| Hotline: 0983.970.780

Từ 1/4, tăng phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và quốc lộ 5

Thứ Tư 16/03/2016 , 13:11 (GMT+7)

Quốc lộ 5 sẽ tăng mức phí lên 50%; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tăng khoảng 25% so với hiện nay. Lý do được chủ đầu tư đưa ra là tăng theo lộ trình phương án tài chính xây dựng đường.

Sáng 16/5, Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) - chủ đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã công bố mức phí mới áp dụng từ 1/4. Theo đó, chặng từ Hà Nội đến nút giao đường tỉnh 353 để đi Đồ Sơn hoặc vào trung tâm Hải Phòng có mức phí thấp nhất với xe con là 190.000 đồng, cao nhất là 750.000 đồng. Chặng Hà Nội đến cuối tuyến là cảng Đình Vũ có mức phí thấp nhất là 210.000 đồng, cao nhất là 840.000 đồng.

Chặng Hà Nội đến nút giao quốc lộ 38B thuộc tỉnh Hải Dương có mức phí thấp nhất là 100.000 đồng, cao nhất là 400.000 đồng. Chặng Hà Nội đến nút giao quốc lộ 39 thuộc tỉnh Hưng Yên mức phí thấp nhất là 40.000 đồng, cao nhất là 170.000 đồng.

Xe dưới 12 chỗ, xe tải trọng dưới 12 tấn nằm trong diện tăng phí đến 25%; còn loại hiện áp mức phí cao nhất là xe tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe container 40fit không tăng, có một số chặng còn giảm nhẹ.

Cũng từ 1/4, Vidifi điều chỉnh tăng phí 2 trạm BOT trên quốc lộ 5.Theo đó, mức thấp nhất với xe dưới 12 chỗ là 45.000 đồng (hiện nay là 30.000 đồng); cao nhất là xe tải trên 18 tấn, xe container có vé lượt 200.000 đồng (hiện nay là 160.000 đồng).

Trao đổi với báo chí, ông Đào Văn Chiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vidifi, cho biết cao tốc được xây dựng với tổng mức đầu tư 45.000 tỷ đồng, phần lớn vay vốn lãi suất thương mại dao động 10,5-11,4% trong thời gian 30 năm.

Mức phí được đưa ra theo lộ trình phù hợp với phương án tài chính xây dựng tuyến đường đã được các bộ ngành phê duyệt. Nếu không tăng thì phương án tài chính sẽ đổ vỡ, các ngân hàng sẽ phá sản.

Trước đây, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có mức thu 1.500 đồng/km xe tiêu chuẩn song nay sẽ tăng lên 2.000 đồng/km, tương đương với mức phí thu cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

Đề cập việc tăng phí quốc lộ 5 liên tục (lần mới nhất từ ngày 1/12/2015), ông Đào Văn Chiến cho biết, tuyến đường này đã nhiều lần bị hằn lún, hư hỏng do phương tiện lưu thông quá tải. Năm 2014, Bộ Giao thông phải đầu tư 100 tỷ đồng sửa chữa (trong đó Vidifi bỏ ra 60 tỷ). Năm 2016 dự kiến bổ sung 300 tỷ đồng sửa chữa, trong đó Tổng cục Đường bộ chỉ bố trí được 20 tỷ đồng, số tiền này chỉ đủ để nạo vét, cắt cỏ rác rãnh hai bên đường.

Để giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải lưu thông trên quốc lộ 5, chủ đầu tư tuyến đường sẽ nghiên cứu thời gian đầu miễn giảm hoặc giảm giá vé quý, vé tháng cho phương tiện vận tải. Theo cam kết của doanh nghiệp, đây là đợt tăng phí cuối cùng của quốc lộ 5. Sau năm 2016, việc tăng phí sẽ áp dụng theo mức tăng giảm của chỉ số CPI.

Trả lời về việc tăng phí sẽ làm gia tăng xe tải trốn trạm thu phí, ông Đào Văn Chiến cho biết, thẩm quyền kiểm soát xe quá tải trọng chạy trên các tỉnh lộ thuộc về lực lượng chức năng địa phương.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có 6 làn xe, tốc độ tối đa 120 km/h, tối thiểu 60 km/h, được đánh giá là hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. Cao tốc đi qua 4 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng với chiều dài 105 km, tổng mức đầu tư hơn 45.000 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD).

Quốc lộ 5 là tuyến huyết mạch phía Đông Bắc Hà Nội, có lưu lượng hơn 11.000 xe/ngày đêm, trong đó xe container, xe tải nặng chiếm khoảng 50%. Tuyến này đã được nhiều lần nâng cấp, sửa chữa song chất lượng mặt đường vẫn nhanh xuống cấp.

 

VnExpress

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm