| Hotline: 0983.970.780

Trưởng thôn 46 tuổi và ước mơ chinh phục tấm bằng cấp 3

Thứ Tư 28/06/2023 , 12:41 (GMT+7)

Ở tuổi 46, ông Đặng Văn Ảnh, Trưởng thôn Liên Tài Năng (xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc) trở thành thí sinh lớn tuổi nhất tham gia thi tốt nghiệp THPT 2023 ở Hà Tĩnh.

Thí sinh 46 tuổi Đặng Văn Ảnh phấn khởi sau khi hoàn thành bài thi môn Văn. 

Thí sinh 46 tuổi Đặng Văn Ảnh phấn khởi sau khi hoàn thành bài thi môn Văn. 

Sáng 28/6, 35 điểm thi tốt nghiệp THPT tại tỉnh Hà Tĩnh nhộn nhịp phụ huynh và các lực lượng chức năng hỗ trợ, cổ vũ cho các thí sinh “vượt vũ môn”.

Trong dòng người đó, một người đàn ông trung tuổi vận quần xanh, áo trắng, tay cầm xấp giấy nháp bước ra từ điểm thi trường THPT Đồng Lộc, thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc nở nụ cười mãn nguyện sau khi hoàn thành bài thi môn Văn. Ông là Đặng Văn Ảnh, Trưởng thôn Liên Tài Năng, xã Tùng Lộc - thí sinh lớn tuổi nhất tham gia thi tốt nghiệp THPT ở Hà Tĩnh.

Tại kỳ thi này, ông Ảnh tham gia làm 4 bài thi môn Toán, Văn, Lịch sử và Địa lý để xét tốt nghiệp THPT.

Ông Ảnh chia sẻ, để chuẩn bị tốt cho buổi thi sáng nay, ông dậy từ 5h ôn bài, chuẩn bị bút, giấy nháp,… vượt 15km từ nhà đến điểm thi làm thủ tục đúng thời gian quy định.

Về lý do tham gia kỳ thi, ông Ảnh nói, trước đây gia đình khó khăn, cha mẹ ông không có điều kiện cho con cái đến trường. Vì thế ước mơ lấy tấm bằng cấp 3 đã được ông nung nấu hàng chục năm qua.

“Lúc đầu cứ nghĩ tôi già rồi mới đi học nên rất ngại. Nhưng sau đó được vợ và các con ủng hộ, tôi tự tin ôm cặp sách đến lớp và ôn thi THPT như bao học sinh khác. Hơn nữa tôi cũng muốn làm người cán bộ thôn có văn hóa để có tiếng nói hơn trong việc lãnh đạo bà con, giúp người dân phát triển sản xuất”, ông Ảnh chia sẻ.

Trong suốt 3 năm nỗ lực vừa học vừa làm tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Can Lộc, ông Ảnh đạt kết quả học tập tốt. Hàng ngày, không kể trời mưa hay nắng, ông cưỡi con xe máy vượt 5km đến trường học tập cùng các “bạn” đáng tuổi con, tuổi cháu của mình.

Ông Ảnh dậy từ 5h sáng để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp lấy bằng cấp 3 hết sức đặc biệt. 

Ông Ảnh dậy từ 5h sáng để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp lấy bằng cấp 3 hết sức đặc biệt. 

Ngoài giờ học, người đàn ông bước qua cái tuổi tứ tuần trở về với gánh nặng cơm áo gạo tiền và công việc được ví là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Đã có những lúc ông chán nản, muốn từ bỏ kỳ thi nhưng được vợ và 2 con (1 em học đại học, 1 em học lớp 9 - PV) động viên ông Ảnh lại kiên trì bám trường, bám lớp.

Theo ông, những ngày gần thi rất áp lực, có khi đi làm về muộn phải thức đến 1 - 2h sáng để ôn bài. “Môn Toán với tôi rất khó khăn, một đề bài có khi phải giải trong mấy ngày, nhưng làm nhiều cũng thành quen. Giờ những bài đơn giản tôi có thể làm được. Ngoài những bài học trên trường lớp, tôi về nhà học thêm trên Youtube, trên đó có những bài giải rất hay”, ông Ảnh nói.

Đồng thời cho biết, sau khi có kết quả thi THPT ông muốn học lên đại học ngành công tác xã hội để về giúp đỡ bà con, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Vị Trưởng thôn tham gia kỳ thi tại điểm trường THPT Đồng Lộc, huyện Can Lộc.

Vị Trưởng thôn tham gia kỳ thi tại điểm trường THPT Đồng Lộc, huyện Can Lộc.

Ông Nguyễn Chi Tùng, Chủ tịch UBND xã Tùng Lộc cho biết, ông Ảnh giữ chức trưởng thôn từ năm 2010 và là một người rất tâm huyết trong công việc, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của xã. Việc ông Ảnh tham gia kỳ thi THPT được xã ủng hộ và khuyến khích.

“Chúng tôi rất hi vọng ông Ảnh sẽ hoàn thành tốt các bài thi, sớm lấy được tấm bằng cấp 3 như ông mơ ước bao lâu nay”, ông Tùng kỳ vọng và gửi lời chúc đến thí sinh đặc biệt Đặng Văn Ảnh.

Sáng 28/6, cùng với hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước, 17.249 thí sinh tại 35 điểm thi ở Hà Tĩnh đã hoàn thành buổi thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Trong tổng số thí sinh đăng ký dự thi năm nay, có 14.175 thí sinh hệ THPT, 3.074 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên. Số thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét tốt nghiệp là 2.608; thí sinh đăng ký dự thi để xét tốt nghiệp và lấy kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng là 14.146; có 495 thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát mỏ cát tại Vĩnh Long

Vĩnh Long Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Vĩnh Long và chủ đầu tư khẩn trương khảo sát, đánh giá lại hiện trạng tại các hộ dân sinh sống khu vực khai thác của 3 mỏ cát.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm