Thử nghiệm vacxin ASF trên lợn giống, mở đường bảo hộ từ gốc
Thứ Ba 08/04/2025 , 21:02 (GMT+7)
Lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine dịch tả lợn châu Phi được thử nghiệm trên lợn nái, mở ra hướng đi mới trong bảo hộ đàn giống. Bước tiến này không chỉ tăng hiệu quả phòng dịch mà còn góp phần bảo vệ tận gốc tài sản của người chăn nuôi.
Thử nghiệm vacxin ASFtrên lợngiống, mở đường bảo hộ từ gốc
Lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine dịch tả lợn châu Phi được thử nghiệm trên lợn nái, mở ra hướng đi mới trong bảo hộ đàn giống. Bước tiến này không chỉ tăng hiệu quả phòng dịch mà còn góp phần bảo vệ tận gốc tài sản của người chăn nuôi.
Kính chào quý vị và các bạn!
Dịch tả lợn châu Phi từng là nỗi ám ảnh với người chăn nuôi khi có thể cuốn đi toàn bộ tài sản chỉ sau một đợt bùng phát. Dù đã có tín hiệu tích cực trong kiểm soát, nguy cơ dịch quay trở lại vẫn luôn hiện hữu. Giữa bối cảnh đó, việc Việt Nam sản xuất thành công vacxin phòng bệnh cho lợn thịt và mới đây là bước tiến thử nghiệm trên lợn nái đang mở ra kỳ vọng lớn hơn cho ngành chăn nuôi. Phóng sự sau đây sẽ phản ánh thực tế đáng chú ý này.
Trong 3 tháng đầu năm 2025, cả nước ghi nhận 86 ổ dịch tả lợn châu Phi, giảm 137 ổ - tương đương 61,43% so với cùng kỳ năm trước. Số xã, thôn và hộ có dịch cũng giảm mạnh, cho thấy dịch bệnh bước đầu được kiểm soát. Tuy nhiên, trung bình vẫn xuất hiện gần một ổ dịch mỗi ngày, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tăng cường các giải pháp phòng dịch bền vững.
PV BÀ NGUYỄN THỊ HƯƠNG
Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam
“Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, đặc biệt vào mùa xuân dịch bệnh gia súc, gia cầm phát triển rất mạnh. Trong chăn nuôi lợn, dịch tả lợn châu Phi vẫn là mối lo ngại hàng đầu với người chăn nuôi”.
Đối mặt với dịch bệnh phức tạp, giải pháp an toàn sinh học vẫn là ưu tiên hàng đầu. Nhưng sự ra đời của vacxin phòng dịch tả lợn châu Phi đã trở thành một “lá chắn thép”, giúp người chăn nuôi chủ động bảo vệ đàn lợn trước nguy cơ dịch bệnh.
PV ÔNG NGUYỄN XUÂN DƯƠNG
Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam
“Đối với vấn đề dịch bệnh, thì số 1 vẫn phải áp dụng chăn nuôi chăn nuôi an toàn sinh học, có giải pháp khác, như vacxin là giải pháp tích cực nhưng cần sử dụng cẩn trọng, nghiêm túc theo khuyến cáo của nhà sản xuất về đối tượng, độ tuổi, quy trình, tránh hệ lụy không tích cực do vaccine mang lại. Nếu sử dụng đúng quy trình quy phạm của nhà sản xuất thì có bổ trợ giúp quá trình kiểm soát dịch bệnh tốt hơn”.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên sản xuất thành công vacxin dịch tả lợn châu Phi. Trong đó, vacxin ASF do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu và phát triển, đã được Bộ NN&PTNT cấp phép sử dụng trên lợn thịt từ tháng 7/2023.
HÌNH ẢNH THỰC TẾ - SỰ KIỆN TIÊM MŨI 2 (3:00 - 3:40)
Mới đây, AVAC đã tổ chức chương trình tham quan sự kiện tiêm mũi 2 vacxin ASF cho 270 lợn nái hậu bị. Chương trình được bố trí thí nghiệm có đối chứng rõ ràng, với sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp chăn nuôi và tổ chức quốc tế.
PV ÔNG NGUYỄN VĂN ĐIỆP
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam
“Với việc tiêm thử nghiệm AVAC không chỉ mời đầy đủ các nhà khoa học, các công ty chăn nuôi, các hiệp hội thú y, chăn nuôi mà còn các tổ chức quốc tế tham gia từ mũi 1 đến mũi 2. Chúng tôi còn mời lúc lợn đẻ và các vòng đời sau này, bản chất là chúng tôi muốn tạo ra một môt hình minh bạch và khách quan nhất để tham chiếu kết quả về đánh giá vacxin này ở mức độ bảo hộ, mức độ an toàn cũng như là năng xuất sinh sản của đàn lợn nái”.
Trước đó, việc tiêm mũi 1 đã được tiến hành vào ngày 11/3/2025. Kết quả sau 22 ngày cho thấy, cả 270 lợn nái, bao gồm nhóm tiêm liều tiêu chuẩn và quá liều gấp 10 lần, đều khỏe mạnh, không biểu hiện bất thường. Xét nghiệm ELISA xác nhận 100% có kháng thể chống virus dịch tả lợn châu Phi, cho thấy khả năng miễn dịch rất tốt.
PV ÔNG NGUYỄN XUÂN DƯƠNG
Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam
“Hôm nay, xuống thăm trại thực nghiệm của AVAC có dấu hiệu tích cực là đang thử nghiệm vacxin trên lợn nái, đây là vấn đề quan trọng. Các vacxin thương mại khác đã sử dụng trên lợn thịt rồi. Tuy nhiên, trên nái và đực giống nguy cơ cao có thể nguy cơ phát tán dịch bệnh. AVAC thử nghiệm đàn nái là tín hiệu tích cực, chúng ta tiếp tục bước thử nghiệm tiếp, trở thành vacxin trên nái, giống thì đây là ý nghĩa, tích cực”.
Việc mở rộng thử nghiệm cho lợn nái đánh dấu bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện và đưa vaccine AVAC ASF LIVE vào sử dụng rộng rãi, không chỉ trên lợn thịt mà cả đàn giống - yếu tố cốt lõi để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch.
PV ÔNG NGUYỄN VĂN ĐIỆP
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam
“AVAC mong muốn người chăn nuôi đưa vào sử dụng vacxin này để bảo vệ tài sản của họ, tuy nhiên để lưu hành thì phải có sự đánh giá khảo nghiệm và kiểm nghiệm của Cục Thú y. Khi được đánh giá khách quan và lưu hành thì vacxin sẽ được sử dụng như một vacxin thông thường khác cho cả lợn giống và lợn thịt để tăng mức độ bảo hộ và che phủ cho người sử dụng”.
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, việc Việt Nam đã có vaccine dịch tả lợn châu Phi và đang từng bước hoàn thiện quy trình, tiến tới được cơ quan chức năng cho phép tiêm phòng cho lợn giống là tín hiệu tích cực trong hành trình bảo vệ đàn lợn. Đây cũng là chiếc “'phao cứu sinh” quan trọng cho các hộ chăn nuôi nhỏ, nhất là khi họ chưa thể áp dụng đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học
Thưa quý vị, cuộc chiến với dịch tả lợn châu Phi vẫn còn dài. Nhưng với những tín hiệu tích cực từ vacxin, cùng sự vào cuộc của các nhà khoa học, doanh nghiệp và chính người chăn nuôi, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào một tương lai chủ động hơn, an toàn hơn cho ngành chăn nuôi Việt Nam.
Đây cũng là lúc người chăn nuôi cần sẵn sàng đồng hành, chủ động tiếp cận và sử dụng vacxin như một giải pháp bền vững để bảo vệ tài sản của chính mình.