Theo đó, Công hàm của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 phù hợp tình hình thực tế, bởi khi đó Hoàng Sa, Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17, thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa.
Các phóng viên, khách mời tham dự họp báo quốc tế đã đồng loạt vỗ tay hoan hô lời bình về 16 chữ vàng của ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia: “Vàng thì đương nhiên là quý, nhưng chủ quyền đất nước là thiêng liêng và còn quý hơn vàng”. |
“Công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề nhắc tới chuyện công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc như điều được nước này diễn giải”, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia cho biết.
Theo đại diện Bộ Ngoại giao, ngày 24/9/1975, khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã thừa nhận với Tổng bí thư Lê Duẩn về việc giữa hai nước có tranh chấp về chủ quyền biển đảo.
Do đó, việc Trung Quốc nói không có tranh chấp ở Hoàng Sa là bịa đặt, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng những sự thực lịch sử được chính báo chí Trung Quốc đăng tải.
Hãng thông tấn Nga xuyên tạc lịch sử
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti đăng tải bài viết xuyên tạc lịch sử, vu cáo Việt Nam dùng tàu quân sự tấn công tàu dân sự Trung Quốc ở Hoàng Sa. Thông tin này bị Bộ Ngoại giao bác bỏ hoàn toàn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Lê Hải Bình cho biết: “Tôi lấy làm tiếc khi một hãng thông tấn như RIA Novosti lại đăng tải thông tin như vậy.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã làm việc với Sứ quán Nga và được biết đây chỉ là ý kiến cá nhân của phóng viên”.
Trước việc báo chí Trung Quốc nói nước này rút hàng loạt công nhân ở Việt Nam về nước, ông Bình cho biết, một số vụ gây rối ở Hà Tĩnh, Bình Dương xảy ra là điều đáng tiếc. Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các địa phương nói trên đã mau chóng ổn định tình hình.
“Các hoạt động kinh doanh, sản xuất ở Hà Tĩnh, Bình Dương đã trở về bình thường. Tuyệt đại đa số các doanh nghiệp nước ngoài bị ảnh hưởng đều đánh giá cao phản ứng nhanh nhạy của Chính phủ Việt Nam”, ông Bình nói.
Khởi kiện Trung Quốc là việc bình thường Bà Nguyễn Thị Thanh Hà -Vụ trưởng Vụ luật pháp quốc tế, Bộ Ngoại giao cho biết: “Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam có quyền sử dụng các điều khoản được ghi trong Công ước quốc tế về luật biển để giải quyết các vấn đề trên biển”. Theo bà Hà, Bộ Ngoại giao đang phối hợp các cơ quan liên quan để tham mưu, tư vấn cho Chính phủ các bằng chứng pháp lý nếu Việt Nam quyết định kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. |