Bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm thực hiện các quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định; tạo sinh kế cho cộng đồng ngư dân; góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, 3 trụ cột trong kinh tế biển đang được Bộ NN-PTNT triển khai là: Khai thác, nuôi biển và bảo tồn. Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2010 - 2020 cho thấy, hiện đã vượt quá giới hạn cho phép khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã và đang suy giảm, đặc biệt là nhóm hải sản tầng đáy.
Nguồn lợi thủy sản nội đồng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng, sinh kế cho người dân cũng đang bị suy giảm, một số loài có nguy cơ cạn kiệt.Về công tác quản lý bảo tồn biển, thực hiện Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển đến năm 2020 đã thành lập được 11/17 bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Mục tiêu đặt ra đến năm 2030, khu bảo tồn biển chiếm 6% diện tích mặt biển, nhưng đến thời điểm này mới chỉ đạt 0,17%.
Bộ trưởng khẳng định, nếu làm tốt công tác quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như phát triển các khu bảo tồn biển không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà còn giảm thiểu vấn đề khai thác kiểu tận diệt.Trong những năm qua, ngành thủy sản đã phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, tình trạng khai thác quá mức đã và đang khiến nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt, tác động không nhỏ đến kế hoạch phát triển ngành thủy sản và nguồn sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển. Chính vì vậy, việc bảo tồn nguồn lợi thủy sản càng cấp bách hơn.