Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia nguyên sản của cây chè trên thế giới. Lời giải nào cho bài toán nâng cao giá trị để ngành chè Việt Nam có thể đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường quốc tế và phát triển bền vững?
Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia nguyên sản của cây chè trên thế giới.
Tự ngàn xưa, cây chè không chỉ là sinh kế, đời sống mà còn là nét văn hóa đặc sắc của người Việt.
Tính đến năm 2024, cả nước có trên 120 ngàn ha chè, được trồng tại 34 tỉnh thành với sản lượng hàng năm đạt hơn 1,2 triệu tấn chè búp tươi, tập trung chủ yếu ở khu vực Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên…
Sản phẩm chè Việt Nam cũng đã xuất khẩu tới hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 5 trên thế giới.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập quốc tế, ngành chè Việt Nam bộc lộ những tồn tại, hạn chế, những rào cản đang kìm hãm sự phát triển.
Năm 2023, sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 121.000 tấn với trị giá 211 triệu USD, thấp nhất trong vòng 7 năm qua.
Hiệp hội chè Việt Nam tính toán, giá trị bình quân của chè Việt chỉ ở mức 1,7 USD/kg so với thế giới là hơn 2,5 USD/kg.
Ngành chè Việt Nam đã và đang đối mặt với tư duy manh mún, vùng nguyên liệu hạn chế, chất lượng sản phẩm thấp, chưa được đầu tư tương xứng, thiếu lợi thế cạnh tranh…
Giải pháp nào để ngành chè Việt Nam xóa bỏ tư duy manh mún?
Lời giải nào cho bài toán nâng cao giá trị, để ngành chè Việt Nam có thể đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường quốc tế và phát triển bền vững?
Đó là một con đường thương mại mới, một tư duy thời đại mới, minh bạch và trách nhiệm với cộng đồng.