Đầu tư nuôi đông trùng hạ thảo bởi một 'chữ duyên'

Cường Vũ - Thứ Ba, 12/11/2024 , 10:13 (GMT+7)

QUẢNG NINH Để nuôi cấy đông trùng hạ thảo, Mai Phương đã chi cả tỷ đồng để đầu tư dây chuyền, thiết bị hiện đại và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ chuyên gia đầu ngành.

Chị Nguyễn Thị Mai Phương kiểm tra, đảm bảo tốc độ sinh trưởng và chất lượng của đông trùng hạ thảo. Ảnh: Cường Vũ.

"Đi tắt đón đầu", kế thừa công nghệ

Một biến cố lớn đã thay đổi hướng đi trong cuộc đời chị Nguyễn Thị Mai Phương, người Uông Bí, Quảng Ninh. Năm 2017, sau khi phẫu thuật cắt bỏ tế bào tiền ung thư, chị Phương được nhận định mình có thể sẽ không còn khả năng sinh con. Khi phát hiện mình có thai, chị đã quyết định giữ lại em bé, dù biết rủi ro lớn với sức khỏe của bản thân.

Sức khỏe yếu đi sau sinh khiến chị phải tìm mọi cách phục hồi, và duyên số đã đưa chị đến với đông trùng hạ thảo - món quà bất ngờ từ một người bạn, đã để lại dấu ấn đặc biệt trong cuộc sống của chị. Sau thời gian sử dụng, Phương nhận thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt và chính từ đó, niềm tin sâu sắc vào công dụng kỳ diệu của loại dược liệu này dần nhen nhóm lên trong chị. Chị bắt đầu tìm hiểu kỹ lưỡng về đông trùng hạ thảo, khám phá những lợi ích mà nó mang lại không chỉ cho bản thân mà còn cho cộng đồng.

Đến năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, chị Mai Phương càng thấm thía tầm quan trọng của các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe. Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhu cầu về sức khỏe và nâng cao đề kháng trở thành ưu tiên hàng đầu của mọi người. Thôi thúc bởi đam mê và quyết tâm, chị không ngần ngại dấn thân vào một lĩnh vực mới mẻ, đầu tư vào hệ thống nuôi cấy đông trùng hạ thảo và xây dựng quy trình sản xuất hiện đại, khép kín.

Quyết định đầu tư vào đông trùng hạ thảo khi đó của chị Mai Phương khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, bởi lẽ trước đây chị làm trong lĩnh vực ngân hàng, sau đó chuyển hướng sang kinh doanh về máy móc, vật tư thiết bị mỏ. "Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Để chắc chắn, tôi đã nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia để xây dựng quy trình nuôi cấy khoa học và đầu tư dây chuyền, thiết bị sản xuất hiện đại", chị Mai Phương tâm sự.

Sản phẩm đông trùng hạ thảo. Ảnh: Cường Vũ.

Nhờ việc "đi tắt đón đầu" và kế thừa công nghệ, quy trình nuôi khoa học, bài bản, đến nay cơ sở sản xuất của chị Mai Phương (tại phường Bắc Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh) hoàn toàn có thể chủ động về việc nuôi cấy, chăm sóc và chế biến đông trùng hạ thảo. Quá trình sinh trưởng của đông trùng hạ thảo trong khoảng 90 - 105 ngày để đạt được chất lượng cao nhất.

Giai đoạn lâu nhất trong quy trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo chính là nuôi trong phòng sáng với thời gian từ 40 - 50 ngày. Phòng nuôi sáng cần đảm bảo nghiêm ngặt về nhiệt độ từ 18 - 21 độ C và độ ẩm trên 70% để nấm có thể sinh trưởng khỏe mạnh.

Chia sẻ về quy trình chăm sóc nấm trong phòng nuôi sáng, chị Mai Phương cho biết: "Để tạo độ ẩm, tôi sử dụng máy phun sương với nước RO. Ngoài ra, phòng còn được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng tự động, cứ 6 giờ sáng sẽ bật điện và 6 giờ tối sẽ tắt để đảm bảo nấm sống trong điều kiện 12 tiếng sáng và 12 tiếng tối. Với hệ thống công nghệ, nhiệt độ và độ ẩm sẽ được đảm bảo 24/24 mỗi ngày".

Nâng tầm sản phẩm

Để đảm bảo chất lượng, giúp giữ nguyên dược chất quý và hình dạng của sản phẩm, chị Mai Phương đã đầu tư công nghệ sấy thăng hoa. Theo đó, để làm ra 1kg đông trùng hạ thảo khô sẽ cần khoảng 10kg tươi, sấy thăng hoa trong 24 giờ trong nhiệt độ từ -50 đến -70 độ C.

"Để làm ra được những sản phẩm đông trùng hạ thảo chất lượng như hiện nay, tôi đã dành ra rất nhiều thời gian và tâm huyết. Ban đầu khi chưa có nhiều kiến thức, sản phẩm làm ra không đảm bảo nên phải vất bỏ cả mẻ. Thế nhưng tôi không bỏ cuộc mà chịu khó học hỏi, trau dồi thêm và may mắn đã thành công và được đón nhận", chị Mai Phương cho hay.

Ước tính, tổng số tiền chị Mai Phương đầu tư cho dây chuyền và thiết bị nuôi cấy đông trùng hạ thảo là khoảng 3 - 4 tỷ đồng. Đến nay, nhiều sản phẩm đông trùng hạ thảo đã đạt các tiêu chí là sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh với 4 sản phẩm OCOP 4 sao và 2 sản phẩm OCOP 3 sao.

Trong đó, nhiều sản phẩm đã gây được tiếng vang lớn và tạo được niềm tin trong lòng người sử dụng như sản phẩm đông trùng hạ thảo khô, đông trùng hạ thảo ngâm mật ong, viên nang đông trùng hạ thảo, rượu đông trùng hạ thảo…

Với sự đầu tư bài bản, chỉn chu và đồng bộ, các sản phẩm đến từ đông trùng hạ thảo đều được đánh giá cao với hàm lượng dược chất lớn, mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều năm qua, chị Mai Phương liên tiếp được thành phố Uông Bí, Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh khen thưởng về kết quả trong sản xuất các sản phẩm OCOP, tuyên dương là gương nông dân tiêu biểu.

Đông trùng hạ thảo được biết đến là một loại dược liệu quý với các thành phần hoạt tính sinh học như protein, axit amin thiết yếu, chất béo, flavonoid, khoáng chất, vitamin và đặc biệt là cordycepin. Bên cạnh việc tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chống oxy hóa, chống lão hóa, đông trùng hạ thảo còn ngăn ngừa tiểu đường, hỗ trợ cải thiện lipid máu, ngừa nấm, ngừa viêm, phòng chống và ức chế tế bào ung thư…

Cường Vũ
Tin khác
Bí kíp của tỷ phú thanh trà ngọt Năm Cập
Bí kíp của tỷ phú thanh trà ngọt Năm Cập

Vĩnh Long Hơn 1 thập kỷ nghiên cứu, ông Huỳnh Văn Cập đã tìm ra cách để cây thanh trà ngọt tăng khả năng ra hoa đậu trái, không còn phụ thuộc vào thời tiết.

Doanh nghiệp vì cộng đồng 2024: Dấu ấn tự hào của Syngenta Việt Nam
Doanh nghiệp vì cộng đồng 2024: Dấu ấn tự hào của Syngenta Việt Nam

Syngenta Việt Nam vừa được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” tại sự kiện Saigon Times CSR 2024 vì những đóng góp tích cực trên hành trình thúc đẩy nông nghiệp bền vững.

Đa dạng sản phẩm canh tác xanh cho cây chè
Đa dạng sản phẩm canh tác xanh cho cây chè

Ông Nguyễn Quốc An, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết, canh tác xanh trên các cây công nghiệp, trong đó có cây chè, là một trong những ưu tiên của công ty thời gian qua, nhằm nâng cao sức khỏe đất, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vinaseed và Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Tứ Xuyên ký kết hợp tác và chuyển giao khoa học công nghệ
Vinaseed và Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Tứ Xuyên ký kết hợp tác và chuyển giao khoa học công nghệ

Bản ghi nhớ mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác sâu rộng trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng và đào tạo nguồn nhân lực giữa doanh nghiệp trong nước và cơ quan nghiên cứu khoa học nước ngoài.

Trai '9x' làm giàu nhờ suy nghĩ táo bạo
Trai '9x' làm giàu nhờ suy nghĩ táo bạo1

Mỗi năm trang trại tuần hoàn của Ngô Đình Tuấn cho thu nhập hơn 300 triệu đồng. Thanh niên này còn sử dụng hiểu quả mạng xã hội để bán hàng.

Doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận với cuốn sách đầu tay 'Tôi & Meet More… more'
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận với cuốn sách đầu tay 'Tôi & Meet More… more'

TP.HCM Cuốn sách kể về quá trình khởi nghiệp của doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận - CEO cà phê nông sản Meet More xuất khẩu sang 12 quốc gia.

Xâm nhập thị trường Halal bằng tiêu chí dinh dưỡng
Xâm nhập thị trường Halal bằng tiêu chí dinh dưỡng

Việc phát triển các sản phẩm dinh dưỡng từ nông sản Việt Nam không chỉ là chiến lược kinh doanh mà còn là mong muốn khẳng định giá trị của nông sản Việt.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh Việt Nam năm 2024 có thể đạt 300 triệu USD
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh Việt Nam năm 2024 có thể đạt 300 triệu USD

Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, với số lượng dân số đông đảo, nhu cầu tiêu dùng sầu riêng đông lạnh cao.

4 lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc
4 lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Việc thực hiện điểm kiểm soát tới hạn do doanh nghiệp quyết định để đảm bảo sản phẩm sầu riêng đông lạnh đáp ứng yêu cầu.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc: Cần sự minh bạch, hợp tác
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc: Cần sự minh bạch, hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam cho rằng cần có sự hợp tác chặt chẽ với nông dân, hợp tác xã, để hướng tới môi trường xuất khẩu lành mạnh.

Nâng cao năng lực cạnh tranh từ thích ứng sớm với cơ chế CBAM
Nâng cao năng lực cạnh tranh từ thích ứng sớm với cơ chế CBAM

Dù nông sản chưa trong danh sách điều chỉnh của CBAM từ 1/1/2026, chuyên gia cho rằng, việc đón đầu xu thế sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường lớn, trọng điểm.