Tưởng như cá rô Tổng Trường sẽ tuyệt chủng do môi trường sống thay đổi và bị khai thác quá mức, nhưng giờ đây giống cá đặc sản tiến vua này đang dần hồi sinh.
Ước vọng hồi sinh đặc sản cá rô tiến vua
Tưởng như sẽ tuyệt chủng cho môi trường sống thay đổi và bị khai thác quá mức, nhưng giờ đây món đặc sản tiến vua cá rô Tổng Trường đang dần hồi sinh.
Người dân Tổng Trường Yên xưa có câu:
Đi thì nhớ cậu cùng cô. Khi về lại nhớ cá rô Tổng trường
Tại vùng đất Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, từ hàng trăm năm trước, có một loài cá rô được gọi là cá rô Tổng Trường được biết đến như một trong những đặc sản nức tiếng để dâng lên những vị vua Đinh, vua Lê.
Cho đến ngày nay, nhờ sự nỗ lực của bà con xã Trường Yên, giống cá này vẫn được bảo tồn và gìn giữ, nhưng manh mún, nhỏ lẻ.
Trước nguy cơ giống cá rô đặc biệt này bị tuyệt chủng do môi trường sống thay đổi và bị khai thác quá mức, anh Ngô Đức Tâm – một người con của Trường Yên đã quyết tâm tìm cách nhân rộng giống cá này và đưa tên tuổi của cá rô Tổng Trường đi khắp mọi miền.
Anh NGÔ ĐỨC TÂM
Xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Cá rô Tổng Trường đã có lịch sử lâu đời rồi, nên tôi cũng muốn đóng góp một phần sức nhỏ đưa con cá rô này đi xa hơn nữa. giúp bà con nông dân phát triển nguồn cá rô với hai nữa là thêm một món quà du lịch cho quê hương.
Suốt từ năm 2019, anh mò mẫm theo những tay săn cá đi khắp các thung vùng Tràng An, mày mò mổ cá, tách thịt rút xương, chế biến, kiểm định..Sau đó, anh tìm hiểu cách nuôi cá dân dã.
Bình quân cá rô Tổng Trường nuôi từ 8 - 12 tháng thì mới thu hoạch, trọng lượng mỗi con đạt chuẩn khoảng 200 - 300g. Kết hợp cùng nhiều yếu tố như nguồn nước, chế độ ăn, thức ăn…cá rô được chăm chút tỉ mỉ nên chất lượng thịt khác hoàn toàn so với cá rô thường.
Anh NGÔ ĐỨC TÂM
Xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Con cá rô Tổng Trường đặc biệt ở chỗ là không chịu được rét, dưới 10 độ là nó chết rồi. nếu nó được náu ở trong hang đá qua mùa đông ý thì nó mới sống được đến sang năm. Cái nước ở đây, cái khi hậu ở đây, mồi ăn ở đây rất phù hợp với con cá rô, vì thế cá rô ở đây ngon hơn vùng khác là thế. Cái thức đó phải hợp với vùng đất đó, hợp với thổ nhưỡng ở đó thì nó mới ra sản phẩm cá rô Tổng Trường rất là ngon.
Nhận thấy cá rô tông trương có đủ tiềm năng để phát triển nông nghiệp chế biến. Anh Tâm đã kết nối các trang trại đạt tiêu chuẩn nuôi thành vùng nguyên liệu, đồng thời xây dựng khu vực chế biến món ruốc cá rô Tổng Trường thành món đặc sản đại diện cho quê hương Ninh Bình. Nhờ đó, đời sống của người nuôi cá tại địa phương được ổn định.
Anh NGUYỄN TRÍ THÂN
Xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Tôi cung cấp cho anh Tâm từ khi anh ấy mở công ty, trước đây nuôi cá rô rồi nhưng khi anh Tâm vào tham quan thì anh ấy đặt theo quy trình làm của anh ấy. Mỗi năm cung cấp theo mùa vụ, lứa nọ gối lứa kia, mỗi tháng khoảng 1 tấn. Từ khi gặp anh Tâm và cung cấp cho anh Tâm thì nguồn thu cũng ổn định hàng năm, lợi nhuận tăng, đảm bảo cuộc sống gia đình. Giá cả ổn định và cao hơn so với trước đây.
Không chỉ những người chăn nuôi, sau khi ổn định cơ sở vật chất, anh Tâm vận động, kêu gọi các cô, các dì đã nghỉ hưu, không có công ăn việc làm trở thành thành viên của công ty, trở thành cộng sự cùng anh trên con đường làm nên đặc sản ruốc cá rô Tổng Trường.
Bà NGUYỄN THỊ KHOA
Thôn Đông, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Cô cùng làng với anh Tâm nên anh Tâm mới giới thiệu cô vào đây làm. Anh dạy cho công nhân làm để chị em nông thôn mình thêm cái thu nhập, nguồn thu để trang trải cái cuộc sống sinh hoạt đời thường. Công việc chính của tôi sao ruốc, trong quá trình sao thì lửa nhỏ đều và sao đến đâu mình đảo đều tay thì ruốc nó sẽ bông.
Anh Tâm được coi là người đầu tiên ở Ninh Bình thành công trong việc khai thác và phát triển cá rô Tổng Trường, tạo nên một nguồn lợi du lịch mới cho vùng đất này. Sự “hồi sinh” của cá rô Tổng Trường đã mang lại hy vọng và tiềm năng mới cho ngành du lịch Ninh Bình. Nhờ những nỗ lực của những người như anh Ngô Đức Tâm, quê hương Ninh Bình càng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn và độc đáo.