| Hotline: 0983.970.780

Ưu thế thầy nội ở World Cup

Thứ Sáu 18/11/2022 , 06:10 (GMT+7)

Trong suốt 21 kỳ World Cup đã qua, chưa một HLV ngoại nào đăng quang ở vòng chung kết bóng đá thế giới dù danh tiếng và tài năng đến đâu.

r878504_1296x729_16-9

Hai ứng viên hàng đầu cho chức vô địch World Cup 2022 là Argentina và Brazil cùng chọn thầy nội.

Cái tên đáng tiếc nhất khi đem chuông đi đánh xứ người là Felipe Scolari. Hồi 2002, ông giúp đội tuyển quê hương vô địch một cách thuyết phục nhờ bộ 3R nổi tiếng: Ronaldo - Ronaldinho - Rivaldo. Tuy nhiên, khi chuyển sang dẫn dắt Bồ Đào Nha, ông không thể giúp Seleccao châu Âu đăng quang tại một giải đấu lớn.

Ở World Cup 2006, Bồ Đào Nha với vị thế á quân Euro 2004 cùng dàn hảo thủ đan xen giữa kinh nghiệm của Figo và sức trẻ từ Ronaldo, cũng bị buộc dừng bước trước Pháp tại bán kết. Đó có thể coi là điểm tới hạn của Scolari ở đất Nam Âu, trước khi rời nhiệm sở sau khi Euro 2008 khép lại.

Scolari không phải cái tên duy nhất thất bại khi xuất ngoại. Trong suốt 21 kỳ World Cup, mới có 2 HLV ngoại từng lọt vào chung kết nhưng đều thất bại, là George Raynor với Hungary năm 1958 và Ernst Happel cùng Hà Lan vào năm 1978. Ở chiều ngược lại, những đội tuyển tin dùng thầy nội lại có những bước tiến đáng khích lệ. Gần nhất là trường hợp của HLV Zlatko Dalic. Ông giúp một Croatia không được đánh giá cao vào tới chung kết World Cup 2018.

Tại ngày hội bóng đá ở Qatar, khởi tranh cuối tuần này, chỉ có 9 đội dùng HLV ngoại và hầu hết là những đội ít khả năng vô địch. Cái tên đáng kể duy nhất là đội tuyển Bỉ. Ngược lại, những đội tuyển mạnh trung thành với lựa chọn thầy nội. Hà Lan bổ nhiệm lại Van Gaal, dù cựu thuyền trưởng Man Utd đã bước sang tuổi 71. Hoặc Argentina tiếp tục tin dùng Scaloni, dù ông thầy này mới 44 tuổi - trẻ nhất World Cup 2022.

Hai HLV gắn bó lâu nhất tại vòng chung kết năm nay cũng đều thuộc diện "của nhà trồng được". Deschamps nắm ghế HLV đội tuyển Pháp vào năm 2012, còn Fernando Santos làm thầy của Cristiano Ronaldo từ năm 2014. Điều đáng chú ý, cả hai đều giúp đội tuyển quốc gia có được danh hiệu lớn.

Bước tiến rõ nét nhất về vị thế thầy nội đến từ châu Phi. Sau khi đội tuyển Senegal của HLV Cisse chơi sắc nét và chỉ bị loại sau vòng bảng World Cup 2018 vì thua Nhật về chỉ số fair-play, cả 5 đội châu Phi dự World Cup 2022 đều dùng HLV bản địa. Rõ ràng, giới quan sát đã mổ xẻ rất kỹ thành công và cả thất bại để "nói không" với các HLV ngoại. 

Hai trong số những lý do khiến các HLV nội được ưu ái là do các đội tuyển ít có thời gian tập trung và lực lượng tham dự giải đấu lớn thường khó ưng ý. Lấy ví dụ ứng viên số một năm nay - đội tuyển Brazil - họ có một hàng tiền vệ được đánh giá là kém sáng tạo, đồng thời ít sự thay thế ở hàng thủ. Tương tự, Pháp vô địch năm 2018 dù tiền đạo cắm Giroud không ghi nổi bàn nào.

Làm HLV dự World Cup, các ông thầy luôn ở trong thế liệu cơm gắp mắm và buộc phải chơi thận trọng. Rõ ràng, thầy nội có những ưu điểm vượt trội như am hiểu văn hóa, nắm được tâm lý cầu thủ... Quan trọng nhất, họ có thể giao tiếp trực tiếp và kịp thời lên dây cót tinh thần mỗi khi đội bóng đi chệch hướng.

Xem thêm
Hà Nội phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP từ ngành công nghiệp văn hóa

UBND thành phố vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về ‘Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô’.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm