Xâm nhập thị trường Halal bằng tiêu chí dinh dưỡng

Linh Linh - Thanh Thủy - Thứ Sáu, 20/09/2024 , 06:00 (GMT+7)

Việc phát triển các sản phẩm dinh dưỡng từ nông sản Việt Nam không chỉ là chiến lược kinh doanh mà còn là mong muốn khẳng định giá trị của nông sản Việt.

Phần lớn thành phần trong sản phẩm bánh dinh dưỡng của VietGlobal được sản xuất từ nông sản Việt, gồm các loại hạt ngũ cốc như hạt điều, ca cao, dừa…

Chọn việc khó để có dấu ấn riêng

Việc chuyển đổi từ xuất khẩu nông sản thô sang chế biến không chỉ giúp thúc đẩy giá trị gia tăng của sản phẩm mà còn thể hiện tinh thần sáng tạo, kiên trì và quyết tâm của những doanh nhân trẻ trong việc đưa nông sản Việt Nam đi xa hơn. Với tinh thần đó, cùng sự khích lệ của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan về những doanh nông “không chấp nhận đi một mình”, “những doanh nghiệp dám nghĩ khác đi” và “thật sự hành động khác đi”, Mai Thị Ngọc Ngà, Giám đốc điều hành mảng bánh dinh dưỡng Zcake - Công ty CP Sản xuất và Thương mại nông sản VietGlobal đang từng ngày đưa các sản phẩm của mình tiến sâu hơn vào thị trường Đông Nam Á.

Xuất phát điểm từ một doanh nghiệp chuyên về công nghệ được thành lập cách đây 7 năm, nhận thấy tiềm năng lớn của nông sản Việt Nam và xu hướng tiêu dùng xanh, Ngà quyết định khởi nghiệp riêng với VietGlobal, định hướng chuyên sản xuất và kinh doanh bánh dinh dưỡng từ nông sản Việt. Đây là một bước ngoặt quan trọng, cho thấy tầm nhìn chiến lược của đội ngũ dẫn dắt công ty trong việc khai thác thế mạnh nông sản của Việt Nam.

Có thể nói, người phụ nữ nhỏ nhắn chỉ ngoài 30 tuổi này là linh hồn của VietGlobal khi quyết định mở thêm một ngã rẽ cho sản phẩm của mình tới thị trường nước ngoài bên cạnh việc “an phận” với việc giao thương trên sàn thương mại điện tử như những doanh nghiệp khác. Mục tiêu đầu tiên của VietGlobal là thị trường Halal tại Malaysia.

Thừa nhận rằng đây là con đường vừa đầy tiềm năng cũng nhiều những thách thức, Ngà khẳng định việc phát triển các sản phẩm dinh dưỡng từ nông sản Việt Nam không chỉ là một chiến lược kinh doanh mà còn là mong muốn khẳng định giá trị của nông sản Việt trên bản đồ thế giới.

Với suy nghĩ rằng Việt Nam có lợi thế lớn về nông sản nhưng chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, Ngà quyết định chọn con đường khó khăn hơn, đó là tập trung vào chế biến nông sản thành sản phẩm dinh dưỡng có giá trị cao hơn. "Tôi nghĩ những việc dễ đã có nhiều người làm rồi, tôi muốn chọn việc khó để có thể tạo ra dấu ấn riêng," Ngà chia sẻ.

Phần lớn thành phần trong sản phẩm bánh dinh dưỡng của VietGlobal được sản xuất từ nông sản Việt, gồm các loại hạt ngũ cốc như hạt điều, ca cao, dừa… Những nguyên liệu đầu vào được công ty nhập từ các khu vực sản xuất lớn, vừa đảm bảo về sự an toàn, vừa tận dụng được những nguyên liệu tươi, ngon vốn có của Việt Nam.

“Tôi nhận thấy nông sản Việt chất lượng quá tốt, mình là quốc gia xuất khẩu điều nhân số 1 thế giới, có thể mạnh về các loại rau, củ, quả… thì không có cớ gì mình không tận dụng để phát triển”, Ngà chia sẻ.

Mai Thị Ngọc Ngà, Giám đốc điều hành mảng bánh dinh dưỡng Zcake - Công ty CP Sản xuất và Thương mại nông sản VietGlobal đang từng ngày đưa các sản phẩm của mình tiến sâu hơn vào thị trường Đông Nam Á. Ảnh: ThanhThủy. 

Một trong những bước đi táo bạo của VietGlobal là thâm nhập thị trường Halal, một thị trường mới mẻ, nhiều cơ hội, nhưng cũng đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng và quy trình sản xuất. Để tiếp cận thị trường này, VietGlobal đã dành ra một khoảng thời gian dài để nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng Halal.

Theo Mai Thị Ngọc Ngà, người tiêu dùng Halal không quá khắt khe về giá cả, miễn là sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn. Đây là một yếu tố quan trọng giúp công ty tự tin hơn khi bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang Malaysia, một thị trường mục tiêu của công ty trong khu vực Đông Nam Á.

Thị trường nhiều tiềm năng này không chỉ “trải đầy hoa hồng”. Quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho thị trường Halal đòi hỏi sự cẩn trọng và tỉ mỉ trong từng khâu, từ việc chọn nguyên liệu cho đến quy trình sản xuất. Sản phẩm phải được kiểm nghiệm kỹ lưỡng để đảm bảo phù hợp với yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng. VietGlobal đã phải tiến hành nhiều lần thử nghiệm, điều chỉnh công thức để tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất trước khi chính thức tung ra thị trường. Kết quả ban đầu thậm chí đã vượt kỳ vọng, với 1 tấn bánh đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Malaysia, sản phẩm của VietGlobal... đã nhận được phản hồi tích cực từ đối tác kinh doanh và thị trường.

Muốn kết nối thị trường, vẫn cần sự hỗ trợ từ ngành nông nghiệp

Một trong những chiến lược quan trọng của VietGlobal là tập trung vào thị trường ngách, cụ thể là chế biến nông sản thành các sản phẩm dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của thị trường Halal. Điều này giúp công ty dễ dàng tiếp cận thị trường hơn so với việc cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản thô.

VietGlobal còn đặt mục tiêu đăng ký sản phẩm OCOP Hà Nội, một bước đi quan trọng nhằm khẳng định chất lượng và thương hiệu của sản phẩm nông sản Việt trên thị trường nội địa cũng như quốc tế.

Mai Thị Ngọc Ngà cũng nhấn mạnh rằng việc duy trì chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt để duy trì mối quan hệ thương mại lâu dài với các đối tác. Công ty không chỉ dừng lại ở thị trường Malaysia mà còn có kế hoạch mở rộng sang các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á và thậm chí là Trung Đông. Đây là những thị trường có nhu cầu lớn về sản phẩm Halal và ít cạnh tranh hơn so với các thị trường lớn như châu Âu hay Mỹ.

Ngoài ra, VietGlobal còn đặt mục tiêu đăng ký sản phẩm OCOP Hà Nội, một bước đi quan trọng nhằm khẳng định chất lượng và thương hiệu của sản phẩm nông sản Việt trên thị trường nội địa cũng như quốc tế.

“Mảng dinh dưỡng có tiềm năng lớn để phát triển, trên cơ sở này, chúng tôi sẽ không chỉ phát triển ở sản phẩm bánh mà còn dự định nghiên cứu tung ra thị trường các sản phẩm bột rau củ, những sản phẩm tiện lợi và dự kiến sẽ được yêu thích ở thị trường Halal”, Ngà dự tính. 

Dù đã đạt được những thành công bước đầu, Mai Thị Ngọc Ngà vẫn nhận thấy cần có sự hỗ trợ từ nhà nước để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững hơn. Cô mong muốn nhà nước có thể cung cấp thông tin, hỗ trợ về nguồn vốn và kết nối với các doanh nghiệp quốc tế. Hiện tại, VietGlobal chủ yếu dựa vào các kênh thông tin tự tìm hiểu và các mối quan hệ cá nhân, khiến quá trình phát triển gặp nhiều khó khăn và mất thời gian.

Với sự hỗ trợ từ những cơ quan như Bộ NN-PTNT, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, các hiệp hội…, đặc biệt là trong việc kết nối với các đối tác quốc tế, quá trình mở rộng thị trường của công ty sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngà hy vọng các cơ quan chức năng sẽ chú ý đến các doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ, giúp họ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển và góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thị trường Halal toàn cầu, với hơn 2,2 tỉ người tiêu dùng, trị giá hơn 2.000 tỷ USD và ước tính sẽ tăng lên 2.800 tỷ USD trong những năm tới.

Tuy nhiên, để xuất khẩu thực phẩm và nông sản sang thị trường Hồi giáo, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn Halal được quy định theo tiêu chuẩn GSO. Bao gồm: Thực phẩm và nông sản phải được sản xuất từ nguyên liệu không chứa thành phần bị xem là Haram (bị cấm theo luật Hồi giáo); quy trình sản xuất và đóng gói phải đảm bảo tính toàn vẹn Halal; đảm bảo các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn sức khỏe người dùng và quy định của pháp luật Việt Nam; các sản phẩm phải được đóng gói và ghi nhãn rõ ràng theo quy định của hệ thống đảm bảo Halal (HAS).

Linh Linh - Thanh Thủy
Tin khác
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh Việt Nam năm 2024 có thể đạt 300 triệu USD
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh Việt Nam năm 2024 có thể đạt 300 triệu USD

Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, với số lượng dân số đông đảo, nhu cầu tiêu dùng sầu riêng đông lạnh cao.

4 lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc
4 lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Việc thực hiện điểm kiểm soát tới hạn do doanh nghiệp quyết định để đảm bảo sản phẩm sầu riêng đông lạnh đáp ứng yêu cầu.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc: Cần sự minh bạch, hợp tác
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc: Cần sự minh bạch, hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam cho rằng cần có sự hợp tác chặt chẽ với nông dân, hợp tác xã, để hướng tới môi trường xuất khẩu lành mạnh.

Nâng cao năng lực cạnh tranh từ thích ứng sớm với cơ chế CBAM
Nâng cao năng lực cạnh tranh từ thích ứng sớm với cơ chế CBAM

Dù nông sản chưa trong danh sách điều chỉnh của CBAM từ 1/1/2026, chuyên gia cho rằng, việc đón đầu xu thế sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường lớn, trọng điểm.

Đắk Lắk bán thành công gần 17 tấn carbon trên cây lúa
Đắk Lắk bán thành công gần 17 tấn carbon trên cây lúa

Doanh nghiệp đã thu mua gần 17 tấn carbon trên cây lúa với giá 20 USD/tấn, trở thành địa phương đầu tiên tại Việt Nam bán được tín chỉ carbon.

Cà phê dừa độc đáo ở vùng quê xứ Hậu
Cà phê dừa độc đáo ở vùng quê xứ Hậu

Hậu Giang Cà phê dừa với hương vị dịu nhẹ, thơm béo, nhận được sự yêu thích của nhiều thực khách, sản phẩm tạo nên làn gió mới trong phong trào khởi nghiệp ở nông thôn.

Vinaseed và IRRI hợp tác phát triển giống lúa chất lượng cao
Vinaseed và IRRI hợp tác phát triển giống lúa chất lượng cao

Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế - IRRI và Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam hợp tác phát triển và thương mại các công nghệ và giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt. IRRI có ngân hàng gen khổng lồ trên 127.000 nguồn gen lúa khác nhau.

Unifarm tiên phong phát triển du lịch nông nghiệp công nghệ cao
Unifarm tiên phong phát triển du lịch nông nghiệp công nghệ cao

Unifarm là doanh nghiệp tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ cao và tham gia thí điểm mô hình trường học nông nghiệp gắn với du lịch.

Nối dài hành trình 'Môi trường sạch - Cuộc sống xanh'
Nối dài hành trình 'Môi trường sạch - Cuộc sống xanh'

ĐBSCL Sau 10 năm tổ chức, chương trình đã tổ chức thu gom và tiêu hủy trên 130 tấn vỏ bao gói thuốc BVTV, trồng hơn 3.550 cây xanh, tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả cho hơn 30.000 nông dân tại 15 tỉnh thành trên cả nước.

Thủ tướng xuống đồng, cùng nông dân Doveco tìm giải pháp phát triển
Thủ tướng xuống đồng, cùng nông dân Doveco tìm giải pháp phát triển

Chiều 28/5, thăm cánh đồng dứa nguyên liệu của Doveco ở thành phố Tam Điệp (Ninh Bình), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có những trao đổi với bà con nông dân.

Doveco là hình mẫu chuyển đổi thành công từ nông trường sang công ty cổ phần
Doveco là hình mẫu chuyển đổi thành công từ nông trường sang công ty cổ phần

Chiều 28/5, thăm và làm việc tại Doveco (Ninh Bình), Thủ tướng nhấn mạnh đây là hình mẫu chuyển đổi thành công từ nông trường quốc doanh sang công ty cổ phần.