ thể, có 6 đề tài nghiên cứu có khả năng ứng dụng và chuyển giao choc các doanh nghiệp người dân thực hiện, chủ yếu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng…

Ngoài ra, có nhiều lĩnh vực mà KGU đang tăng cường nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và phục vụ cộng đồng. Như nghiên cứu tạo ra các mô hình, quy trình, sản phẩm, giải pháp phục vụ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tiết kiệm tài nguyên đầu vào, chuyển đổi số, kinh tế biển, xử lý môi trường và tái chế rác thải nhựa. 

Tương tự, đại biểu ông Đặng Xuân Cường đến từ Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh (HUIT) cho biết, HUIT có những hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học công nghệ, phục vụ tập trung cho 4 vấn đề: chuyển đổi số, tối ưu hóa chuỗi cung ứng sản xuất và thương mại, cơ khí chính xác và kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững. Cụ thể, như chế tạo thiết bị và giải pháp công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Nhiều đề tài khoa học, công nghệ sản xuất thực phẩm, nước giải khát... đã được giới thiệu và sẵn sàng chuyển giao, ứng dụng vào cuộc sống. Ảnh: Trung Chánh.

Nhiều đề tài khoa học, công nghệ sản xuất thực phẩm, nước giải khát... đã được giới thiệu và sẵn sàng chuyển giao, ứng dụng vào cuộc sống. Ảnh: Trung Chánh.

Tại Kiên Giang, trong 5 năm trở lại đây, đã có gần 170 đề tài, dự án khoa học và công nghệ được nghiên cứu, thí điểm và được đánh giá nghiệm thu.

Theo ông Nguyễn Thái Nguyên, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang, các đề tài, dự án này bám sát nhu cầu thực tiễn của tỉnh và tập tập trung theo lĩnh vực khoa học nông nghiệp, khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ, khoa học y dược và khoa học xã hội.

Tập trung nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cho phát triển tiềm năng, thế mạnh sản xuất nông - lâm - thuỷ sản, phát triển đời sống dân sinh.

Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang khẳng định, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ được xác định là một trong những quốc sách hàng đầu hiện nay, các giải pháp khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, việc chuyển giao, ứng dụng và nhân rộng trong đời sống còn nhiều hạn chế. Do đó, thông qua các tham luận, kiến nghị tại hội thảo đã làm rõ thực trạng và đề xuất những giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng và nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa học, giải pháp công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất