UAV, robot thay thế nông dân

Văn Việt - Thứ Năm, 21/03/2024 , 09:16 (GMT+7)

Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ năm 1950 đến 2000, số lượng lao động làm thuê trong trang trại đã giảm hơn 50%.

Unmanned Aerial Vehicles (viết tắt là UAV, hay còn gọi là phương tiện bay không người lái, drone - PV) phun thuốc được cho là sẽ xuất hiện ngày càng nhiều trên các cánh đồng của Mỹ trong tương lai. Ảnh: Farm Fleet.

Những loại trái cây, rau quả con người tiêu thụ có thể sớm được trồng và xử lý bởi đội quân máy bay không người lái cùng robot, một số trang bị trí tuệ nhân tạo (AI). Thực tế, điều này đã diễn  ra ở các trang trại trên khắp nước Mỹ.

Hylio, công ty công nghệ có trụ sở tại Houston, đã được Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) chấp thuận cho một phi công duy nhất của họ vận hành đội UAV hạng nặng trên các trang trại. 3 UAV chạy bằng pin, một số chiếc nặng tới gần 200kg, giờ đây có thể được sử dụng cùng lúc để phun phân bón và thuốc trừ sâu trên những cánh đồng nông sản. Nhiệm vụ đó trước đây thường được xử lý bởi công nhân nông trại hoặc máy bay nông nghiệp.

Trước khi có quyết định mới nhất của FAA, việc triển khai loại UAV này yêu cầu một đội ngũ vận hành được cấp phép, khiến cả quá trình trở nên phức tạp và tốn kém hơn. Với nhóm 3 UAV vận hành cùng lúc, một người điều khiển có thể phun 60ha mỗi giờ.

“Việc chúng tôi được cấp phép đã tạo ra tiền lệ”, Giám đốc điều hành Hylio Arthur Erickson cho biết. “Khách hàng của chúng tôi và các công ty khác giờ đây có thể trích dẫn nó để nhận được quyền lợi tương tự”.

UAV phun thuốc là một trong nhiều công cụ nông nghiệp công nghệ cao được trưng bày tại Triển lãm Nông nghiệp Thế giới hồi tháng 2 ở Tulare, California.

Hơn 1.250 đơn vị đã xuất hiện tại hội chợ năm nay, thu hút hơn 100.000 lượt khách tham quan. Họ đã quan sát các cuộc trình diễn những sản phẩm như máy phun thuốc tự động hay robot được hỗ trợ AI có thể nhẹ nhàng hái quả bằng “bàn tay” silicon.

“Mỗi nông dân một ngày nào đó đều sẽ trở thành lập trình viên”, Ethan Rublee, lãnh đạo một công ty nông nghiệp tham gia triển lãm nói. Công ty ông trưng bày mẫu máy kéo mini chạy hoàn toàn bằng điện, có khả năng sử dụng AI để tự động vận chuyển thiết bị, gieo hạt và rải phân trộn trong nhiều giờ chỉ với một lần sạc. Sản phẩm có tên là Amiga.

Đặt trụ sở tại Watsonville, cách San Jose khoảng một giờ lái xe, công ty của Rublee đã lọt vào mắt xanh các nhà đầu tư ở Thung lũng Silicon.

“Chúng tôi đã huy động được tổng cộng 16 triệu USD và hoạt động khoảng 4 năm qua”, ông nói. “Chúng tôi có 10 triệu USD trong ngân hàng và một nhóm gồm 30 người, những con người tuyệt vời đã tụ họp về Watsonville để tìm cách lột xác ngành nông nghiệp”.

Paul Mikesell, giám đốc điều hành kiêm người sáng lập Carbon Robotics, đã giới thiệu chiếc máy Laser Weeder của công ty mình, sử dụng tia laser hồng ngoại mạnh mẽ và máy ảnh tốc độ cao để xác định cũng như tiêu diệt cỏ dại chỉ trong vài giây.

“Trước khi có Laser Weeder, bạn phải cử người ra ngoài cánh đồng với dụng cụ cầm tay và phun hóa chất”, Mikesell nói.

Một robot xới đất được trang bị AI và công nghệ laser. Ảnh: BBC Science.

Các nhà phát triển những công cụ công nghệ cao này cho hay phát minh của họ có thể giúp giảm bớt tình trạng thiếu lao động kéo dài hàng thập kỷ qua và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp. Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ năm 1950 đến 2000, số lượng lao động làm thuê trong trang trại đã giảm hơn 50%. Việc tuyển dụng tiếp tục là một thách thức đối với các chủ trang trại trong những năm 2020.

Trong khi xu hướng chuyển đổi sang tự động hóa có thể bù đắp tình trạng thiếu lao động và giảm bớt cho lao động nông trại một số công việc nặng nhọc, đơn điệu và đôi khi nguy hiểm, công nhân 61 tuổi Lulu Cardenas lo ngại những công nghệ mới này sẽ khiến công việc của bà gặp rủi ro.

“Tôi cảm thấy nguy cơ mình bị thay thế”, Cardenas nói. "Tôi sẽ gặp khó khăn trong việc giúp đỡ gia đình mình”.

Bà đã làm việc trên cánh đồng ở khu Central Valley của California suốt 20 năm qua. Trước sự xuất hiện của các loại robot trang trại mới, Cardenas tỏ ra thất vọng vì bà cho rằng có mối liên hệ tâm linh giữa con người và thực vật.

“Bạn không thể thay thế sức nóng của con người bằng một chiếc máy lạnh tanh vô tri”, bà nhấn mạnh.

Bạn của Cardenas, Asuncion Ponce, người đến từ cùng ngôi làng của bà ở phía nam thành phố Mexico City 36 năm trước, cũng rất buồn khi nhìn thấy hình ảnh những robot trang trại mới. “Nông dân được hưởng lợi từ chúng, nhưng chúng cũng đang lấy đi rất nhiều công việc của chúng tôi”, Ponce chia sẻ.

Ông đã chứng kiến nhiều thiết bị đảm nhận một số công việc trong trang trại, nhưng đây là lần đầu tiên nhìn thấy một loại máy móc có khả năng “tư duy”. “Có rất nhiều máy móc đang thu hoạch hành, tỏi, rau diếp, bông cải xanh. Thay vì thuê nhiều lao động hơn, giờ bạn chỉ cần ba người”, Ponce nói.

Một số trang trại quy mô lớn và các nhóm vận động đã giới thiệu những chương trình đào tạo để giúp công nhân nông trại phát triển các kỹ năng thích ứng với công nghệ tân tiến và đảm nhận vai trò mới là người điều khiển hoặc lập trình UAV.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể sử dụng máy móc mà vẫn chăm sóc được người dân của mình”, Adrián Miramontes, cựu chiến binh và là người nhập cư Mexico đang quản lý một cơ sở nông nghiệp lớn, đánh giá. “Họ sẵn sàng học hỏi và làm những điều tốt đẹp hơn cho bản thân cũng như gia đình họ”.

Bộ Lao động Mỹ cũng đang theo dõi chặt chẽ vấn đề. Một phát ngôn viên Bộ cho hay vào tháng tới, họ sẽ gửi cho Tổng thống Joe Biden danh sách đề xuất về một chương trình viện trợ có thể giúp đỡ những công nhân nông trại đã bị AI thay thế. Chưa rõ liệu một chương trình viện trợ như vậy có mang lại lợi ích cho hàng trăm nghìn người nhập cư không giấy tờ đang làm việc tại các trang trại Mỹ hay không.

Văn Việt (Theo CBS News)
Tin khác
Câu chuyện thứ chín: Cái hộp nước 'biết nói'
Câu chuyện thứ chín: Cái hộp nước 'biết nói'

Hộp nước uống thì chắc chắn không có gì lạ, chúng ta vẫn trông thấy đâu đó hằng ngày. Nhưng có một cái hộp bằng giấy thân thiện môi trường khá lạ và ấn tượng, nhãn hiệu Elix.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vược mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.

Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg
Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg

Cần Thơ Một nông dân xã Trung Thạnh (huyện Cờ Đỏ) phát triển cây na sầu riêng mới lạ, trái nặng đến 3kg, giá cao, nông dân thu ‘trái ngọt’ trên vùng lúa kém hiệu quả.

Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70
Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70

Cần Thơ Hợp tác xã nhãn Ido Đồng Tâm ở TP Cần Thơ đang sản xuất nhãn theo hướng VietGAP, nhằm tạo dựng thương hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc
Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc

Đồng Tháp Với hương vị thơm dịu, thanh mát và có công dụng tốt cho sức khỏe, sản phẩm trà lá ổi túi lọc của anh Phan Hồi Hương đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm, qua đó đưa Trung Quốc – Hongkong trở thành thị trường lớn nhất.

Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’
Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’

Họa sĩ Xu Man được nhà văn Trung Trung Đỉnh lấy làm cảm hứng sáng tác truyện dài ‘Con thiêng của rừng’ dày 124 trang, do Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành.

Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững
Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững

Sản xuất cà phê bền vững không chỉ giúp nông dân yên tâm gắn bó với cây cà phê mà còn thu hút được người trẻ tham gia vào sản xuất cà phê.

Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama
Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama

Các nhà khoa học lai tạo ra giống chuối Yelloway One có thể kháng lại dịch bệnh Panama được mệnh danh là ‘kẻ hủy diệt’ chuối hàng loạt.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch

Hải Phòng Các mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản được người dân phát triển gắn với các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm, qua đó đã giúp gia tăng giá trị tôm, cá.

Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?
Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?

Một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại đã thu hút giới học giả về lương thực của các bộ tộc ở Úc liệu có thể trở thành thực phẩm phù hợp trong tương lai.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch

Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng gắn với phát triển du lịch đã giúp nông dân Hải Phòng tăng thu nhập, nâng cao đời sống.