Xã Hợp Tiến huyện Kim Bôi, Hòa Bình có diện tích rừng tương đối lớn, đặc biệt, nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, nơi nhiều loài hoa tự nhiên tạo nguồn thức ăn dồi dào cho ong làm mật. Đây là một trong những lợi thế, giúp mật ong rừng Kim Bôi có chất lượng và hương vị độc đáo, khác biệt so với ong nuôi tại khu vực khác.
Xin chào quý khán giả của Báo Nông nghiệp Việt Nam!
Thưa quý vị, trong 3 năm gần đây, tỉnh Hòa Bình luôn chú trọng đến đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản, đặc biệt là những mặt hàng chủ lực như mật ong rừng…thông qua đó quảng bá sản phẩm nông sản và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản trong nước.
Xã Hợp Tiến huyện Kim Bôi, Hòa Bình có diện tích rừng tương đối lớn, đặc biệt, nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, nơi nhiều loài hoa tự nhiên tạo nguồn thức ăn dồi dào cho ong làm mật. Đây là một trong những lợi thế, giúp mật ong rừng Kim Bôi có chất lượng và hương vị độc đáo, khác biệt so với ong nuôi tại khu vực khác.
Nuôi ong là nghề có từ lâu ở Thượng Tiến, trải qua nhiều năm hoạt động tự phát, kinh doanh nhỏ lẻ, HTX Greenlife dưới sự dẫn dắt của Giám đốc Đinh Công Thuần đã đưa hoạt động nuôi ong vào quy trình chuẩn chỉ theo tiêu chuẩn VietGAP. Để có chất mật tốt, các thùng ong được di chuyển về khu vực sát rừng.
Có 11 thành viên, HTX Greenlife chuyên sản xuất mật ong nguyên chất với nguồn cung cấp hoa là rừng nguyên sinh đầu nguồn, quy mô trên 4.000 đàn ong nuôi tự nhiên, trung bình mỗi năm sản lượng mật ong của Hợp tác xã đạt gần 50 nghìn lít, đem lại tổng thu nhập khoảng 7 tỷ đồng/năm.
//PV Ông Đinh Thanh Phú – Thành viên HTX Greenlife
“Để ong khỏe, mật tốt phải duy trì được thế ong, đông quân, đảm bảo từ 4 - 5 cầu ong mỗi thùng. Khi đàn ong khỏe, lượng mật sản xuất sẽ đảm bảo cả số lượng và chất lượng, đặc biệt là nguồn hoa và dược liệu tự nhiên trong rừng sẽ giúp đem lại hương vị đặc biệt.
Chúng tôi tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi ong. Nếu có ong ốm, phải tách đàn hoặc điều trị bằng nước gừng nếu như tình trạng nhẹ”.
//PV Ông Đinh Công Thuần – Giám đốc HTX GreenLife
“Là HTX thuần về nông nghiệp nên chúng tôi phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, để có được kết quả hiện nay là tâm huyết, chăm chút cho từng công đoạn của các thành viên HTX.
Năm 2022, HTX được hỗ trợ máy hạ thủy phần, đến năm 2023 là máy đóng gói bao bì. Còn năm 2024, để phục vụ cho xuất khẩu, các thành viên HTX đã tự đầu tư máy chiết rót để có một quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau nhiều năm kinh doanh thị trường trong nước, nhờ sự quan tâm, kết nối của các cơ quan chuyên môn, vừa qua, 20 thùng mật ong của Greenlife đã lần đầu được xuất khẩu sang thị trường Anh, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình phát triển của HTX. Số hàng này tương đương 250 lọ, được đóng theo quy cách 380ml/lọ.
Để có thể xuất khẩu, quá trình sản xuất mật phải được chuẩn hóa từ kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, đóng gói. Ví dụ như tuân thủ quy trình VietGAP hay đáp ứng tiêu chuẩn ISO:22000.
Sau khi thu hoạch, mật phải được hạ thủy phần, cho vào máy chiết để đóng gói, tuyệt đối không được thao tác thủ công như trước. Khi đã chia vào chai, mật được dán nhãn và đóng vào từng thùng theo đúng quy cách của phía nhập khẩu.
PV Ông Đinh Công Thuần – Giám đốc HTX GreenLife
“nhà nhập khẩu đưa ra tiêu chí rất khắt khe về độ ẩm trong mật. Để xuất khẩu mật phải đảm bảo độ ẩm tối đa là 18%, tuy nhiên, trong lô hàng xuất khẩu sang Anh, con số này được giảm xuống 17,2%.
Ngoài yêu cầu về độ ẩm, để đảm bảo chất lượng và nguyên vẹn được hương vị cho mật ong, phía Anh yêu cầu phải liên tục duy trì nhiệt độ dưới 35 độ C trong quá trình hạ thủy phần”.
Để chuẩn bị cho chuyến hàng xuất khẩu lần này, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với UBND huyện Yên Thủy, huyện Kim Bôi hướng dẫn và hỗ trợ các cơ sở sản xuất đã chuẩn hóa vùng nguyên liệu, nâng cao kỹ thuật sơ chế, nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường Anh.
Công ty R.Y.B chịu trách nhiệm đóng hàng xuất khẩu theo quy cách bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu và vận chuyển sang thị trường nhập khẩu.
PV Nguyễn Thanh Hương, Giám đốc Điều hành Công ty R.Y.B
“Để đưa mặt hàng này sang thị trường châu Âu, chúng tôi nghiên cứu từ năm 2023… Khi tiếp cận vùng rừng Thượng Tiến, ong lấy mật hoa các loại hoa trong rừng, vị nguyên chất, rất đạt.
Gian nan, nhiều công đoạn để có mặt hàng mật ong tinh khiết, thuần tự nhiên là rất kỳ công.
Pv ông Đinh Tất Thắng, phòng NN huyện Kim Bôi
“Toàn bộ ong được nuôi thả, lấy mật từ rừng tự nhiên, khác với các loại ong khác. Thị trường ưa chuộng, sản lượng tốt.
Mật ong Thượng Tiến đi nhiều điểm trong nước. Được sự giúp đỡ của các cấp ngành, sở NNPTNt để xuất khẩu sang Anh. Đây là mô hình hiệu quả, phòng sẽ tham mưu huyện, tận dụng nguồn vốn đầu tư hỗ trợ, nhân rộng mô hình. Nếu đợt xuất khẩu này đạt kết quả thì cũng có đủ sản lượng để cung cấp”
Lô mật ong “chào sân” thị trường Anh lần này tuy không nhiều nhưng được coi là một bước tiến quan trọng giúp sản phẩm OCOP Hòa Bình nói chung và mật ong nói riêng sự hiện diện tại một trong những thị trường khó tính nhất.
Thưa quý vị khán giả,
Hòa Bình là tỉnh bán sơn địa, kéo theo tính đa dạng rất cao về các giống cây trồng, vật nuôi. Với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và hỗ trợ mạnh mẽ các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp phát triển, huyện Kim Bôi đã đánh thức tiềm năng, thế mạnh địa phương với nhiều sản phẩm OCOP trong đó có sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến.
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh lợi thế của địa phương, đa dạng các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, tỉnh Hòa Bình kiên trì với mục tiêu phổ biến các tiêu chuẩn, kỹ thuật quốc tế, trong đó đề ra các giải pháp như áp dụng đồng bộ các tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất, chuẩn hóa vùng trồng, vùng nuôi, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX có tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông sản…