Nhiều hộ dân tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang áp dụng mô hình nuôi cá ruộng mùa nước nổi, ngoài hiệu quả về mặt kinh tế còn góp phần cải tạo đất cho vụ đông xuân tiếp theo.
Nuôi cá ruộng mùa nước nổi, mô hình sản xuất thuận thiên
Nhiều hộ dân tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang áp dụng mô hình nuôi cá ruộng mùa nước nổi, ngoài hiệu quả về mặt kinh tế còn góp phần cải tạo đất.
Tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vài năm trở lại đây thay vì sản xuất lúa vụ thu đông thường gặp tình cảnh ngập lụt, lúa đổ ngã gây thiệt hại đến năng suất thì hiện nay bà con ở đây đã chủ động chuyển sang nuôi cá ruộng theo hướng quản canh. Ngoài hiệu quả về mặt kinh tế còn góp phần cải tạo đất cho vụ đông xuân tiếp theo.
Phát biểu: Ông NGUYỄN VĂN NGOAN - Xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang: “Nuôi cá ruộng này thì khoảng 3 tháng, mình thả xuống tháng đầu thì nó ăn ba cái rong rêu, 2 thang sau thì nó ăn rơm rạ. Tới khoảng mùng 10 tháng 11 thì mình bơm đông xuân bắt cá rồi xạ lúa”
Các loại cá được nông dân ở huyện Phụng Hiệp thả năm nay chủ yếu là: Cá chép, cá mè, rô phi, cá trê lai, trê vàng. Trung bình 1000m2 đất ruộng thả nuôi từ 2-3 ký cá giống, sau 3 tháng thả nuôi mùa nước nổi là có thế thu hoạch cho lợi nhuận vài triệu đồng.
Phát biểu: Anh PHAN THÀNH MÃO - Xã Hiệp Hưng, Huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang: “Mọi năm thì thả cũng đạt lắm, nước lớn thả ngon lắm, năng suất đạt cũng nhiều người nào thả sớm thì bằng nửa cùm tay”.
Phát biểu: Bà NGUYỄN THỊ TUYẾT - Xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang: “Ở đó thả, đây thả rồi bên kia cũng thả, ở đây người ta thả nhiểu lắm. Cá này theo con nước nên giờ phải bông lại để cho nó quen nước rồi thả ra nó mới không đi”
Theo đánh giá, mô hình với chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả mang lại rất cao và ít rủi ro, nhờ đó nghề nuôi cá ruộng ở huyện Phụng Hiệp cứ phát triển mạnh theo từng năm. Nếu cách đây 5 năm toàn huyện chỉ có khoảng vaì chục hộ nuôi cá ruộng thì hiện nay đã tăng lên hàng trăm hộ.
Phát biểu: Ông TRẦN VĂN TUẤN - Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang: “Huyện đã làm kế hoạch nên năm nay cỏ thể từ 4.500-5.000ha, với diện tích này thì vừa tránh được rủi ro trong vụ thu đông nhưng cũng tăng nguồn thu nhập cho người dân…”
Ngoài hiệu quả kinh tế, việc nuôi cá trên ruộng còn góp phần làm tăng độ phì nhiêu của đất do cá ăn các loại rong rêu, vệ sinh đồng ruộng, hạn chế được các loại cỏ dại trong mùa nước, giảm chi phí đầu tư cho vụ lúa tiếp theo. Ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp đang khuyến khích người dân học tập thực tế, nhân rộng sản xuất trong thời gian tới.