Sáng 11/8, Ứng phó với diễn biến của bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã có cuộc họp giữa các Bộ ngành liên quan cùng các tỉnh chịu ảnh hưởng.
Sáng 11/8, Ứng phó với diễn biến của bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã có cuộc họp giữa các Bộ ngành liên quan cùng các tỉnh chịu ảnh hưởng.
Cụ thể trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia công bố, bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, đi sâu vào đất liền các tỉnh Bắc bộ và suy yếu dần thành vùng áp thấp. Mưa lớn sẽ xuất hiện ở khu vực đồng bằng Bắc bộ, lan rộng ra Sơn La, Hòa Bình. Đến chiều 11/8 mưa có dấu hiệu giảm dần. Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết.
Hiện nay theo các thông tin chúng tôi thu thập được thì bão số 2 gây ra gió mạnh cấp 6 giật cấp 8 ở khu vực Bạch Long Vĩ, gió giật cấp 6 ở cô tô hải phòng. Lượng mưa phổ biến là từ 60-90mm và mưa to đến rất to còn kéo dài trong sáng và trưa ngày hôm nay và từ chiều mưa sẽ giảm dần. Tổng lượng mưa từ sáng ngày hôm nay cho đến hết ngày 12/8 thì lượng mưa phổ biến từ khoảng 70-150mm và có nơi sẽ trên 150mm”.
Thống kê về đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai do bão số 2, gần 52.300 tàu với gần 229.000 người thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đã tránh chú an toàn. Các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc đến Nghệ An vào khoảng 114.895 người. Các địa phương đã sẵn sàng phương án sơ tán dân theo diễn biến thực tế mưa, lũ. Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, ông Nguyễn Văn Tiến đã chỉ đạo.
Đối với vùng miền núi phía bắc, tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết, sẵn sàng ứng phó với những tình huống mưa. Chỉ đạo lực lượng xung kích rà soát, khơi thông dòng chảy, kiểm tra các điểm bị tắc nghẽn trên các sông suối. kiểm tra rà soát cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm, canh gác hướng dẫn phương tiện tham gia giao thông an toàn tại các điểm trọng yếu, xung yếu. Rà soát phương án sơ tán dân ở các khu vực nguy cơ cao về ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất và chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm 4 tại chỗ để chủ động sẵn sàng ứng phó với tình huống có thể xảy ra”
Ngoài ra Ban chỉ đạo cũng nêu rõ các tỉnh ven biển từ Bình Định đến Cà Mau cần theo dõi chặt chẽ diễn biến gió mùa Tây Nam, kiểm soát các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản và có kế hoạch sản xuất phù hợp.