Tục ngữ về lời ăn tiếng nói

Đặng Quỳnh Lê - Thứ Hai, 13/03/2023 , 07:40 (GMT+7)

Một tục ngữ được định nghĩa là một câu nói hoặc viết đơn giản và sâu sắc mà thể hiện một chân lý được nhận thức dựa trên ý nghĩa hoặc kinh nghiệm chung.

Empty

Tục ngữ thường sử dụng biện pháp tu từ như ẩn dụ. Ví dụ “lời nói đau hơn roi vọt”, nó có nghĩa là đối với một người có lòng tự trọng, về mặt tinh thần, một lời nặng với mình thì còn đau đớn hơn bị đánh bằng roi, vọt.

Một số tục ngữ tồn tại trong nhiều ngôn ngữ bởi vì bị người ta mượn hoặc ảnh hưởng từ ngôn ngữ và văn hóa mà họ tiếp xúc. Ở Đông Á, Nho giáo và Phật giáo từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ đã đóng một vai trò lớn trong việc hình thành và phổ biến các tục ngữ.

Trong các ghi chép còn sót lại, Khổng Tử đã luôn khuyên răn chính ông và học trò về việc thận trọng lời nói và lời nói phải đi đôi với việc làm. Ví dụ Khổng Tử nói “Cổ giả ngôn chi bất xuất, sỉ cung chi bất đãi dã.” Nghĩa là “Người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà làm không được”.

Câu tục ngữ phổ biến ở khắp Đông Á là “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (một lời nói ra, xe bốn ngựa không đuổi theo kịp) được cho là lấy từ sách Luận ngữ. Nó có nghĩa là một lời nói ra thì xe bốn ngựa, loại xe chạy nhanh nhất thời đó cũng không theo kịp, hàm ý rằng lời nói ra không thể thu hồi lại được, vì vậy phải thận trọng khi nói.

Ở Việt Nam, một số tri thức thời phong kiến đã dịch thuật và viết sách dưới sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc như sách "Kiến Văn tiểu lục" của Lê Quý Đôn. Ngay chương 1, tác giả đã trích dẫn nhiều lời khuyên răn về việc ăn nói. Ví dụ: “Tai không nên nghe ngóng tội ác người khác, mắt không nên tò mò điều sở đoản của người khác, miệng không nên bàn tán lỗi lầm của người khác”, hoặc “sau khi uống rượu nên giữ gìn lời nói”, “quyền thế không nên dùng hết, lời nói không nên nói hết, phúc trạch không nên hưởng hết”.

Tương tự vậy, ảnh hưởng của Phật giáo có thể thấy qua những câu tục ngữ phổ biến như “Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành”, nghĩa là sống ngay thật thì bệnh bật tiêu tan, cuộc sống bình an. Hoặc “khẩu phật, tâm xà” (miệng phật, tâm rắn), ý là lời nói và tâm địa khác nhau; bên ngoài thì tốt đẹp nhưng thực tế thì xấu xa.

Ở phương Tây, có khoảng 400 tục ngữ được cho là có nguồn gốc từ Kinh Thánh. Tục ngữ Việt Nam “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” vốn được Việt hóa dưới sự ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp. Tục ngữ gốc tiếng Pháp của tục ngữ trên là “Il faut tourner sept fois sa langue dans sa bouche avant de parler”, vốn được rút ra từ Kinh Cựu Ước. Nó có nghĩa là lời nói ra rất quan trọng, vì thế trước khi nói phải cân nhắc nhiều lần rồi mới quyết định nói hay không. Nó cũng tương tự tục ngữ của người Anh là “hold your tongue”, nghĩa là “giữ lưỡi của bạn” với hàm ý tương tự.

Văn hóa dân gian Việt Nam còn lưu giữ nhiều tục ngữ về lời ăn tiếng nói. Nó xuất phát từ một kinh nghiệm sống rằng, lời nói rất quan trọng, có thể ảnh hưởng xấu hoặc tốt tới người khác và từ đó tác động tới người nói. Vì vậy tục ngữ mới khuyên rằng “học ăn, học nói, học gói, học mở”, học ăn là việc liên quan tới sự sinh tồn xếp thứ nhất, việc quan trọng thứ hai là học nói, nói lên tầm quan trong của việc ăn nói trong cuộc sống.

Có những tục ngữ mang tính khuyên răn nhẹ nhàng như “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “nói ngọt lọt đến xương”. Nhưng cũng có những tục ngữ mang sắc thái cực đoan hơn, như “lời nói, đọi máu”. Đọi là từ địa phương Nghệ Tĩnh có nghĩa là cái bát ở ngoài Bắc hay cái chén ở miền Nam. Máu ám chỉ tới sự sống, thứ quan trọng nhất. Lời nói cũng có giá trị như một bát máu, vì vậy phải thận trọng lời nói, nhất là không được vu oan hay nói sai cho người khác bởi vì khi làm điều đó cho người khác thì cũng như lấy của người ta bát máu.

Tóm lại qua việc tìm hiểu tục ngữ và tập trung lên các tục ngữ liên quan tới lời ăn tiếng nói, một mặt thấy được sự ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa hóa vào tục ngữ Việt Nam cũng như văn hóa người Việt nói chung, mặt khác cũng phản ánh sự tiếp thu đầy khoan dung và khôn ngoan của người Việt. Kết quả là để lại cho thế hệ sau một kho tàng văn hóa hết sức phong phú và giá trị.

Đặng Quỳnh Lê
Tags:
Tags:
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ10

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?11

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.