'Giữ rừng và trồng rừng cho đô thị xanh' để xây dựng kinh tế xanh, không phải trách nhiệm của riêng ai trong việc bảo vệ môi trường và trân trọng cây xanh.
Giữ rừng và trồng rừng cho đô thị xanh
Chào mừng quý vị đang đến với chương trình Talk show trên Nông Nghiệp TV. Câu chuyện hôm nay mà chúng tôi muốn chia sẻ, chắc chắn cũng nằm trong sự quan tâm của nhiều người, đó là vấn đề giữ rừng và trồng rừng cho đô thị xanh. Chúng tôi đưa khái niệm “giữ rừng” lên trước khái niệm “trồng rừng” vì nhiều đô thị tại Việt Nam vốn được hình thành trên khu vực có sẵn một diện tích rừng nhất định, nhưng tốc độ xây dựng đã thu hẹp đất rừng, thậm chí vài nơi đã xóa sổ đất rừng.
Vì vậy, trách nhiệm trước hết của chúng ta là giữ rừng hiện hữu, và trách nhiệm tiếp theo là trồng rừng để tăng thêm mảng xanh đô thị. Để cùng nhau trao đổi xung quanh chủ đề “Giữ rừng và trồng rừng cho đô thị xanh”, chúng tôi không mời chuyên gia lâm nghiệp, vì đây không đơn thuần là câu chuyện chuyên môn mà câu chuyện về thái độ sống và tư duy phát triển. Mặt khác, để giữ màu xanh cho đô thị nói riêng và giữ màu xanh cho cộng đồng nói chung, thì mỗi người dân phải là một đại sứ của rừng.
Chúng tôi xin giới thiệu hai đại sứ đặc biệt - hai nhân vật có tên tuổi và có địa vị trong xã hội. Khách mời thứ nhất là Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lương Minh Cừ.
Khách mời thứ hai là Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa. Xin cảm ơn hai vị khách mời, dù rất bận rộn đã tranh thủ sắp xếp thời gian để có mặt tại phòng thu N2 của báo Nông Nghiệp VN.
Với trình độ và với đẳng cấp của hai vị khách mời thì chúng tôi tin rằng: Không cần chúng tôi gợi ý, thì mỗi người cũng đã có góc nhìn riêng về mảnh xanh đô thị. Xin được lắng nghe suy tư của hai ông.
Thật ái ngại, khi hôm nay chúng ta phải nói đến một sự thật là Việt Nam đang nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ cây xanh đô thị trên mỗi người dân ở mức rất thấp so với tiêu chuẩn tối thiểu của quốc tế. Tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hiệp Quốc đưa ra là 10 m2 cây xanh/người, nhưng Hà Nội chỉ đạt khoảng 4m2 cây xanh/ người, còn TP.HCM chỉ đạt khoảng 1,5m2 cây xanh/ người.
Trong khí đó Singapre 30,3 m2/người, Seoul 41 m2/người, Berlin 50 m2/người, Moscow 44 m2/người, Vacsava lên đến 52m2/người, Paris 25 m2/người...
Con số thống kế ấy rất đáng báo động. Chúng ta có thể cải thiện không, và phải làm gì để cải thiện?Những hàng cây dầu rái và cây sao đen dọc theo các con đường Huyền Trân Công Chúa, Bùi Thị Xuân, Sương Nguyệt Ánh ở quận 1 chính là dấu vết của rừng nhiệt đới rụng lá đặc trưng của miền Đông Nam Bộ.
Hiện tại, đứng đầu trong di sản cổ thụ của thành phố phương Nam phải nhắc đến cây đa ở công viên Bách Tùng Diệp nằm ngay ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lý Tự Trọng, có 5 thân, độ tuổi trên 300 năm. Theo ghi chép của Trương Vĩnh Ký, nơi cây đa này ngày xưa là một cái chợ có tên gọi Cây Đa Còm chuyên bán bút mực cho học trò lục tỉnh lai kinh ứng thí. Vậy thì, để giữ rừng cho đô thị, vai trò của ngành giáo dục như thế nào, thưa PGS-TS Lương Minh Cừ?
Tháng 9/2006, Hiệp hội Công viên - cây xanh Việt Nam cũng đã được thành lập, với kỳ vọng góp thêm tiếng nói bảo vệ mảng xanh đô thị. Thế nhưng, vai trò của cơ quan chuyên môn vẫn khá hạn chế. Liệu chúng ta có cần những động thái tích cực hơn để huy động sức dân kiến tạo đô thị xanh không, thưa PGS-TS Nguyễn Minh Hòa? Thực tế tại TP.HCM có nhiều địa danh được gọi theo tên loài cây như dốc Cây Gõ, ngã ba Cây Thị, chợ Cây Da Sà...
Cùng với tốc độ bê tông hóa, thị trường cây xanh cũng chuyển động mạnh mẽ. Bên cạnh các tuyến đường mới mở cần cây xanh để che phủ, biệt thự của các đại gia cũng chơi cổ thụ. Cổ thụ từ không gian chung được dịch chuyển vào không gian riêng, dĩ nhiên không phải một hiện tượng hoàn toàn lành mạnh. Thưa PGS -TS Lương Minh Cừ, ông lý giải hiện tượng này như thế nào và có kiến nghị giải pháp gì không?
Cây xanh đô thị tại Việt Nam chia theo 3 nhóm: cây xanh đô thị là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị. Và mỗi loại cây cũng có vòng đời riêng mà chúng ta không thể không lưu ý, như đối với cây sao, dầu thì 80-100 tuổi; sọkhỉ từ 60-80 tuổi; me, phượng 40-60 tuổi; lim xẹt dưới 40 tuổi. Để tránh những tai nạn đáng tiếc do cây xanh gãy đổ gây ra thì đô thị nên ưu tiên trồng những loại cây xanh nào, thưa PGS -TS Nguyễn Minh Hòa?
Thưa PGS-TS Lương Minh Cừ! Vì ông cũng là một nhà thơ nên chúng tôi muốn trao đổi rộng thêm một chút. Cây mù u trắng được người Nam bộ gọi là cây bạch mai. Tại khu vực đường Phụng Sơn, quận 11, TP.HCM có một cây mù u trắng hơn 100 tuổi là nơi từng xuất hiện Bạch Mai thi xã hội tụ Phan Văn Trị, Trần Thiện Chánh, Nguyễn Thông…Theo ông, ngoài giá trị bóng mát thì cây xanh có giá trị văn hóa như thế nào đối với đô thị?
Nhà thơ Vũ Quần Phương có thời gian sang Mỹ sinh sống cùng con trai là Giáo sư Vũ Hà Văn đã có nhận xét khá thú vị: Có những con đường rất đẹp vẫn phải uốn cong để tránh những gốc cổ thụ xum xuê, vì mỗi gốc cổ thụ là một chứng tích xứng đáng được tôn trọng. Với trải nghiệm cá nhân, hai ông cho rằng Việt Nam cần làm gì để có đô thị xanh, cũng như đảm bảo thực hiện đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh” đã được Chính phủ phê duyệt cho giai đoạn 2020-2025?
Xin cảm ơn hai vị khách mời. Hy vọng rằng, qua talk show này, cộng đồng sẽ có thêm những ý niệm tích cực về trồng rừng và giữ rừng hướng đến đô thị xanh và kinh tế xanh. Xin cảm ơn và chào tạm biệt!