Theo đó, Vân Đồn được quy hoạch thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cấp cao, dịch vụ tổng hợp; là cửa ngõ giao thương quốc tế, tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại chất lượng cao, có thương hiệu và cạnh tranh quốc tế.
Vân Đồn được xác định là đô thị biển đảo xanh, hiện đại và thông minh, bền vững và là khu vực có vị trí bền vững về an ninh quốc phòng. Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch trên phạm vi nghiên cứu toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Vân Đồn với 2.171,33km2. Trong đó, diện tích tự nhiên là 581,83km2, diện tích vùng biển là 1.589,5km2.
Cấu trúc phát triển không gian khu kinh tế Vân Đồn chia theo 2 vùng gồm đảo Cái Bầu và quần đảo Vân Hải, định hướng thành 5 vành đai phát triển gồm: Vành đai nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp; Vành đai du lịch sinh thái gắn với bảo vệ di sản thiên nhiên; Vành đai đô thị dịch vụ, văn hoá và vui chơi giải trí (khu vực phía Đông đảo Cái Bầu); Vành đai dịch vụ, thương mại công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ hậu cần (khu vực phía Tây đảo Cái Bầu); Vành đai dự trữ phát triển mở rộng phía Tây (thuộc địa giới thành phố Cẩm Phả và huyện Tiên Yên).
Ngoài những định hướng quan trọng về đồng bộ không gian, kinh tế hạ tầng, ngành nông nghiệp được chú ý phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ sản xuất kĩ thuật cao, áp dụng các kĩ thuật thủy canh kỹ thuật với thích ứng biến đổi với khí hậu. Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, sử dụng tiết kiệm quỹ đất, bảo vệ và phát triển các loại nông sản đặc trưng của địa phương như Cam, Sá Sùng. Tổ chức hoạt động nuôi trồng thủy sản trên Vịnh phù hợp với định hướng phát triển không gian khu kinh tế, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, khai thác sử dụng đất rừng thực hiện theo quy định bảo vệ rừng, bảo vệ diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nhằm phục vụ du lịch