MC dẫn trường quay | 15s | - Xin chào quý vị và các bạn! - Thưa quý vị - Tây Ninh có trên 45.000 ha lúa, tương đương gần 150.000 ha lúa (3 vụ/năm), không thua kém tỉnh nhỏ miền Tây. Địa phương đã triển khai quy hoạch, thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cây trồng và thực hiện chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và HTX, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ. - Tây Ninh đã làm gì để nâng cao chất lượng ngành lúa gạo, tăng cường chuỗi liên kết này và thay đổi như thế nào? Để hiểu rõ hơn, mời quý vị và các bạn theo dõi ghi nhận do các phóng viên Báo Nông Nghiệp Việt Nam khu vực Đông Nam bộ thực hiện. |
Hình ảnh - Hình nhà máy - Hình sản xuất | 30s | Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2021 với tổng vốn đầu tư hơn 4 triệu đô la Mỹ, nhà máy gạo Lúa Vàng Việt của Công ty Đức Thành, được đánh giá là một trong những nhà máy có quy mô và công suất lớn nhất tỉnh Tây Ninh. Nhà máy hiện sở hữu dây chuyền sản xuất tiên tiến theo tiêu chuẩn châu Âu. Bên cạnh việc xây dựng chặt chẽ quy trình kiểm soát nguyên liệu đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân, công ty còn tập trung chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp bà con nông dân làm chủ các cánh đồng lúa bạt ngàn trải dài từ Trảng Bàng qua Bến Cầu, Gò Dầu cho đến huyện Châu Thành, tạo ra vùng nguyên liệu lớn và chất lượng cao. Với sự ủng hộ của ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương, công ty đã triển khai ngay dự án chuỗi hỗ trợ liên kết sản xuất, xay xát và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao theo hướng VietGAP. Theo đó, hơn 580 nông hộ đang canh tác trên 2.000 ha cánh đồng mẫu lớn đã được công ty hỗ trợ vật tư đầu vào, trung bình 3 triệu đồng/ha. |
Chị NGUYỄN THỊ THANH Phó Giám đốc Công ty Đức Thành | 30s | Thực hiện dự án này là cơ hội và thách thức đối với công ty. Cơ hội là chúng tôi được liên kết và xây dựng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn công ty. Thách thức là nông dân Việt nói chung và Tây Ninh nói riêng thường chậm đổi mới, những quy chuẩn mới có thể khiến người ta quay lưng. Tuy nhiên, bằng sự chân thành và chứng minh bằng kết quả, chúng tôi đã kiên trì hướng dẫn nông dân từng bước sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng mà thị trường yêu cầu. Nhưng câu chuyện không hề dễ dàng. |
Hình ảnh - Hình lúa - Hình bay flycam phun thuốc | 30s | Vụ lúa Đông Xuân vừa qua, gia đình ông Lê Văn Bền ở xã Long Chữ đạt năng suất trên 9 tấn/ha. Nhờ tham gia mô hình liên kết sản xuất, ông không còn lo về vốn đầu tư, vì công ty cung cấp giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tận nơi. Điều này giúp giảm giá vật tư và đảm bảo chất lượng. Lúa thu hoạch được công ty thu gom với giá cao hơn thị trường, cải thiện thu nhập cho nông dân. Sau vụ bội thu, ông Bền đầu tư gần 500 triệu đồng vào thiết bị bay không người lái, giúp giảm chi phí từ 700.000 -1.000.000 đồng/ha/vụ, trong khi năng suất vẫn cao. |
Ông LÊ VĂN BỀ Thành viên chuỗi liên kết tại HTX Long Chữ, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh | 20s | Xưa giờ ở đây làm theo phong tục tập quán, nhưng từ khi liên kết với công ty Đức Thành, người ta hướng dẫn mình diêm, giống, thì năng suất đạt, vốn đầu tư ít, hợp lý, đỡ vất vả và nhân công. |
Hình ảnh - Hình gieo sạ - Hình sản xuất | 30s | Nếu như những năm trước, đến mùa làm cỏ, gieo sạ, với diện tích 5 ha, gia đình anh Nguyễn Văn Êm ở cạnh đó phải tất bật tìm nhân công lao động để chuẩn bị xuống giống vụ mùa mới. Còn bây giờ, ông Êm đã có thể thảnh thơi trò chuyện, tiếp khách, mọi việc còn lại đã có máy móc lo. |
Anh NGUYỄN VĂN ÊM Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Long Chữ | 35s | Nông dân bây giờ sản xuất lúa đỡ vất vả hơn trước rất nhiều. Khi vô thành viên HTX thì sẽ cam kết với thành viên 1 là bằng 2 là cao hơn thị trường, từ khi hợp tác đến giờ nông dân luôn tin hợp tác xã, an tâm hợp tác. |
Anh NGUYỄN HOÀNG THUẬN Phụ trách Dự án Công ty Đức Thành | | Chuỗi liên kết công ty đức thành hiện tại có khoảng 750 hộ nông dân tham gia tọa lạc tại 4 huyện Châu Thành, Gò dầu, Trảng bàng, Bến Cầu với hơn 2022 héc ta diện tích canh tác lúa, với 3 năm triển khai, hiện tại công ty đang nâng cấp chính sách công nghệ cao, áp dụng cơ giới hóa, dự kiến thêm 5 HTX tham gia, hiện tại bà con nông dân đã xin tham gia vào chuỗi liên kết này và đây là một tín hiệu tích cực. |
Hình ảnh - Hình sản xuất - Hình lúa | 20s | Ngoài việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, nông dân tỉnh Tây Ninh còn áp dụng các biện pháp như “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, tăng cường bón các loại phân hữu cơ. Khi thu hoạch lúa, nông dân không bán rơm, không đốt đồng mà thuê máy chặt gốc rạ, sau đó rải các loại phân vi sinh nhằm tạo mùn cho đất sau thời gian canh tác. Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 30 tổ chức kinh tế tập thể sản xuất lúa (bao gồm 18 hợp tác xã và 12 tổ hợp tác) với tổng diện tích gần 3.500 ha. Trong đó, Công ty Lúa Vàng Việt là đơn vị liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa chủ yếu thông qua dự án liên kết sản xuất, xay xát và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao theo hướng VietGAP trên diện tích 2.000 ha. |
Ông HÀ THANH TÙNG Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh | 35s | Nếu các HTX có vai trò vận động nông dân hình thành những cánh đồng mẫu lớn, thì các doanh nghiệp sẽ có vai trò trợ lực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng từ sản xuất đến thu mua bao tiêu sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho ngành hàng lúa gạo địa phương. Từ đó, cây trồng, ngành lúa gạo Tây Ninh được nâng cao năng suất, chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm thu hoạch và thu nhập cho nông dân. |
Hình ảnh | | Với sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, đặc biệt là những dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nông dân Tây Ninh không chỉ sản xuất lúa theo cách truyền thống mà còn bắt đầu nghĩ đến việc mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu lúa gạo địa phương. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp nông dân nâng cao kiến thức, kỹ năng trong sản xuất, tạo động lực để tiếp tục gắn bó với nghề trồng lúa. |
Ông LÊ QUANG THÀNH Tổ trưởng Tổ liên kết Lúa Vàng Việt Trí Bình | | Nông dân không gặp bất lợi, có kỹ thuật bên Đức Thành lúc nào cũng theo sát nông dân, hỗ trợ kỹ thuật. Nông dân ở trong tổ liên kết được hỗ trợ 30% chi phí, do đó thời gian tới tổ liên kết sẽ có thêm thành viên và mở rộng diện tích trồng lúa |
Hình ảnh | | Với hơn 45.000 ha đất trồng lúa, Tây Ninh không chỉ là vựa lúa của miền Đông Nam Bộ mà còn tiên phong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tỉnh đã định hướng các vùng chuyên canh, thu hút đầu tư và chuyển đổi cây trồng có giá trị cao. Chính sách hỗ trợ và mô hình cánh đồng mẫu lớn đã giúp tối ưu hóa nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông. Hệ thống thủy lợi cùng cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ nâng cao năng suất lúa, với các giống như ST24, ST25 mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. |
Ông NGUYỄN ĐÌNH XUÂN Giám đốc Sở NN & PTNT tỉnh Tây Ninh | | Hơn 10 năm qua, chủ trương tích tụ ruộng đất và hình thành cánh đồng mẫu lớn đã tạo ra diện mạo mới cho địa phương, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Điều này mở ra cơ hội ứng dụng cơ giới hóa và hình thành chuỗi liên kết giá trị. Tuy nhiên, pháp luật về đất đai vẫn còn hạn chế, và Luật Đất đai 2024 kỳ vọng khắc phục điều này. Luật mới quy định rõ các hình thức tập trung đất nông nghiệp, khuyến khích tích tụ đất và thu hút đầu tư, cùng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. |
MC dẫn trường quay | 15s | - Thưa quý vị - Với những bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành lúa gạo Tây Ninh không chỉ khẳng định vị thế là một trong những tỉnh đi đầu trong sản xuất lúa gạo khu vực Đông Nam bộ mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam. Sự hợp tác chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức, chính là yếu tố then chốt để Tây Ninh tiếp tục gặt hái những thành công trong tương lai. - Phóng sự do Báo Nông Nghiệp Việt Nam thực hiện đến đây cũng xin phép được khép lại. Xin cám ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại. |