Từ hiệu quả trong vận hành, khai thác trạm bơm không ống tại Hưng Yên, Bộ NN-PTNT đã yêu cầu ngành thủy lợi nghiên cứu, ứng dụng công nghệ này để cấp nước phục vụ sản xuất cũng như tiêu úng tại các địa phương.
Trạm bơm không ống, công nghệ hữu hiệu ứng phó El Nino
Kính chào Quý vị và bà con!
Thưa quý vị và bà con!
Trước tác động của biến đổi khí hậu, nhất là hiện tượng hạ thấp lòng dẫn sông Hồng, việc cấp nước sản xuất vụ đông xuân ở các tỉnh phía Bắc ngày càng khó khăn. Cách đây 3 năm, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã yêu cầu ngành thủy lợi phải nghiên cứu, ứng dụng trạm bơm cột nước thấp để cấp nước đổ ải cho các địa phương. Nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Và tỉnh Hưng Yên là địa phương tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trạm bơm cột nước thấp, qua đó chủ động trong việc cấp nước phục vụ sản xuất và giảm lệ thuộc vào việc xả nước tăng cường của các hồ thủy điện thượng nguồn sông Hồng.
Trong buổi tọa đàm ngày hôm nay với chủ đề “Trạm bơm cột nước thấp, công nghệ hữu hiệu ứng phó El Nino”, Ngọc Vũ trân trọng giới thiệu hai vị khách mời là:
- Ông Nguyễn Văn Kình – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên
- Ông Nguyễn Anh Tú – Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hưng Yên
Cảm ơn hai khách mời đã dành thời gian tham gia chương trình.
Và sau đây, kính mời quý vị cùng theo dõi phóng sự do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.
Thưa ông Nguyễn Văn Kình, xuất phát từ lý do gì mà tỉnh Hưng Yên quyết định đầu tư hàng loạt trạm bơm cột nước thấp trong những năm qua? Trạm bơm không ống.
Vâng, được biết ông Nguyễn Anh Tú là một trong những người tính toán, thiết kế ra trạm bơm để khi mực nước thấp vẫn bơm được. Ông có thể chia sẻ thêm về quá trình nghiên cứu trạm bơm không ống cũng như nguyên lý hoạt động của trạm bơm này?
Thưa ông Nguyễn Văn Kình, ông có thể chia sẻ về những đổi thay trong công tác phục vụ cấp nước sản xuất vụ đông xuân trước và sau khi tỉnh Hưng Yên đầu tư hệ thống trạm bơm cột nước thấp?
Thưa ông Nguyễn Anh Tú, để quản lý và vận hành các trạm bơm cột nước thấp có phức tạp hay không? Và chi phí đầu tư xây dựng, chi phí điện năng, bảo trì, sửa chữa trạm bơm hàng năm là như thế nào?
Thưa ông Kình, trước những tính ưu việt mà công trình trạm bơm không ống mang lại, trong những năm tới tỉnh Hưng Yên có kế hoạch đầu tư thêm để phổ cập công nghệ này hay không ạ?
Chúng tôi được biết đã có nhiều doanh nghiệp trong ngành và địa phương đã đến Công ty Khai thác công trình thủy lợi Hưng Yên để tham quan, học hỏi kinh nghiệm đầu tư các trạm bơm không ống. Vậy, ông có thể chia sẻ những điều kiện để ứng dụng công nghệ này, cũng như những lưu ý để quản lý, khai thác công trình hiệu quả?
Thưa ông Nguyễn Văn Kình, dự báo hiện tượng El Nino sẽ tác động đến nước ta, gây thiếu hụt nguồn nước trong những tháng đầu năm 2024, đây là thời kỳ cao điểm cấp nước đổ ải vụ đông xuân 2023 – 2024. Vậy, ông có lưu ý gì đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ thủy lợi trong tỉnh để đảm bảo nguồn nướ phục vụ sản xuất nông nghiệp của bà con?
Vậy thưa ông Nguyễn Anh Tú, trước nguy cơ thiếu hụt nguồn nước trong vụ đông xuân sắp tới, Công ty đã chuẩn bị những phương án nào để hoàn thành nhiệm vụ cấp nước, phục vụ sản xuất?
Vâng, xin cảm ơn ông Nguyễn Văn Kình và ông Nguyễn Anh Tú đã chia sẻ những thông tin, kiến thức về ứng dụng trạm bơm không ống trong cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Hy vọng rằng các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi và các địa phương sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh đầu tư xây dựng các trạm bơm như vậy, qua đó tận dụng tối đa nguồn nước; giảm chi phí quản lý vận hành. Đây cũng là một trong những giải pháp được Bộ NN-PTNT hướng đến nhằm hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của của các hệ thống thủy lợi.
Tới đây, chương trình của chúng tôi xin phép được khép lại, cảm ơn quý vị và bà con đã quan tâm theo dõi.