Ứng dụng chuyển đổi số để tối ưu hóa quy trình sản xuất

Lê Hoàng Vũ - Thứ Sáu, 11/10/2024 , 06:00 (GMT+7)

An Giang Ứng dụng chuyển đổi không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí mà còn mở ra cơ hội kết nối thị trường.

Ứng dụng chuyển đổi không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí mà còn mở ra cơ hội kết nối thị trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhu cầu cấp bách

Ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp nông dân sản xuất trên địa bàn tỉnh An Giang hiểu được các nội dung, nguyên tắc, giải pháp ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, còn tạo điều kiện cho nông dân được trao đổi, thảo luận cùng các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp về hiệu quả, kinh nghiệm thực tiễn và chính sách phát triển, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất. Từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, giúp tạo ra các sản phẩm an toàn, tăng hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường bền vững.

Ông Tôn Thất Thịnh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết, An Giang là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, có nước và đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Tiềm năng về phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh là lúa, cá tra phi lê xuất khẩu, rau màu và cây ăn trái. Với hơn 80% diện tích đất nông nghiệp (tương đương 297.000ha) và hơn 65% dân số là lao động nông thôn, nông dân An Giang có nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn canh tác, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đây được xem là thế mạnh nông nghiệp địa phương, để phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng về sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp. 

Những năm gần đây, nông dân An Giang tìm hiểu mua drone để phục vụ sản xuất nông nghiệp khá phổ biến. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc chuyển đổi số không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là yêu cầu cấp bách để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), và chuỗi khối (Blockchain) không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí mà còn mở ra cơ hội kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Từ việc sử dụng các công nghệ IoT để giám sát và quản lý trang trại, đến việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong dự báo thời tiết, dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình sản xuất, tất cả đều góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả.

An Giang đã ứng dụng nhiều công nghệ tưới thông minh kết hợp bón phân đã giúp giảm được lượng phân bón, thuốc trừ sâu, giảm công lao động. Các mô hình này được triển khai nhiều ở các hộ nông dân, HTX trồng trọt, chủ yếu vào các khu vực trồng có diện tích lớn.

Theo đánh giá, thực tế đã tiết kiệm nhiều công lao động thông qua việc tưới và bón phân lên 20 - 30% so với cách làm truyền thống. Ngoài ra, còn ứng dụng một số nền tảng số, phần mềm vào ghi nhật ký nông vụ, nhật ký trồng trọt, truy xuất nguồn gốc cho nông sản, từng bước xây dựng mô hình nông nghiệp sạch "từ trang trại đến bàn ăn".

Nông dân ứng dụng công nghệ 4.0 để tưới nước tự động cho vườn cây ăn trái. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiệu quả thấy rõ

Mã số vùng trồng trong sản xuất nông nghiệp là một yếu tố quan trọng giúp quản lý, giám sát và kiểm soát chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt trong xuất khẩu. Hiện toàn tỉnh An Giang đã cấp 514 mã số, với tổng diện tích vùng trồng gần 18 nghìn ha. Trong đó, lúa có 163 mã số với diện tích 9.623ha, cây ăn trái 339 mã số với diện tích 7.639ha, rau màu 10 mã số với diện tích 74ha và 2 mã số cây dược liệu trên diện tích 2ha.

Ông Nguyễn Minh Hiền, Giám đốc HTX GAP Cù Lao Giêng (huyện Chợ Mới) - đơn vị vừa xuất khẩu 20 tấn xoài sang các thị trường trên thế giới, cho biết, nhiều năm qua HTX đã áp dụng quy trình nhật ký điện tử vào canh tác xoài. Đây là công cụ giúp người nông dân ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu chăm sóc, tưới nước, phun thuốc, bón phân, đến thu hoạch một cách chi tiết và chính xác. Thay vì ghi chép thủ công, việc sử dụng phần mềm trên điện thoại thông minh giúp việc quản lý trở nên dễ dàng hơn, thông tin được lưu trữ khoa học và không lo bị mất. Nhờ vào việc quản lý tốt quy trình sản xuất, nhà vườn có thể kiểm soát chính xác lượng phân bón, thuốc trừ sâu sử dụng, đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn và chất lượng cao.

Ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), và chuỗi khối (Blockchain) giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Kết quả trong thời gian qua, HTX Cù Lao Giêng có 35 thành viên áp dụng nhật ký điện tử 100% trong sản xuất, với diện tích 200ha, từ đó giúp nông dân cho ra sản phẩm an toàn, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ông Doãn Văn Chiến, Trưởng Văn phòng đại diện phía Nam Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng, mục tiêu chuyển đổi số của Bộ NN-PTNT là xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Việc chuyển đổi số nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ số vào toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị nông nghiệp, từ sản xuất, chế biến đến phân phối và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Đồng thời phải hướng tới 8 mục tiêu Bộ NN-PTNT đưa ra là tăng cường năng suất và hiệu quả sản xuất; nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm; phát triển chuỗi giá trị nông sản và mở rộng thị trường; phát triển nông thôn bền vững; nâng cao năng lực quản lý và điều hành ngành NN-PTNT; xây dựng nền tảng dữ liệu số và hệ sinh thái số trong nông nghiệp; hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế số trong nông nghiệp; thúc đẩy nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường.

Nhờ vào quản lý tốt quy trình sản xuất, nhà vườn có thể kiểm soát chính xác lượng phân bón, thuốc trừ sâu sử dụng, đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn và chất lượng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong giai đoạn 2021 - 2023, theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, cũng như chiến lược phát triển khuyến nông, có rất nhiều các dự án khuyến nông trung ương triển khai trên cả nước đã và đang làm tốt việc phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ số.

Cũng trong giai đoạn này, cả nước đã triển khai trên 55 dự án khuyến nông trung ương trên các lĩnh vực trồng trọt - BVTV, chăn nuôi thú y, thủy sản, lâm nghiệp, cơ giới hóa...

Lê Hoàng Vũ
Tin khác
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ

Chăm sóc thanh long trái vụ tốn công hơn nhưng bù lại, giá bán cao hơn hẳn và sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn

Nhiệt độ thích hợp nhất để chuối sinh trưởng là khoảng 27 độ C, nếu xuống quá thấp (dưới 6 độ C), cây sẽ yếu và dễ bị chết nếu không có phương án phòng, chống.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non

Để quả nhãn đủ chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu, người dân cắt tỉa đợt 1 khi đậu quả non và giai đoạn 2 khi quả nhãn to bằng đầu đũa.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài

Cây xoài đặc biệt phù hợp với những vùng có hai mùa mưa và khô rõ rệt, trong đó mùa khô ít nhất kéo dài 4 tháng, mùa mưa không quá 7 tháng. 

Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’
Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’

Khi các bên cùng hợp tác và tham gia, chuỗi giá trị sẽ trở nên toàn diện và phát triển bền vững, góp phần đưa ngành rong biển Việt Nam vươn xa.

Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh
Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh

Rong biển được ví như một 'kho báu' trong thời đại chuyển đổi xanh, không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc
Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc

STP Group là doanh nghiệp đầu tiên ở phía Bắc nghiên cứu và triển khai thành công mô hình nuôi trồng rong sụn tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo

Cây chanh leo rất dễ trồng, có thể sống được trên đất sỏi đá hoặc đất cát và đang định hướng phát triển vùng nguyên liệu quy mô 5.000ha tại Sơn La.

Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ
Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ

Dù là thú chơi, thế nhưng, có những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật có giá trị hàng chục tỷ đồng và có rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu.

Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật
Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật

Lê Đức Nam, nghệ nhân nổi tiếng trong làng cây cảnh Việt Nam viết sách chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm tạo tác cây cảnh nghệ thuật cho những người yêu cây.

Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe

Nhiều nông dân trồng lúa đã từ bỏ thói quen đốt đồng sau khi được hướng dẫn cách xử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải thiện sức khỏe.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững

Muốn thích ứng một cách nhanh chóng, bền vững với những quy định mới như CBAM, EUDR…, chủ rừng buộc phải chuẩn hóa ngay từ khâu giống và trồng cây xuống đất.