Nông dân Hải Hà hào hứng tham gia lớp học IPM

Nguyễn Thành - Thứ Tư, 09/10/2024 , 15:43 (GMT+7)

Quảng Ninh Ngay khi Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Hải Hà mở lớp IPM trên cây lúa, 30 học viên nông dân đã hào hứng tham gia, từ đó có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm.

Nông dân tham gia lớp IPM trên cây lúa thực hành dưới cánh đồng. Ảnh: Nguyễn Thành.

Vụ mùa năm 2024, toàn huyện Hải Hà (Quảng Ninh) gieo cấy 3.200ha lúa và hoa màu các loại, trong đó, gieo cấy lúa 2.280ha. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do các đối tượng sinh vật hại gây ra và bổ sung thêm kiến thức về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, đảm bảo an toàn cho sản xuất, nâng cao năng suất lúa vụ mùa 2024, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Hải Hà triển khai 1 lớp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây lúa với sự tham gia của 30 học viên thôn 5 xã Quảng Phong, thời gian học từ tháng 7 đến tháng 11/2024.

Các học viên được truyền đạt những nội dung về các biện pháp kỹ thuật IPM; nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống và sản xuất nông nghiệp; hệ sinh thái ruộng lúa; nghiên cứu đồng ruộng; sinh lý cây lúa qua các giai đoạn sinh trưởng; phương pháp tính toán thời vụ và bố trí thời vụ gieo cấy; phương pháp chọn và xử lý hạt giống; phương pháp làm mạ và biện pháp quản lý ruộng mạ; kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản, ứng dụng công nghệ thông tin; sinh vật gây hại và các biện pháp quản lý.

Đối với kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, các học viên được truyền đạt các nội dụng về cơ cấu giống, khâu làm đất, ngâm và ủ giống; hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và bón phân cân đối qua từng giai đoạn phát triển của cây lúa; kỹ thuật phòng trừ các loại sâu bệnh, ốc bươu vàng, chuột cắn phá và diệt cỏ dại trên đồng ruộng; cách nhận biết các loại sâu bệnh để phòng trừ như sâu cuốn lá, sâu đục thân hai chấm, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá…

Đặc biệt, lớp học giúp bà con nông dân áp dụng hài hòa đồng bộ các biện pháp canh tác, cơ lý học, sinh học, hóa học để quản lý, điều khiển dịch hại theo hướng có lợi cho con người trên cơ sở hiểu biết hệ sinh thái cây trồng.

Ông Đinh Khắc Nhạn hướng dẫn bà con cách nhận biết sâu bệnh trên lúa. Ảnh: Nguyễn Thành.

Thông qua chương trình tập huấn, bà con nắm bắt được quy trình phát sinh, phát triển của sâu, bệnh từ đó chủ động phòng trừ và áp dụng nguyên tắc 4 đúng trong quá trình phun thuốc gồm đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách. 

Qua đó, bà con tiếp tục áp dụng những kiến thức đã học vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng. Đồng thời là lực lượng nòng cốt tuyên truyền, phổ biến những kiến thức đã học tới bà con nông dân tại địa phương.

Ông Đinh Khắc Nhạn (thôn 4, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) chia sẻ: "Trước chưa đi học IPM, khi cấy lúa cứ thấy sâu là chúng tôi ra đại lý mua thuốc sâu về phun nhưng không có hiệu quả vì không đúng cách và đúng thuốc. Sau khi lớp IPM được mở, chúng tôi rất hào hứng tham gia. Từ kiến thức đã học, chúng tôi phun thuốc có hiệu quả hơn, giảm chi phí. Ngoài ra, bà con cũng nắm được các loại sâu bệnh hại để áp dụng phương pháp phòng trừ, giúp cây lúa phát triển tốt". 

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Trang (Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Hải Hà) cho biết: "Thực hiện Kế hoạch số 24 của Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà ngày 4/1/2021 về việc triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hà, giai đoạn 2021 - 2025, hằng năm, Trung tâm đều tổ chức các lớp IPM về các loại cây trồng như lúa, rau, hoa màu. Bà con tham gia khóa học rất phấn khởi vì ngoài lý thuyết, bà con còn được học trực tiếp trên cánh đồng. Từ đó, bà con tiếp thu kiến thức rất dễ dàng". 

"Qua đó, học viên áp dụng những kiến thức đã học vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Đồng thời là lực lượng nòng cốt tuyên truyền, phổ biến những kiến thức đã học tới bà con nông dân tại địa phương", chị Trang nhấn mạnh.

Với diện tích cây trồng áp dụng IPM tại huyện Hải Hà, lượng phân bón hóa học đã giảm 10%, số lần phun thuốc chỉ 2 lần so với 4 lần như trước. Từ đó, người nông dân giảm được chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Nguyễn Thành
Tin khác
Nông dân mách bí quyết diệt rong meo trong ruộng lúa
Nông dân mách bí quyết diệt rong meo trong ruộng lúa

Cần Thơ Sử dụng chế phẩm vi sinh để diệt rong meo, nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, cải tạo đất đai màu mỡ, lúa khỏe, tăng sức đề kháng trong mùa mưa bão.

Nuôi dưỡng đam mê công nghệ sinh học cho sinh viên nông nghiệp
Nuôi dưỡng đam mê công nghệ sinh học cho sinh viên nông nghiệp

PGS.TS Nguyễn Đức Bách (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng, cần chứng minh giá trị kinh tế của công nghệ sinh học để hỗ trợ các bạn trẻ nghiên cứu khoa học.

Kinh nghiệm khởi nghiệp nông nghiệp của một người trẻ
Kinh nghiệm khởi nghiệp nông nghiệp của một người trẻ

Là một chủ trang trại trẻ thành công, anh Đỗ Văn Phúc, chủ vườn hoa cẩm cù lớn ở Bình Phước có những chia sẻ thú vị về chuyện khởi nghiệp nông nghiệp.

Lan tỏa giá trị nông sản và sáng tạo trong nông nghiệp
Lan tỏa giá trị nông sản và sáng tạo trong nông nghiệp

Với những lợi thế về ngoại ngữ, kiến thức, những người trẻ làm nông nghiệp đang góp phần lan tỏa giá trị nông sản Việt Nam ra nước ngoài.

Người trẻ tiên phong chuyển đổi số trong nông nghiệp
Người trẻ tiên phong chuyển đổi số trong nông nghiệp

Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp đang diễn ra ở nhiều hợp tác xã, trang trại, địa phương. Trong đó, có vai trò rất lớn của những người trẻ.

Các viện nghiên cứu nên phối hợp theo chuỗi thay vì giải quyết đơn lẻ
Các viện nghiên cứu nên phối hợp theo chuỗi thay vì giải quyết đơn lẻ

PGS.TS Phí Quyết Tiến, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học đề xuất Bộ NN-PTNT khi giao nhiệm vụ, đặt hàng công trình nghiên cứu khoa học nên thực hiện theo chuỗi.

Xây dựng hệ thống quản lý sản phẩm chỉnh sửa gen đồng bộ, thống nhất
Xây dựng hệ thống quản lý sản phẩm chỉnh sửa gen đồng bộ, thống nhất

GS.TS Lê Huy Hàm, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp kêu gọi các nhà khoa học chung tay có một hệ thống quản lý sản phẩm chỉnh sửa gen một cách thống nhất.

Sử dụng công nghệ sinh học để bảo tồn gen vật nuôi
Sử dụng công nghệ sinh học để bảo tồn gen vật nuôi

Đại diện Viện Chăn nuôi đề xuất sử dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen di truyền của vật nuôi là hướng đi tiềm năng và cần thiết.

Hệ thống CRISPR/Cas giúp tạo giống cây trồng kháng sâu bệnh và giàu dinh dưỡng
Hệ thống CRISPR/Cas giúp tạo giống cây trồng kháng sâu bệnh và giàu dinh dưỡng

Theo TS Đỗ Tiến Phát - Viện Công nghệ sinh học, hệ thống CRISPR/Cas cho phép thêm hay xóa một đoạn gen, tùy chỉnh mức độ biểu hiện gen đích, tạo giống kháng sâu bệnh.

Doanh nghiệp chưa 'mặn mà' với nghiên cứu công nghệ sinh học
Doanh nghiệp chưa 'mặn mà' với nghiên cứu công nghệ sinh học

Theo PGS.TS Đặng Thị Lụa, các nghiên cứu cần có sự phối hợp của doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp lại chưa 'mặn mà' với các nghiên cứu, tạo khó khăn cho các Viện.

Tạo được giống lúa kháng bệnh bạc lá, giảm tích lũy kim loại nặng
Tạo được giống lúa kháng bệnh bạc lá, giảm tích lũy kim loại nặng

Tiến sỹ Nguyễn Duy Phương cho biết, Viện Di truyền nông nghiệp đã bước đầu làm chủ công nghệ chỉnh sửa gen tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá, giảm tích lũy kim loại nặng.